Army

                           'Tre xanh'

   Xanh tự bh

  Truyện ngày xưa đã có bờ tre xanh

  Thân gầy guộc,lá mỏng manh

  Mà sao nên lũy nên thành tre ơi

  Ở đâu tre cx xanh tươi

  Cho dù đất sỏi,đất vôi bạc màu!

Em hãy trình bày cảm nhận của mk về dòng thơ trên

          Ai nhanh mk sẽ k

_ℛℴ✘_
27 tháng 6 2018 lúc 17:05

Luỹ tre xanh từ ngàn đời nay đã trở thành cảnh sắc thân mật của làng quê Việt Nam. Nhà thơ Nguyễn Duy có bài
thơ Tre Việt Nam nổi tiếng. Hình ảnh cây tre đã trở thành một biểu tượng cho những đức tính tốt đẹp của nhân dân
ta, cho sức sống mãnh liệt của dân tộc ta trên mọi chặng đường lịch sử. Đoạn trích:
Tre xanh xanh tự bao giờ?
Chuyện ngày xưa... đã có bờ tre xanh
 Thân gầy guộc lá mong manh
Mà sao lên lũy lên thành tre ơi?
Ở đâu tre củng xanh tươi
Mở đầu là ba dòng thơ, với giọng điệu kể chuyện đã gợi người đọc liên tưởng về truyền thống người anh hùng làng
Gióng nhổ tre làm vũ khí đánh giặc Ân. Câu thơ chỉ gợi mà để lại nhiều dư vị:
Tre xanh xanh tự bao giờ?
Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh
Hai câu lục bát mở đầu đã tạo thành ba dòng thơ, câu lục được ngắt ra làm đôi để gây sự chú ý. Một từ “xanh” xuất
hiện ba lần, lúc đứng ở “đầu”, lúc đứng ở “cuối” dòng. Phải chăng đó là sự biến hoá nhuần nhị, nhiệm màu nhưng
vẫn không mất đi màu xanh “bất diệt” của tre từ ngàn đời nay.
Các câu hỏi tu từ nối tiếp nhau trong các dòng thơ:
Xanh tự bao giờ?
... Mà sao lên luỹ lên thành tre ơi?
... Cho dù đất sỏi đất vôi bạc màu?
thể hiện sự ngạc nhiên trước một hiện tượng kì lạ: không biết tự bao giờ, người Việt Nam nào sinh ra, lớn lên đều
thấy đã có tre, và các câu chuyện dân gian đời từ xưa tới nay đã có bờ tre xanh. Điều diệu kì hơn, cây tre nhỏ bé gầy
guộc, mỏng manh mà sao nên luỹ lên thành? Tre bất cứ ở nơi đâu vẫn xanh tươi như vậy?
Mở đầu là ba dòng thơ, với giọng điệu kể chuyện đã gợi người đọc liên tưởng về truyền thống người anh hùng làng
Gióng nhổ tre làm vũ khí đánh giặc Ân. Câu thơ chỉ gợi mà để lại nhiều dư vị:
Tre xanh xanh tự bao giờ?
Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh
Hai câu lục bát mở đầu đã tạo thành ba dòng thơ, câu lục được ngắt ra làm đôi để gây sự chú ý. Một từ “xanh” xuất
hiện ba lần, lúc đứng ở “đầu”, lúc đứng ở “cuối” dòng. Phải chăng đó là sự biến hoá nhuần nhị, nhiệm màu nhưng
vẫn không mất đi màu xanh “bất diệt” của tre từ ngàn đời nay.
Các câu hỏi tu từ nối tiếp nhau trong các dòng thơ:
Xanh tự bao giờ?
... Mà sao lên luỹ lên thành tre ơi?
... Cho dù đất sỏi đất vôi bạc màu?
thể hiện sự ngạc nhiên trước một hiện tượng kì lạ: không biết tự bao giờ, người Việt Nam nào sinh ra, lớn lên đều
thấy đã có tre, và các câu chuyện dân gian đời từ xưa tới nay đã có bờ tre xanh. Điều diệu kì hơn, cây tre nhỏ bé gầy
guộc, mỏng manh mà sao nên luỹ lên thành? Tre bất cứ ở nơi đâu vẫn xanh tươi như vậy?
Màu xanh của tre là biểu tượng về sức sống mãnh liệt của dân tộc. Không phải chỉ có ở thơ của Nguyễn Duy mà còn
được thể hiện nhiều trong các áng văn chương:
                   Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
                   Bão táp mưa sa vẫn thẳng hàng.
                     (Viếng lăng Bác - Viễn Phương).
Kết thúc bài văn thuyết minh Cây tre Việt Nam ,Thép Mới viết: Cây tre Việt Nam! Cây tre xanh, nhũn nhặn, ngay
thẳng, thuỷ chung, can đảm. Cây tre mang những đức tính của người hiền là tượng trưng cao quí của dân tộc Việt
Nam.
Em chưa được đọc hết bài thơ Tre Việt Nam của Nguyễn Duy. Mới dừng lại ở đoạn trích (Ngữ văn 6 - Tập II), hình
ảnh tre xanh đã để lại trong em nhiều dư vị: nói “tre” nhưng chính là đề cao cốt cách của con người Việt Nam. Cái
hay của đoạn thơ là ở chỗ đó.

Army
27 tháng 6 2018 lúc 17:08

Cảm ơn nha

parksunyoung
6 tháng 7 2018 lúc 19:26

Nhắc đến hình ảnh làng quê đất nước chúng ta thì không thể thiếu được những hình ảnh về những cây tre cao vút mọc thành từng khóm bên nhau và trong thơ Nguyễn Duy cũng vậy,bài thơ Tre Việt Nam mang tới cho chúng ta một ý nghĩa sâu sắc về nhân dân ta,đó không chỉ là bài thơ viết đơn thuần về cây tre mà còn thể hiện được những phẩm chất đẹp của con người Việt Nam chúng ta.

Nhà thơ Nguyễn Duy bắt đầu bài thơ với hai từ tre xanh và tiếp đến đó là câu hỏi tre có từ bao giờ:

“Tre xanh

Xanh tự bao giờ?

Chuyện ngày xưa… đã có bờ tre xanh”

Hai tiếng tre xanh gợi lên cho bất cứ những người con Việt Nam nào cũng không khỏi bag khuâng xao xuyến chạnh lòng mà nhớ tới. Nhà thơ hỏi tre xanh có từ bao giờ, nghĩa là từ khi sinh ra nhà thơ cũng đã thấy những rặng tre mọc san sát bên nhau, chứng tỏ cây tre có từ đời xa xưa. Cách mở đầu đi vào bằng hình ảnh cây tre này đã tạo nên sự hấp dẫn cho người đọc bởi vì tre xanh đối với người dân Việt Nam thì đó là loài cây thể hiện cho sự đấu tranh bền bỉ và lâu dài.

Cho tới ngày nay thì cây tre vẫn đi vào huyền thoại như câu chuyện về thánh gióng đánh giặc,cây tre trăm đốt…Tóm lại là cây tre xuất hiện từ lúc con người nhận ra vẻ đẹp của nó.

Đến với những câu thơ mộc mạc tiếp theo thì chúng ta thấy được vẻ đẹp của tre xanh và qua những vẻ đẹp tiềm tàng đó chúng ta thấy được phẩm chất cao quý tốt đẹp của con người Việt Nam chúng ta.

Thứ nhất đó là vẻ đẹp màu sắc và hình dáng của những cây tre xanh ở nước ta:

“Thân gầy guộc, lá mong manh

Mà sao nên lũy nên thành tre ơi?

Ở đâu tre cũng xanh tươi

Cho dù đất sỏi đất vôi bạc màu”

Cây tre Việt Nam hiện lên với một thân hình mong manh cứ đung đưa trước gió. Những câu từ ấy khiến cho chúng ta liên tưởng tới những khóm tre có thân gầy guộc lại đứng thẳng trước bão tố,trước những cơn gió. Thế nhưng cây tre vẫn đứng thẳng hàng thành từng lũy cho dù bờ đất đai khô cằn,trên nền đất đá vôi bạc màu thì vẫn xanh tốt.

Qua đây ta lại thấy được phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam,con người Việt nam tuy là nhỏ bé nhưng lại ngay thẳng thật thà giống như cây tre và cho dù sống ở đâu và ở môi trường nào thì cũng vẫn có thể sống tốt, sống ngay thẳng như những cây tre kia. Những con người Việt Nam luôn sống đoàn kết như những khóm tre kia.


Các câu hỏi tương tự
nguyễn văn lợi
Xem chi tiết
Hatsune Miku
Xem chi tiết
Nguyễn Hoành Nhật Minh
Xem chi tiết
NPT!!!
Xem chi tiết
Cao Tùng Lâm
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Kim Ngân
Xem chi tiết
Cao Tùng Lâm
Xem chi tiết
Nguyen Thi Yen Anh
Xem chi tiết
Nguyen Thi Yen Anh
Xem chi tiết