Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Đoàn Thị Hồng Vân

Trình bày tóm tắt việc hình thành cơ cấu nông - lâm - ngư nghiệp theo lãnh thổ ở vùng Bắc Trung Bộ ?

cong chua gia bang
28 tháng 2 2016 lúc 15:09

Bắc Trung Bộ là vùng có lãnh thổ tương đối rộng giàu tài nguyên thiên nhiên, có khả năng phát triển nền kinh tế nhiều ngành, nhưng đây là vùng gặp nhiều khó khăn do thiên tai và hậu quả nặng nề do chiến tranh,trong những năm tới, với sự phát triển công nghiệp và cơ sở hạ tầng, với sự khai thác tốt hơn kinh tế biển, hình thành nền kinh tế mở, kinh tế của Bắc Trung Bộ sẻ có bước phát triển đột phá.So với các vùng kinh tế khác trong cả nước. Bắc Trung Bộ tuy còn gặp nhiều khó khăn, nhưng đang đứng trước triển vọng lớn nhờ sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên cơ sở phát huy các thế mạnh tự nhiên, kinh tế - xã hội và vai trò của các trung tâm kinh tế. Bắc Trung Bộ: 
- Bao gồm 6 tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng trị và Thừa Thiên Huế. 
- Diện tích: 51,5 nghìn km2 (chiếm 15% diện tích cả nước). 
- Dân số: 10,6 triệu người (năm 2006, chiếm 12,7% dân số cả nước). 
a. Vị trí địa lí và lãnh thổ 
- Đặc điểm: 
+ Bắc trung Bộ là vùng có lãnh thổ kéo dài và hẹp ngang. 
+ Phía bắc giáp với ĐBSH, phía nam giáp DHNTB, phía tây giáp CHDCND Lào, phía Đông hướng ra biển Đông. 
+ Bắc Trung Bộ nằm trên trục giao thông xuyên Việt (kể cả đường bộ, đường sắt và nhiều tuyến đường ngay đông tây từ cảng biển đến nước bạn Lào), gần tuyến đường hàng hải quốc tế. 
Vị trí của vùng giống như chiếc cầu nối giữa phần phía Bắc với phần phía Nam nước ta, giữa Lào với biển Đông ( có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển nền kinh tế mở, với một số cảng biển và các tuyến đường bộ chạy theo hướng đông – tây mở rộng mới giao lưu với Lào và Đông Bắc Thái Lan. 
Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, phân hóa đa dạng. 
+ Đất đai: ở trung du miền núi có đất feralit, thích hợp cho việc trồng cây công nghiệp dài ngày hoặc khai thác lâm nghiệp, trồng cây ăn quả; đất phù sa bồi tụ ven sông hoặc đồng bằng ven biển thích hợp đối với cây lương thực, hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày. 
+ Diện tích rừng của vùng chỉ đứng sau Tây Nguyên, rừng có nhiều loài gỗ quí, ngoài gỗ còn có nhiều đặc sản dưới tán rừng và tài nguyên động vật phong phú, có giá trị kinh tế (như song, mây,

Bùi Thị Thùy Linh
28 tháng 2 2016 lúc 15:15

Việc phát triển cơ cấu nông - lâm - ngư nghiệp sẽ góp phần phát triển bền vững ở Bắc Trung Bộ vì:

- Về kinh tế:

+ Tạo thế liên hoàn trong phát triển cơ cấu kinh tế theo không gian, giúp đạt hiệu quả kinh tế cao.

+ Đa dạng hoá sản xuất và sản phẩm, tạo nguồn nguyên liệu cho công nghiệp, hoàn thiện và đa dạng hoá cơ cấu kinh tế.

- Về xã hội:

+ Giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

+ Góp phần định canh, định cư cho các dân tộc thiểu số và hạn cho được việc tàn phá rừng.

- Về môi trường:

+ Việc phát triển lâm nghiệp vừa cho phép khai thác thế mạnh về tài nguyên rừng (khai thác rừng), vừa cho phép bảo vệ tài nguyên đất, bảo vệ và phát triển vốn rừng, giúp bảo vệ môi trường sống của động vật hoang dã, giữ gìn các nguồn tiền quý hiếm, điều hoà chế độ nước của các sông, hạn chế tác hại của lũ.

+ Việc phát triển rừng ngập mặn, rừng chắn gió, chặn cát vừa tạo điều kiện bảo vệ bờ biển, ngăn chặn nạn cát bay, cát chảy, vừa tạo môi trường cho các loài thủy sinh và nuôi trồng thủy sản nước mặn, nước lợ.

Hoàng Thị Tâm
1 tháng 3 2016 lúc 11:37

- Vùng núi phía tây : Phát triển hoạt động lâm nghiệp nhằm mục đích kết hợp khai thác với bảo vệ tính đa dạng sinh học và rừng phòng hộ đầu nguồn

- Vùng gò đồi chuyển tiếp : chủ yếu phát triển các hoạt động chăn nuôi gia súc lớn, trồng cây công nghiệp lâu năm

- Vùng đồng bằng : chủ yếu trồng các cây hàng năm ( cây lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày,.)

- Vùng ven biển và không gian biển đảo : phát triển hoạt động nuôi trồng đánh bắt thủy, hải sản và trồng rừng phòng hộ ven biển.

- Việc hình thành cơ cấu nông - lâm- ngư nghiệp tạo thế liên hoàn trong phát triển kinh tế theo không gian, gắn kết các hoạt động kinh tế dựa trên lợi thế của các khu vực địa hình trong vùng


Các câu hỏi tương tự
Trần Hương Giang
Xem chi tiết
Ngô Thị Ánh Vân
Xem chi tiết
Nguyễn Đức Đạt
Xem chi tiết
Ngoc A Đặng
Xem chi tiết
Trương Việt Bình
Xem chi tiết
Bùi Thị Ánh Tuyết
Xem chi tiết
Trương Việt Bình
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Tuyết
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Hà Uyên
Xem chi tiết