Tìm câu ghép trong đoạn trích dưới đây. Cho biết trong mỗi câu ghép các vế câu được nối với nhau bằng những cách nào?
a) – Dần buông chị ra, đi con! Dần ngoan lắm nhỉ! U van Dần, u lạy Dần! Dần hãy để cho chị đi với u, đừng giữ chị nữa. Chị con có đi, u mới có tiền nộp sưu, thầy Dần mới được về với Dần chứ! Sáng ngày người ta đánh trói thầy Dần như thế, Dần có thương không. Nếu Dần không buông chị ra, chốc nữa ông lí vào đây, ông ấy trói nốt cả u, trói nốt cả Dần nữa đấy.
(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)-
b) Cô tôi chưa dứt câu, cổ họng tôi đã nghẹn ứ khóc không ra tiếng. Giá những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi.
(Nguyên Hồng, Những ngày thơ ấu)
d) Một hôm, tôi phàn nàn việc ấy với Binh Tư. Binh Tư là một người láng giềng khác của tôi. Hắn làm nghề ăn trộm nên vốn không ưa lão Hạc bởi vì lão lương thiện quá. Hắn bĩu môi và bảo:
- Lão làm bộ đấy!
(Nam Cao, Lão Hạc)
Câu 2: (3đ) Chỉ ra mối quan hệ giữa các vế của câu ghép trong các câu sau:
a. Các em phải cố gắng học để cha mẹ vui lòng.
b. Chị không nói gì nữa và chị lại khóc.
c. Tôi nói mãi nhưng nó không nghe tôi nên nó thi trượt.
d. Một chiếc xe đạp chạy vào sân, một chiếc khác đến đỗ bên cạnh nó.
e. Nếu tôi học giỏi thì cha mẹ vui lòng.
Rồi hai con mắt long lanh của cô tôi chằm chặp đưa nhìn tôi. Tôi lại im lặng cúi đầu xuống đất : lòng tôi càng thắt lại, khoé mắt tôi cay cay. Cô liền vỗ vai tôi cười mà nói rằng :
- Mày dại quá ! , cứ vào đi, tao chạy tiền tàu. Vào mà bắt mợ mày may vá sắm sửa cho và thăm em bé chứ.
Tìm các từ là TRƯỜNG TỪ VỰNG chủ người ở đoạn văn trên. Và cho biết tên TRƯỜNG TỪ VỰNG đó là gì ?
Đọc phần trích sau và trả lời câu hỏi:
Rồi hai con mắt long lanh của cô tôi chằm chặp đưa nhìn tôi. Tôi im lặng cúi đầu xuống đất: lòng tôi càng thắt lại khóe mắt tôi đã cay cay.
( Trích Những ngày thơ ấu – Nguyên Hồng)
a. Hãy chỉ ra câu ghép trong phần trích?
b. Phân tích các vế câu trong câu ghép và nêu cách nối câu ghép trên?
bài 1 cho các câu sau:
a,lòng tôi càng thắt lại,hóe mắt cay cay.
b.lão chửi yêu nó và lão nói với nó như nói với 1 đứa cháu.
c.bà ta thương tình toan gọi hỏi xem sao thì mẹ tôi vội quay đi,lấy nón che.
1.phân tích ngữ pháp của các câu trên.
2.cho biết các vế của các câu trên sử dụng cách nối nào.
3.cho biết quan hệ ý nghĩa giữa các vế của các câu trên.
1.4. (Chỉ ra các cụm C – V0) và xác định một quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu trong câu ghép sau:
Tôi lại im lặng cúi đầu xuống đất: lòng tôi càng thắt lại, khóe mắt tôi đã cay cay.
Tôi đã lm đc ý 1( trong ngoặc )còn ý 2 làm hộ tui nha
Câu 8: Các câu sau gồm mấy cụm C-V, chúng có phải là các câu ghép không? Tại sao?
a) Bà ta một hôm đi qua chợ thấy mẹ tôi ngồi bên rổ bóng đèn.
b) Bà ta thương tình hỏi xem sao thì mẹ tôi vội quay đi, lấy nón che.
c) Đền bây giờ tôi mới nhận ra mẹ tôi không còm cõi, xơ xác như cô tôi nhắc lại lời người họ nội của tôi.
d) Thần hô mưa, gọi gió làm thành dông bão rung chuyển cả đất trời, dâng nước sông lên cuồn cuộn đánh Sơn Tinh.
e) Rồi chị đón lấy cái Tíu và ngồi xuống đó như có ý chờ xem chồng chị ăn có ngon miệng hay không.
