Em có các dụng cụ sau: một cái cân, một cái cốc, một bình đựng nước. (Đã biết khối lượng riêng của nước là Dn = 1g/cm3 ) một hòn sỏi. Hãy trình bày cách làm của em để xác định được khối lượng riêng của hòn sỏi. (Hòn sỏi này bỏ lọt vào cốc)
Để đo khối khối lượng của một chất lỏng, người ta dùng cân Rô - béc - van và tiến hành theo hai giai đoạn sau:
+ Đặt cốc lên đĩa cân A và các quả cân 50g, 20g,5g lên đĩa cân B thì cân thăng bằng
+ Đổ chất lỏng vào cốc, đẻ cân lại thăng bằng người ta thay quả cân 50g bằng quả cân 100g,
đồng thời thêm hai quả cân 2g. Tính khối lượng của cốc và khối lượng của chất lỏng trong cốc.
hãy lập phương án xát định khối lượng riêng của một hòn đá với các dụng cụ sau đây : cân và các quả cân ; bình chia độ có kích thước nhỏ hơn hòn đá ; bình tràn có kích thước lớn hơn hòn đá ; chậu đựng nước ; nước
Để đo khối lượng của 1 chất lỏng,người ta dùng cân Rô - béc - van và tiến hành 2 giai đoạn sau :
- Đặt cốc lên đĩa A để cân nằm thăng bằng người ta đặt lên đĩa B các quả cân 50g,20g,5g.
-Đổ chất lỏng vào cốc. Để cân lại nằm cân bằng, người ta thay quả cân 50g bằng 100g, đồng thời thêm quả cân 10g. Tinh khối lượng chất lỏng đem cân.
**Nhanh nhé mk đang cần gấp!
Người ta tiến hành 3 phép cân như sau bằng cân Rô - béc - van :
Phép cân 1 :
Đĩa cân bên trái : lọ có 250 cm3 chất lỏng + vật. Đĩa cân bên phải : quả cân 500g.
Phép cân 2 :
Đĩa cân bên trái : lọ trống + vật. Đĩa cân bên phải : quả cân 300g
Phép cân 3 :
Đĩa cân bên trái : lọ trống đĩa cân bên phải 230g
a. Tính khối lượng của vật
b. Khối lượng riêng của chất lỏng là bao nhiêu? Chất lỏng đó là gì?
một chiếc cân " sai" chỉ thăng bằng khi một đĩa có 100g đĩa ben kia có quả cân 100 g và quả cân 1g.Vơi bộ cân kèm theo , làm thế nào để xác định khối lượng của một vật bằng cân này khi
a) vật cần cân có khối lượng nhỏ hơn 100g
b) vật cần cân có khối lượng lớn hơn 100g nhưng nhỏ hơn 200g
Qủa cân mẫu đặt Pháp.Đáy hình tròn có đường kính là 39mm. Cao 39mm. Khối lượng là 1kg
a, Tình thể tích quả cân có đơn vị là cm3, m3
b, Khối lượng riêng của chất làm quả cân theo đơn vị là g\cm3, kg\m3.Theo em chất này có phải là sắt không? Biết khối lưowngj riêng của sắt là 7000kg\m3
c, Muốn làm một quả cân 1kg=sắt thì thể tích của quả cân là bao nhiêu?
Đặt một bình chia độ rỗng lên bàn cân tự động thấy kim của cân chỉ vạch 125g. Đổ vào bình chia độ 250 cm3 dầu hỏa tìm thấy kim của cân chỉ vào vạch 325g.
a. Xác định khối lượng riêng của dầu hỏa.
b. Xác định thể tích thủy tinh dùng làm bình chia độ (dựa vào bảng khối lượng riêng của các chất ở SGK vật lí 6 và số chỉ của cân)
Bài 1: Với một cái cân đồng hồ đã cũ, trên mặt đồng hồ không còn hiện rõ các chữ số và một quả cân 200g. Làm thế nào lấy được đúng 400g đường từ một bao đường lớn ?
Bài 2: Một bình chia độ chứa 150cm3 nước. Thả vào bình một viên bi nhôm thì nước trong bình dâng lên tới vạch 200cm3.
a) Viên bi có thể tích bao nhiêu ?
b) Tính khối lượng và trọng lượng viên bi. Biết nhôm có khối lượng riêng 2700kg/m3.
Bài 3: Một quả cầu thép có khối lượng 390g.
a) Tính thể tích của quả cầu đó. Biết khối lượng riêng của thép là 7800kg/m3.
b) Thả nhẹ quả cầu đó vào một bình tràn chứa đầy nước. Tính khối lượng của nước tràn ra. Biết khối lượng riêng của nước là 1000kg/m3.
Bài 4: Một khối gỗ hình lập phương có khối lượng 3 kg, có thể tích 4dm3.
a) Tính trọng lượng và khối lượng riêng của khối gỗ.
b) Người ta khoét trên khối gỗ một lỗ tròn có thể tích 100 cm3. Tìm khối lượng của phần gỗ đã bị khoét.
Bài 5: Em có một bình chia độ có giới hạn đo 50ml, độ chia nhỏ nhất của bình là 5ml đã bị mờ từ vạch số 0 đến vạch 30ml. Làm thế nào để em đong được 15ml nước? Hãy trình bày phương án đó.
Bài 6: Một bình chia độ hình trụ tròn, tiết diện S = 10cm2, có giới hạn đo 250cm3. Người ta đếm các vạch chia trên thành bình có 25 khoảng liên tiếp bằng nhau và mỗi khoảng bằng 1cm. Hãy cho biết độ chia nhỏ nhất của bình chia độ đó.
Bài 7: Có hai thước đo chiều dài sau: Thước 1 dài 25cm có độ chia tới mm, thước 2 dài 10m có độ chia tới cm. Xác định GHĐ và ĐCNN của mỗi thước. Nên dùng thước nào để đo chiều dài sân trường, thước nào để đo độ rộng cuốn sách?
Bài 8: Treo một quả nặng vào một đầu của một sợi dây đặt theo phương thẳng đứng, quả nặng đứng yên. Có những lực nào tác dụng lên quả nặng ? Nêu rõ phương, chiều của mỗi lực ? Các lực này có phải là các lực cân bằng không ? Tại sao ?
Bài 9: Có 7 viên bi kim loại hình dạng giống hệt nhau. Trong đó có một viên bên trong rỗng nên có khối lượng nhỏ hơn các viên bi khác một ít. Với một cái cân đĩa và tối đa chỉ hai lần cân. Hãy trình bày cách để xác định được viên bi rỗng ?