Đoạt sáo Chương Dương độCầm Hồ Hàm Tử quanThái bình tu trí lựcVạn cổ thử giang san.Câu 1: Bài thơ Phò giá về kinh thuộc thể thơ nào? Nêu đặc điểm của thể thơ đó.Câu 2: Hai bài thơ Sông núi nước Nam và Phò giá về kinh có điểm chung gì?Câu 3: Hai câu thơ cuối bài thơ Phò giá về kinh “là lời động viên phát triển đất nước trong hòa bình với niềm tin sắt đá vào sự bền vững muôn đời của đất nước”. Hãy viết một đoạn văn ngắn (5 – 7 câu) nêu cảm nhận của em về 2 câu thơ cuối.Gợi ý: Nội dung cần có các ý...
Đọc tiếp
Đoạt sáo Chương Dương độ
Cầm Hồ Hàm Tử quan
Thái bình tu trí lực
Vạn cổ thử giang san.
Câu 1: Bài thơ Phò giá về kinh thuộc thể thơ nào? Nêu đặc điểm của thể thơ đó.
Câu 2: Hai bài thơ Sông núi nước Nam và Phò giá về kinh có điểm chung gì?
Câu 3: Hai câu thơ cuối bài thơ Phò giá về kinh “là lời động viên phát triển đất nước trong hòa bình với niềm tin sắt đá vào sự bền vững muôn đời của đất nước”. Hãy viết một đoạn văn ngắn (5 – 7 câu) nêu cảm nhận của em về 2 câu thơ cuối.
Gợi ý: Nội dung cần có các ý sau:
- Câu mở đoạn: giới thiệu được câu nói về bài thơ Phò giá về kinh “là lời động viên phát triển đất nước trong hòa bình với niềm tin sắt đá vào sự bền vững muôn đời của đất nước”.
- Thân đoạn: Trình bày được cảm nhận của cá nhân. Dưới đây là gợi ý:
+ Khát vọng hòa bình, niềm tin vào sự bền vững muôn thuở của giang sơn được thể hiện qua giọng thơ trầm tĩnh, sâu lắng.
+ Những suy ngẫm về tương lai của đất nước của tác giả luôn gắn liền với niềm tin, lòng tự hào về đất nước…
- Kết đoạn: Khẳng định bài thơ là khúc khải hoàn ca chiến thắng thể hiện tầm nhìn xa trông rộng của Trần Quang Khải.
…………………………………