Bài 1: Cho những kết hợp sau :
Vui mừng, nụ hoa, đi đứng, cong queo, vui lòng, sen sẻ, giúp việc, chợ búa, ồn ào, uống nước, xe đạp, thằn lằn, tia lửa, nước uống, học hành, ăn ở, tươi cười.
Hãy xếp các kết hợp trên vào từng nhóm: Từ ghép có nghĩa tổng hợp, từ ghép có nghĩa phân loại, từ láy, kết hợp hai từ đơn
Bài 2: Cho từ ' giáo' :
A. Tìm các tiếng có thể kết hợp với từ trên ( có nghĩa )
B. Giải nghĩa các từ vừa tìm được.
Bài 3: Giải nghĩa và xác định nghĩa gốc và nghĩa chuyển trong các trường hợp sau:
A. Trùng trục như con chó thui
Chín mắt chín mũi chín đuôi chín đầu
B. Mũi thuyền ta đó mũi tấn công
C. Quân ta chia làm ba mũi tấn công
D. Tôi đã tiêm phòng ba mũi
Bài 4 .Chữa lồi dùng từ trong các trường hợp sau:
A. Tính nó rất ngang tàng
B. Nó đi phất phơ ngoài phố
Bài 3: Từ đi trong các câu sau, câu nào mang nghĩa gốc, câu nào mang nghĩa chuyển ?
a) Tôi thường đi bộ tới trường.
b) Anh đi xe máy, còn tôi đi xe đạp.
c) Ông cụ ốm nặng đã đi từ hôm qua.
d) Thằng bé đã đến tuổi đi học.
e) Vụ hôm qua, không có anh giúp thì tôi cũng đi đời.
g) Anh đi con pháo, còn tôi đi con xe.
h) Ghế thấp quá, không đi với bàn được.
ĐỀ SỐ 4.
I. Trắc nghiệm:( 3,5 điểm)
Trả lời các câu hỏi dưới đây bằng cách khoanh tròn chữ cái trước phương án trả lời đúng.
