Trên một giống lúa, người ta tiến hành các phép lai để theo dõi thời gian chín của hạt.
-Phép lai 1: lai giữa các cây lúa có hạt chín sớm với nhau, F1 thu được có cây hạt chín sớm và có cây hạt chín muộn.
-Phép lai 2: cho cây có hạt chín muộn giao phấn với hai cây chưa biết kiểu gen và thu được hai kết quả khác nhau dưới đây:
*F1 có 100% cây có hạt chín sớm.
*F1 vừa có cây hạt chín sớm vừa có cây hạt chín muộn
a/Hãy xác định tính trạng trội, tính trạng lặn rồi qui ước gen cho cặp tính trạng nói trên.
b/Biện luận để xác định kiểu gen của P và lập sơ đồ lai ở mỗi phép lai.
a) Xét phép lai 1 : Lai cây hạt chín sớm vs nhau, F1 có cây hạt chín muộn
=> Chín sớm (A) trội hoàn toàn so vs chín muộn (a)
b) Xét phép lai 1 :
Cây chín muộn ở F1 lặn nên có KG : aa
=> P đều sinh ra giao tử a => P có KG : _a (1)
Mak P lak tính trạng trội nên có KG : A_ (2)
Từ (1) và (2) => P có KG : Aa
SĐlai :
P : Aa x Aa
G : A ; a A ; a
F1 : KG : 1AA : 2Aa : 1 aa
KH : 3 sớm : 1 muộn
Xét phép lai 2 :
Xét *1 ta có : P lai vs nhau F1 thu đc 100% sớm
Mak P có cây chín muộn => P có KG : AA x aa
Sđlai : Ptc : AA x aa
G : A a
F1 : KG : 100% Aa
KH : 100% sớm
Xét *2 ta có :
F1 có cây chín muộn có KG : aa (do đó lak tính trạng lặn)
=> P phải sih ra giao tử a => P có KG : _a (3)
Mak P có cây chín muộn có KG aa
Mặt khác F1 có cây chín sớm trội nên 1 bên P phải sinh ra A nhưng cây P chín muộn ko sinh ra giao tử P nên ở P cây lai vs cây chín muộn sẽ có KG : A_ (4)
Từ (3) và (4) P sẽ có KG : Aa x aa
Sđlai :
P : Aa x aa
G : A;a a
F1 : KG : 1Aa : 1aa
KH : 1 sớm ; 1 muộn