Câu 1: Sau khi chiếm được Âu Lạc, nhà Triệu đã thực hiện chính sách gì để tổ
chức bộ máy cai trị?
A. Chia Âu Lạc thành 2 quận, sáp nhập vào quốc gia Nam Việt.
B. Chia Âu lạc thành nhiều châu để dễ bề cai quản.
C. Tăng cường kiểm soát, cử quan lại cai trị đến cấp huyện.
D. Chia Âu Lạc thành 3 quân, sáp nhập vào quân Giao Chỉ.
Câu 2: Chính quyền đô hộ phương Bắc đã thực hiện những chính sách nào để bóc lột nhân dân ta?
A. Bóc lột, cống nạp nặng nề; cướp ruộng đất, lập đồn điền; nắm độc quyền về muối và sắt
B. Đầu tư phát triển nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp để tận thu nguồn lợi
C. Đặt ra nhiều loại thuế bất hợp lí hòng tận thu mọi sản phẩm do nhân dân làm ra
D. Cải cách chế độ thuế, tăng thuế ruộng khiến người dân thêm khốn khổ
Câu 3: Mâu thuẫn bao trùm trong xã hội nước ta thời kì Bắc thuộc là
A. địa chủ với nông dân.
B. tư sản với công nhân.
C. quý tộc với nông dân.
D. nhân dân ta với chính quyền đô hộ phương Bắc.
Câu 4: Việc tổ chức bộ máy cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc nhằm mục
đích cuối cùng là gì?
A. Sáp nhập nước ta vào lãnh thổ của chúng
B. Thành lập quốc gia mới thần phục phong kiến Trung Quốc
C. Thành lập quốc gia riêng của người Hán
D. Phát triển kinh tế, ổn định đời sống nhân dân Âu Lạc
Câu 5: Các triều đại phong kiến phương Bắc bắt nhân dân ta phải thay đổi phong tục
theo người Hán nhằm mục đích gì?
A. Bảo tồn và phát triển tinh hoa văn hóa phương Đông
B. Khai hóa văn minh cho nhân dân ta
C. Nô dịch, đồng hóa nhân dân ta về văn hóa
D. Phát triển văn hóa Hán trên đất nước ta
Trong thời Bắc thuộc, các triều đại từ Triệu, Hán, Ngô, Tần, Tống, Tề, Lương đến Tuỳ, Đường đã thực hiện nhiều chính sách cai trị nhằm
A. thực hiện chính sách cai trị lâu dài nước ta
B. sáp nhập đất nước Âu Lạc cũ vào lãnh thổ của chúng
C. biến Âu Lạc hành thuộc địa của chúng
D. xâm lược, thống trị nhân dân Âu Lạc
Sau khi thành lập, nhà Đường ở Trung Quốc đã thực hiện nhiều biện pháp tăng cường bộ máy cai trị, ngoại trừ
A. Củng cố bộ máy triều đình, với quyền lực tuyệt đối của hoàng đế
B. Cử người thân tín cai quản các địa phương
C. Cử những người thân tộc và các công thần giữ chức Tiết độ sứ cai trị các vùng biên cương
D. Xóa bỏ chế độ tiến cử quan lại
Đối với nhà Thanh ở Trung Quốc, triều đình nhà Nguyễn thực hiện chính sách đối ngoại như thế nào?
A. Chịu phục tùng nhà Thanh
B. KIên quyết không chịu phục tùng nhà Thanh
C. Thực hiện chính sách "đóng cửa" với nhà Thanh
D. Giữ quan hệ hòa hảo hai bên cùng có lợi
Đối với nhà Thanh ở Trung Quốc, triều đình nhà Nguyễn thực hiện chính sách đối ngoại như thế nào?
A. Chịu phục tùng nhà Thanh
B. Kiên quyết không chịu phục tùng nhà Thanh
C. Thực hiện chính sách “đóng cửa” với nhà Thanh
D. Giữ quan hệ hoà hảo hai bên cùng có lợi
Thời nhà Đường ở Trung Quốc, nhà nước quan tâm đến sự phát triển kinh tế một cách toàn diện. Trong đó, nông nghiệp được thực hiện bởi chính sách
A. khuyến nông
B. tam nông
C. quân điền
D. tịch điền
Chính sách kinh tế của nhà Tần ở Trung Quốc ban hành chế độ tiền tệ đo lường thống nhất, còn chính sách kinh tế của nhà Hán thì
A. thực hiện chế độ quân điền
B. thực hiện cải cách ruộng đất
C. giảm tô thuế cho nông dân
D. giảm tô thuế, sưu dịch cho nông dân, phát triển sản xuất nông nghiệp
Chính sách đối ngoại của nhà Hán ở Trung Quốc là
A. mở rộng chiến tranh xâm lược phương Nam và phương Bắc
B. chiến tranh xâm lược Triều Tiên và các nước phương Nam
C. chiến tranh xâm lược Việt Nam
D. chiến tranh xâm lược các nước Đông Nam Á
Những biểu hiện sự thịnh trị về kinh tế, chính trị của xã hội phong kiến Trung Quốc dưới thời nhà Đường là gì ? Những mầm mống của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa dưới thời nhà Minh đã nảy nở ra sao ?