C. Hiệu điện thế tối đa có thể đặt vào hai đầu mà không làm hỏng biến trở là 120V. |
C. Hiệu điện thế tối đa có thể đặt vào hai đầu mà không làm hỏng biến trở là 120V. |
Câu phát biểu nào dưới đây về biến trở là không đúng?
A. Biến trở là điện trở có thể thay đổi trị số
B. Biến trở là dụng cụ có thế được dùng để thay đổi cường độ dòng điện
C. Biến trở là dụng cụ có thể được dùng để thay đổi hiệu điện thế giữa hai đầu dụng cụ điện.
D. Biến trở là dụng cụ có thể được dùng để đổi chiều dòng điện trong mạch
Một biến trở làm bằng dây nikênin có điện trở suất 0,4.10-6m, tiết diện của dây là 0,6mm2 và có chiều dài 35,325m. Khi để biến trở có giá trị lớn nhất và cho dòng điện có cường độ 1,5A chạy qua thì hiệu điện thế hai đầu của biến trở là:
Đặt hiệu điện thế 6V vào hai đầu một điện trở thì dòng điện đi qua điện trở có cường độ 0,15A. Nếu tăng hiệu điện thế đặt vào hai đầu điện trở này lên thành 8V thì trị số của điện trở này có thay đổi không? Trị số của nó khi đó là bao nhiêu? Dòng điện đi qua nó khi có cường độ là bao nhiêu?
Cho hai điện trở R 1 = 20Ω chịu được dòng điện có cường độ tối đa là 2A và R 2 = 40Ω chịu được dòng điện có cường độ tối đa 1,5A. Hiệu điện thế tối đa có thể đặt vào hai đầu đoạn mạch gồm R 1 nối tiếp R 2 là:
A. 210V
B. 120V
C. 90V
D. 100V
Một bóng đèn có hiệu điện thế định mức là 3V và khi ra sáng bình thường thì dòng điện qua đèn có cường độ là 0,32A. Mắc bóng đèn này nối tiếp với biến trở rồi mắc vào hiệu điện thế không đổi 12V. Hỏi biến trở này phải có giá trị lớn nhất tối thiểu là bao nhiêu để đèn có thể sáng bình thường?
Một điện trở R1 = 12 ôm được mắc nối tiếp với một biến trở có ghi (20ôm – 2A) vào một mạch điện có hiệu điện thế 24V.
a) Khi con chạy ở điểm đầu M của biến trở thì cường độ dòng điện chạy trong mạch là bao nhiêu?
b) Khi con chạy ở điểm cuối N của biến trở thì cường độ dòng điện chạy trong mạch là bao nhiêu?
c) Muốn cường độ dòng điện chạy trong mạch là 1A thì phải điều chỉnh biến trở có giá trị Rx là bao nhiêu?
d) Khi con chạy ở vị trí sao cho biến trở có giá trị 6ôm, sau đó mắc thêm
R2 = 6ôm song song với R1. Tính hiệu điện thế đặt vào hai đầu R2.
Hai bóng đèn có cùng hiệu điện thế định mức là U 1 = 6V, khi đèn sáng bình thường có điện trở tương ứng là R 1 = 8Ω và R 2 = 12Ω. Cần mắc hai bóng đèn với một biến trở có hiệu điện thế U = 9V để hai đèn bình thường. Biến trở được quấn bằng dây hợp kim Nikêlin có điện trở suất là 0,40. 10 - 6 Ω.m, tiết diện tròn, chiều dài 2m. Tính đường kính tiết diện d của dây hợp kim này, biết rằng hiệu điện thế lớn nhất được phép đặt vào hai đầu của biến trở là 30V và khi đó dòng điện chạy qua biến trở có cường độ là 2A.
Biết R1 = 30 Ω, hiệu điện thế giữa 2 đầu đoạn mạch không đổi bằng 9 V.
a. Tính giá trị điện trở của biến trở tham gia vào mạch để cường độ dòng điện qua mạch là 0,1 A
b. Biết biến trở có điện trở lớn nhất là 90 Ω, dây quấn biến trở được làm bằng Nikelin có điện trở suất là 0,4. 10-6 Ωm, đường kính tiết diện là 0,2 mm2. Tính chiều dài sợi dây Nikelin
c. Biết đường kính ống nhựa làm biến trở là 2 cm. Tính số vòng dây quấn.
( Công thức tính số vòng dây quấn là N = 𝑙3,14 .𝐷
Với l là chiều d2i dây dẫn, D là đường kính ống nhựa)
Một biến trở R b có giá trị lớn nhất là 30Ω được mắc với hai điện trở R 1 = 15Ω và R 2 = 10Ω thành hai đoạn mạch có sơ đồ như hình 10.5, trong đó hiệu điện thế không đổi U = 4,5V. Hỏi khi điều chỉnh biến trở thì cường độ dòng điện chạy qua biến trở R 1 có giá trị lớn nhất I m a x và nhỏ nhất I m i n là bao nhiêu?