1. Truyện Mẹ hiền dạy con được tuyển dịch từ đâu?
A. Liệt nữ truyện
B. Mạnh Tử truyện
C. Nam Ông mộng lục
D. Cổ học tinh hoa
2. Vì sao nói phương thức biểu đạt chính của truyện Mẹ hiền dạy con là tự sự?
A. Truyện trình bày diễn biến việc bà mẹ Mạnh Tử dạy con
B. Truyện tái hiện trạng thái sự việc bà mẹ Mạnh Tử dạy con
C. Truyện bày tỏ cảm xúc trước việc bà mẹ Mạnh Tử dạy con
D. Truyện bàn luận, đánh giá về việc bà mẹ Mạnh Tử dạy con
3. Dòng nào dưới đây nêu đúng nhất chủ đề của truyện Mẹ hiền dạy con?
A. Truyện thể hiện tình thương của bà mẹ thầy Mạnh Tử đối với con
B. Truyện thể hiện tình cảm của Mạnh Tử đối với mẹ
C. Truyện trình bày quan điểm giáo dục của các nhà nho
D. Truyện nêu ra bài học về cách dạy con thành một bậc đại hiền
4. Khi nào bà mẹ thầy Mạnh Tử nói những lời tỏ ý vui lòng" Chỗ này là chỗ con ta ở được đây"?
A. Khi nhà ở canh nghĩa địa
B. Khi nhà ở cạnh chợ
C. Khi nhà ở cạnh trường học
D. Khi nhà ở giữa làng
5. Vì sao bà mẹ Mạnh Tử lại vui lòng cho con ở cạnh trường học?
A.Muốn con đua trẻ học tập lễ phép, cắp sách vở
B. Muốn con đi học gần trường
C. Muốn con học được nhiều
d. . Muốn con có nơi ở rộng rãi, đẹp đẽ
6. Vì sao bà mẹ Mạnh Tử lại cầm dao cắt đứt tấm vải đang dệt trên khung?
A. Không muốn con nói dối
B. Không muốn con bỏ học về nhà chơi
C. Không muốn con học nghề dệt vải
D. Không muốn con học cách buôn bán điên đảo
7. Dòng nào dưới đây nêu cách hiểu đúng nhất về hai chữ Mẹ hiền trong truyện Mẹ hiền dạy con?
A. Ngừơi mẹ sắc sảo và ghê gớm đối với con
B. Ngừơi mẹ tần tảo và vô cùng nghiêm khắc đối với con
C. Ngừơi mẹ thương yêu và chiều chuộng con hết mực
D. Ngừơi mẹ thương yêu con đúng mực và biết cách dạy con nên người
8. Dòng nào dưới đây nêu không đúng hiệu quả của cách bà mẹ thầy Mạnh Tử dạy con?
A.Khiến con thích làm ăn buôn bán
B. Khiến con ngoan ngoãn, lễ phép
C. Khiến con học hành chuyên cần
D. Khiến con trở thành một bậc đại hiền
9. Truyện Con hổ có nghĩa nhằm đề cao, khuyến khích điều gì trong cuộc sống con người?
A. Lòng biết ơn và tình nhĩa thủy chung
B. Yêu thương loài vật
C. Lòng dũng cảm và lòng biết ơn
D. Sự khéo léo và kiên trì
10. Yếu tố tử nào trong các trường hợp sau không có nghĩa là con?
A. Phụ tử
B. Thê tử
C. Sinh tử
D. Mẫu tử
11. Dòng nào dưới đây không phải là từ láy?
A. Điên đảo
B. Buôn bán
C. Vui vẻ
D. Chăm chỉ
12. Cụm từ" đua nhau học tập lễ phép" thuộc loại cụm từ gì?
A. Cụm động từ
B. Cụm danh từ
C. Cụm tính từ
D. Cụm chủ- vị
13. Dòng nào dưới đây là một cụm tính từ?
A.Buôn bán điên đảo
B.Đang dệt cửi
C.Liền cầm dao cắt đứt tấm vải
D. Còn đang thơ ấu
14. Dòng nào dưới đây là một cụm tính từ có đầy đủ cấu trúc ba phần?
A. Còn đang thơ ấu lắm
B. Quý báu lắm
C. Rất chuyên cần
D. Còn thơ ấu
II. Tự luận( 6,5 điểm)
1. Trong truyện Con hổ có nghĩa, từ nghĩa được nói đến ở hai con hổ có điểm nào chung và điểm nào riêng? Từ đó, nếu cách hiểu về từ nghĩa trong nhan đề tên truyện Con hổ có nghĩa? ( 1, 5 điểm)
2. Đọc bài ca dao sau:
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con
Từ những gợi ý của bài ca dao trên, hãy kể về người cha( mẹ) của mình. (5,0 điểm)
2. Nêu những chuyển biến về văn hóa nước ta ở các thế kỉ I –VI? Vì sao người Việt vẫn giữ được phong tục, tập quán và tiếng nói của tổ tiên?
3. Hãy cho biết ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng. Giải thích vì sao ở nhiều địa phương trong cả nước có đền thờ Hai Bà Trưng và nhiều trường học, đường phố, ...mang tên Hai Bà Trưng.
4. Lý Bí đã làm gì sau cuộc khởi nghĩa thắng lợi? Em hiểu thế nào về ý nghĩa tên gọi “Vạn Xuân”?
giúp mik với, mik sắp hết thời gian np bài rùi!!!
Ý nghĩa của bản đồ đối với việc học tập bộ môn địa lí.
trường học thân thiện , học sinh tích cực có nghĩa là gì?
1. Nội dung kiến thức cơ bản:
- Kể tên được các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh ở địa phương.
- Biết được vị trí địa lí, vẻ đệp, ý nghĩa của một số di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh ở địa phương.
- Tình hình vấn đề bảo vệ, giữ gìn môi trường ở địa phương em: đã xanh sạch đẹp chưa? Có những yếu tố nào về môi trường đang bị vi phạm? Địa phương em có những chủ trương, chính sách gì để giữ gìn môi trường xanh, sạch, đẹp.
2. Câu hỏi bài thu hoạch: Em hãy tìm hiểu một di tích lịch sử hoặc một danh lam thắng cảnh ở địa phương em sau đó viết thành một bài văn mang tính giới thiệu về di tích lịch sử hoặc danh lam thắng cảnh đó.vv
Từ ý nghĩa của đoạn truyện trên, hãy kể lại một trải nghiệm của em và cộng đồng về môi trường, thiên tai, dịch bệnh… Nêu lên bài học về cách ứng xử của con người.
Từ ''mắt'' trong trường hợp nào là đc dùng theo nghĩa gốc , trường hợp nào dùng theo nghĩa chuyển ?
tím động từ trong đoạn văn sau và phân tích ĐT làm 2 loại lớn
Thầy Mạnh Tử thuở nhỏ , nhà ở gần nghĩa địa , tháu người đào, chôn , lăn , khóc về nhà cũng bắt chước đào, chôn, lăn , khóc bà mẹ thấy thế nói : " Chỗ này ko phải chỗ con ta ở đc " rồi dọn nhà ra gần chợ