Đọc đoạn văn sau đây và trả lời câu hỏi từ câu 2 đến câu 4 : Trong đêm mít tinh để ghi tên thanh niên tòng quân, trước mặt bà con cả xã, đèn sáng rực, anh cán bộ của huyện đội vừa dứt lời, cả hai chị em Việt giành nhau chạy lên.
- (1 ) Tôi tên là Việt, anh cho tôi đi bộ đội với. Chị Chiến đứng sau Việt, thở :
- (2) Đề nghị mấy anh xét cho. Nó là em tôi mà cái gì nó cũng giành …
Đôi chân mày rộng của anh cán bộ cứ nhướng lên giữa trán, không hiểu chuyện gì. Bà con cô bác ở dưới bàn tán lao xao. Anh cán bộ hỏi Việt :
- (3) Hai em là chị em ruột ?
(Nguyễn Thi, Những đứa con trong gia đình)
Trong đoạn trích trên, các câu nói được đánh số (1) và (2) thuộc hành động điều khiển. Đúng hay sai ?
A. Đúng
B. Sai
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
Lâu lâu, cái Tí chừng cũng hiểu những nỗi đau của mẹ, nó không khóc nữa. Lan lau sạch nước mắt, nó chạy đến chỗ cái Tỉu, cúi đầu tận mặt con này nó hôn mỗi má mấy cái và nó lại mếu.
- Tỉu ở nhà nhé! Tỉu ở nhà với anh Dần nhé! Chị phải đi đây. Chị phải sang ở với cụ Nghị bên kia đây. Từ rày trở đi chị không được ẵm Tỉu nữa. Bao giờ Tỉu lớn, Tỉu sang bên ấy tìm chị, Tỉu nhé!
(Ngô Tất Tố, trích Tắt đèn)
Những tình thái từ trên biểu thị ý nghĩa gì?
A. Muốn lời nói của mình được người nghe chú ý
B. Muốn người nghe đồng tình với đề nghị của mình
C. Muốn người nghe làm theo đề nghị của mình
D. Cả B và C đều đúng
Xác định câu nghi vấn trong những đoạn trích sau. Những đặc điểm hình thức nào cho biết đó là câu nghi vấn?
a) Rồi hắn chỉ luôn vào mặt chị Dậu:
- Chị khất tiền sưu đến chiều mai phải không? Đấy! Chị hãy nói với ông cai, để ông ấy ra kêu với quan cho! Chứ ông lí tôi thì không có quyền dám cho chị khất một giờ nào nữa!
(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)
b) Tại sao con người lại phải khiêm tốn như thế? Đó là vì cuộc đời là một cuộc đấu tranh bất tận, mà tài nghệ của mỗi cá nhân tuy là quan trọng, nhưng thật ra chỉ là những giọt nước bé nhỏ giữa đại dương bao la.
(Theo Lâm Ngữ Đường, Tinh hoa xử thế)
c) Văn là gì? Văn là vẻ đẹp. Chương là gì? Chương là vẻ sáng. Nhời (lời) của người ta rực rỡ bóng bẩy, tựa như có vẻ đẹp vẻ sáng, cho nên gọi là văn chương.
(Theo Phan Kế Bính, Việt Hán văn khảo)
d) Tôi cất tiếng gọi Dế Choắt. Nghe tiếng thưa, tôi hỏi:
- Chú mình muốn cùng tớ đùa vui không?
- Đùa trò gì? Em đương lên cơn hen đây! Hừ hừ…
- Đùa chơi một tí.
- Hừ … hừ … cái gì thế?
- Con mụ Cốc kia kìa.
Dế Choắt ra cửa, hé mắt nhìn chị Cốc. Rồi hỏi tôi:
- Chị Cốc béo xù đứng trước của nhà ta ấy hả?
- Ừ.
(Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí)