Trả lời giúp mik mấy câu này nha ^^
1.Vua Hùng chọn người nối ngôi trong hoàn cảnh nào,với ý định ra sao và bằng hình thức gì ?
2.Vì sao trong các con vua,chỉ có Lang Liêu được thần giúp đỡ ?
3.Vì sao hai thứ bánh của Lang Liêu được vua cha chọn để tế Trời,Đất,Tiên vương và Lang Liêu được chọn nối ngôi vua ?
4.Hãy nêu ý nghĩa của truyền thuyết Bánh chưng,bánh giầy.
Giúp mik vớii
1. Vua Hùng chọn người nối ngôi trong hoàn cảnh nào, với ý định ra sao và bằng hình thức gì?
Trả lời:
- Hoàn cảnh vua Hùng chọn ngôi: Giặc ngoài đã yên, vua có thể tập trung chăm lo cho dân được no ấm; vua về già, muốn truyền ngôi.
- Ý định của vua: Người nối ngôi vua phải nối được chí vua, không nhất thiết phải là con trưởng.
- Hình thức: Điều vua đòi hỏi mang tính chất là một câu đố đặc biệt để thử tài: Nhân ngày lễ Tiên vương, các lang dâng lễ vật sao cho vừa ý vua cha.
2. Vì sao trong các con vua, chỉ có Lang Liêu được thần giúp đỡ?
Trả lời:
Trong các con vua, chỉ có Lang Liêu được thần giúp đỡ vì:
- Lang Liêu là người thiệt thòi nhất: nghèo, chỉ làm việc đồng áng, trồng lúa, trồng khoai. Lang Liêu là con vua nhưng rất gần gũi với dân thường.
- Quan trọng hơn, chàng là người duy nhất hiểu được ý thần ("Trong trời đất không gì có quý bằng hạt gạo [...] Các thứ khác đều ngon, nhưng hiếm, mà người không làm ra được") và thực hiện được ý thần: "Hãy lấy gạo làm bánh mà lễ Tiên vương". Còn các lang khác chỉ biết mang cúng Tiên vương sơn hào hải vị - những món ăn ngon nhưng vật liệu để chế biến thành các món ăn ấy thì con người không làm ra được:
3. Vì sao hai thứ bánh của Lang Liêu được vua cha chọn để tế Trời, Đất, Tiên vương và Lang Liêu được chọn nối ngôi vua?
Trả lời:
- Hai thứ bánh có ý nghĩa thực tế: quý trọng nghề nông, quý trọng hạt gạo nuôi sống con người và là sản phẩm do chính con người làm ra.
- Hai thứ bánh có ý tưởng sâu xa: tượng trưng cho trời, đất và muôn loài.
- Hai thứ bánh, do vậy hợp với ý vua, chứng tỏ dược tài đức của người con có thể nối chí vua. Đem cái quý nhất trong trời đất, của đồng ruộng, do chính tay mình làm ra mà tiến cúng Tiên vương, dâng lên cha thì đúng là người con tài năng, thông minh, hiếu thảo, trân trọng những người sinh thành ra mình.
4. Hãy nêu ý nghĩa của truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy?
Trả lời:
- Truyện giải thích nguồn gốc hai loại bánh cổ truyền của dân tộc: Bánh chưng bánh giầy.
- Truyện đề cao lao động, đề cao nghề nông.
- Giải thích phong tục làm bánh, chưng bánh giầy thờ cúng tổ tiên ngày Tết.
⟹ Truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy có nhiều ý nghĩa, trong đó nổi bật nhất là: thông qua việc giải thích nguồn gốc sự vật (bánh chưng, bánh giầy – hai thứ bánh tiêu biểu cho truyền thống văn hoá ẩm thực của người Việt Nam trong dịp tết cổ truyền Việt Nam), truyện đề cao trí thông minh và lòng hiếu thảo của người lao động, đề cao nghề nông. Qua cách vua Hùng lựa chọn người nối ngôi là Lang Liêu, truyện còn đề cao ý thức tôn kính tổ tiên, xây dựng phong tục tập quán trên cơ sở coi trọng những giá trị sáng tạo thiêng liêng của nhân dân, ca ngợi truyền thống đạo lí cao đẹp của dân tộc Việt Nam.
Trong số các người con của vua, chỉ có Lang Liêu được thần giúp đỡ, vì:
Chàng sớm mồ côi mẹ, so với anh em, chàng là người thiệt thòi nhất.Tuy là con vua, nhưng “từ khi lớn lên, ra ở riêng” chàng chăm chỉ làm việc đồng áng, sống cuộc sống như dân thường.Đồng thời, chàng là người có trí sáng tạo, hiểu được ý thần: “Trong trời đất, không gì quý bằng hạt gạo” và lấy gạo làm bánh để lễ Tiên vương.Qua đó truyện đã thể hiện ý nguyện của nhân dân lao động, những người hiền lành, chăm chỉ sẽ luôn nhận được sự giúp đỡ khi khó khăn, hoạn nạn.
3
Vua Hùng đã chọn bánh của Lang liêu vì:
Hai thứ bánh đã thể hiện thể hiện sự quý trọng nghề nông, quý trọng sản phẩm do con người làm ra. Đồng thời còn có ý nghĩa sâu xa: Bánh giầy là tượng trời; bánh chưng là tượng đất có cây cỏ muôn loài còn là biểu tượng cho sự “đùm bọc nhau”. Cách thức gói “lá bọc ngoài, mĩ vị để trong” thể hiện mối quan hệ khăng khít giữa con người với thiên nhiên, đồng thời thể hiện truyền thống đoàn kết, gắn bó và tinh thần đùm bọc nhau giữa những người dân đất ViệtVua cha thấy rằng Lang Liêu đã hiểu ý mình là phải phát triển nghề nông thì dân mới no ấm, thái bình. Đây là nguyên nhân thành công của các đấng Tiên Vương.4Ý nghĩa của truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy là:
Truyện giải thích nguồn gốc của bánh chưng, bánh giầy, đó là hai thứ bánh tiêu biểu có trong ngày Tết cổ truyền nước ta.Truyện cũng phản ánh thành tựu văn minh nông nghiệp ở buổi đầu dựng nước với thái độ đề cao trí thông minh và lòng hiếu thảo của người lao động, đề cao nghề nông.Qua cách vua Hùng lựa chọn người nối ngôi là Lang Liêu, truyện còn đề cao ý thức tôn kính tổ tiên, xây dựng phong tục tập quán trên cơ sở coi trọng những giá trị sáng tạo thiêng liêng của nhân dân, ca ngợi truyền thống đạo lí cao đẹp của dân tộc Việt Nam.hok tok1. Hoàn cảnh: Vua Hùng đã già mà không biết truyền ngôi cho ai để cai quản đất nước.
Ý định của ngài là muốn cho nhân dân ta được ấm no, ngai vàng luôn vững của tổ tiên đã truyền lại 6 đời.
Bằng hình thức là lễ Tiên Vương, ai làm vừa ý ngài, ngài sẽ truyền ngôi cho, không nhất thiết phải là con trưởng.
2. Chỉ có Lang Liêu được thần giúp đỡ vì chàng là người thiệt thòi nhất trong tất cả các anh em, lại là người cần mẫn lao động, tự mình làm ra nhiều lúa, khoai là những thứ cần thiết trong đời sống con người.
3. Lí do để Vua Hùng chọn 2 thứ bánh của Lang Liêu đem tế Trời, Đất và Tiên vương đó là: Lang Liêu đã làm vừa ý vua cha; được thể hiện qua câu nói của Hùng Vương:“Lang Liêu đã dâng lễ vật hợp với ý ta”. Ý chí của Vua Hùng cũng là tư tưởng của tổ tiên người Việt: Trọng nông và yêu quý sức lao động của con người. Việc vua cha không chọn những mâm cỗ có những món sơn hào hải vị mà chọn 2 thứ bánh làm bằng hạt gạo đã thể hiện quan niệm đề cao tư tưởng trọng nông, khuyến khích sự phát triển của ngành nông nghiệp lúa nước. Chiếc bánh làm bằng những hạt gạo một nắng hai sương mới làm ra đã kết tinh được ý nguyện của nhân dân, của trời đất. Như thế, Lang Liêu được sự tin tưởng và giao trọng trách đó là hoàn toàn phù hợp và xứng đáng.
4. Ý nghĩa 1: Giải thích tục làm bánh chưng, bánh dày vào ngày Tết.
Ý nghĩa 2: Đề cao trí thông minh của người lao động, của nhà nông.
Ý nghĩa 3: Đề cao ý thức tôn kính tổ tiên.
Ý nghĩa 4: Đề cao đạo lí cao đẹp của dân tộc ta.
Chọn mk nha ^^
1. Vua Hùng chọn người nối ngôi trong hoàn cảnh nào, với ý định ra sao và bằng hình thức gì?
Trả lời:
- Hoàn cảnh vua Hùng chọn ngôi: Giặc ngoài đã yên, vua có thể tập trung chăm lo cho dân được no ấm; vua về già, muốn truyền ngôi.
- Ý định của vua: Người nối ngôi vua phải nối được chí vua, không nhất thiết phải là con trưởng.
- Hình thức: Điều vua đòi hỏi mang tính chất là một câu đố đặc biệt để thử tài: Nhân ngày lễ Tiên vương, các lang dâng lễ vật sao cho vừa ý vua cha.
2. Vì sao trong các con vua, chỉ có Lang Liêu được thần giúp đỡ?
Trả lời:
Trong các con vua, chỉ có Lang Liêu được thần giúp đỡ vì:
- Lang Liêu là người thiệt thòi nhất: nghèo, chỉ làm việc đồng áng, trồng lúa, trồng khoai. Lang Liêu là con vua nhưng rất gần gũi với dân thường.
- Quan trọng hơn, chàng là người duy nhất hiểu được ý thần ("Trong trời đất không gì có quý bằng hạt gạo [...] Các thứ khác đều ngon, nhưng hiếm, mà người không làm ra được") và thực hiện được ý thần: "Hãy lấy gạo làm bánh mà lễ Tiên vương". Còn các lang khác chỉ biết mang cúng Tiên vương sơn hào hải vị - những món ăn ngon nhưng vật liệu để chế biến thành các món ăn ấy thì con người không làm ra được:
3. Vì sao hai thứ bánh của Lang Liêu được vua cha chọn để tế Trời, Đất, Tiên vương và Lang Liêu được chọn nối ngôi vua?
Trả lời:
- Hai thứ bánh có ý nghĩa thực tế: quý trọng nghề nông, quý trọng hạt gạo nuôi sống con người và là sản phẩm do chính con người làm ra.
- Hai thứ bánh có ý tưởng sâu xa: tượng trưng cho trời, đất và muôn loài.
- Hai thứ bánh, do vậy hợp với ý vua, chứng tỏ dược tài đức của người con có thể nối chí vua. Đem cái quý nhất trong trời đất, của đồng ruộng, do chính tay mình làm ra mà tiến cúng Tiên vương, dâng lên cha thì đúng là người con tài năng, thông minh, hiếu thảo, trân trọng những người sinh thành ra mình.
4. Hãy nêu ý nghĩa của truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy?
Trả lời:
- Truyện giải thích nguồn gốc hai loại bánh cổ truyền của dân tộc: Bánh chưng bánh giầy.
- Truyện đề cao lao động, đề cao nghề nông.
- Giải thích phong tục làm bánh, chưng bánh giầy thờ cúng tổ tiên ngày Tết.
⟹ Truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy có nhiều ý nghĩa, trong đó nổi bật nhất là: thông qua việc giải thích nguồn gốc sự vật (bánh chưng, bánh giầy – hai thứ bánh tiêu biểu cho truyền thống văn hoá ẩm thực của người Việt Nam trong dịp tết cổ truyền Việt Nam), truyện đề cao trí thông minh và lòng hiếu thảo của người lao động, đề cao nghề nông. Qua cách vua Hùng lựa chọn người nối ngôi là Lang Liêu, truyện còn đề cao ý thức tôn kính tổ tiên, xây dựng phong tục tập quán trên cơ sở coi trọng những giá trị sáng tạo thiêng liêng của nhân dân, ca ngợi truyền thống đạo lí cao đẹp của dân tộc Việt Nam.
1. Vua Hùng chọn người nối ngôi trong hoàn cảnh nào , với ý định ra sao và bằng hình thức gì ?
Hoàn cảnh: Vua Hùng đã già mà không biết trường ngôi cho ai để cai quản đất nước.
Ý định của ngài là nhân dân ta ấm no, ngai vàng luôn vững của tổ tiên đã truyền lại sáu đời.
Bằng hình thức là Lễ Tiên vương, ai làm vừa ý ta, ta sẽ truyền không nhất thiết phải là con trưởng.
2. Vì sao trong các con vua , chỉ có Lang Liêu được thần giúp đỡ ?
Chỉ có Lang Liêu được thần giúp đỡ vì chàng là người thiệt thòi nhất trong tất cả các con của vua, lại là người cần mẫn lao động, tự mình làm ra nhiều lúa, khoai là những thứ cần thiết trong đời sống con người.
3. Vì sao hai thứ bánh của Lang Liêu được vua cha chọn để tế Trời , Đất , Tiên vương và Lang Liêu được chọn nối ngôi vua ?
Lí do để vua Hùng chọn hai thứ bánh của Lang Liêu đem tế Trời, Đất và Tiên vương đó là: Lang Liêu đã làm vừa ý vua cha; được thể hiện qua câu nói của Hùng vương : “Lang Liêu đã dâng lễ vật hợp với ý ta”. Ý chí của Vua hùng cũng là tư tương của tố tiên người Việt : trọng nông và yêu quý sức lao động của con người. Việc vua cha không chọn những mâm cỗ có những món sơn hào hải vị mà chọn hai thứ bánh làm băng hạt gạo đã thể hiện quan niệm đề cao tư tưởng trọng nông khuyến khích sự phát triển của ngành nông nghiệp lúa nước. Chiếc bánh làm bằng những hạt gạo một nắng hai sương mới làm ra đã kết tinh được ý nguyện của nhân dân, của trời đâ't. Như thế, Lang Liêu được sự tin tưởng và giao trọng trách đó là hoàn toàn phù hợp và xứng đáng.
4. Hãy nêu ý nghĩa của truyền thuyết Bánh chưng , bánh giầy.
Ý nghĩa của truyền thuyết bánh chưng, bánh dày:
+ Giải thích tục làm bánh chưng, bánh giầy vào ngày Tết.
+ Đề cao chí thông minh, lòng hiếu thảo của người lao động, của người nông.
+ Đề cao ý thức tôn kính tổ tiên.
+ Đề cao đạo lí cao đẹp của dân tộc.