cái gì đây? tôi làm gì có nick này ? tôi làm gì có trả lời câu hỏi nào ? tại sao người ta ghi tôi trả lời 54 câu hỏi ?
Em hãy chọn phương án trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi sau: Câu 1: Từ “ai” trong câu nào dưới đây là từ dùng để hỏi?
A. Anh ta đem hoa này tặng ai vậy?
B. Ông ta gặng hỏi mãi nhưng không ai trả lời.
C. Anh về lúc nào mà không báo cho ai biết cả vậy?
D. Cả xóm này ai mà không biết chú bé lém lỉnh đó!
Câu 2: Trạng ngữ trong câu: “Với tất cả sự nỗ lực của mình, tôi có thể vượt qua mọi khó khăn, trở ngại.” thuộc loại nào sau đây?
A. Trạng ngữ chỉ điều kiện B. Trạng ngữ chỉ mục đích
C. Trạng ngữ chỉ phương tiện D. Trạng ngữ chỉ nguyên nhân
Câu 3: Các bộ phận chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ trong câu: “Cái hình ảnh trong tôi về cô, đến bây giờ, vẫn còn rõ nét.” được sắp xếp theo thứ tự nào sau đây?
A. Trạng ngữ - vị ngữ - chủ ngữ
B. Chủ ngữ - trạng ngữ - vị ngữ
C. Trạng ngữ - chủ ngữ - vị ngữ
D. Chủ ngữ - vị ngữ - trạng ngữ
Câu 4: Dòng nào sau đây chưa phải là một câu hoàn chỉnh?
A. Những cô bé ngày nào nay đã trưởng thành.
B. Hương cau ngan ngát khắp vườn nhà.
C. Trên vòm cây, bầy chim hót líu lo.
D. Hình ảnh người dũng sĩ đội mũ sắt, mặc áo giáp sắt, cưỡi ngựa sắt, vung roi sắt xông thẳng vào quân giặc.
Câu 5: Cho các câu:
(1) Nó rơi từ trên tổ xuống.
(2) Tôi đi dọc lối vào vườn.
(3) Con chó chạy trước tôi.
(4) Tôi nhìn dọc lối đi và thấy một con sẻ non mép vàng óng, trên đầu có một nhúm lông tơ.
(5) Chợt nó dừng chân và bắt đầu bò, tuồng như bắt đầu thấy một vật gì.
Cần sắp xếp các câu trên theo cách nào sau đây để tạo thành đoạn văn hoàn chỉnh? A. (2) - (3) - (5) - (4) - (1)
B. (2) - (3) - (1) - (4) - (5)
C. (2) - (3) - (5) - (1) - (4)
D. (2) - (3) - (4) - (5) - (1)
Câu 6: Câu: “Cây trên núi đảo lại thêm xanh mượt, nước biển lại lam biếc đậm đà hơn hết mọi khi và cát lại vàng giòn hơn nữa.” có mấy vế câu?
A. Bốn vế câu B. Ba vế câu
C. Một vế câu D. Hai vế câu
Câu 7: Chủ ngữ trong câu: “Ngay cuối làng, trên mảnh đất bằng phẳng và lốm đốm những khóm hoa, lũ trẻ con xóm Đoài cùng xóm Đông đá bóng.” là gì ?
A. lũ trẻ con xóm Đoài cùng xóm Đông B. những khóm hoa
C. mảnh đất bằng phẳng D. lũ trẻ con
Câu 8: Trong câu: “Còn lá buồm thì cứ căng phồng như ngực người khổng lồ đẩy thuyền đi.” có mấy quan hệ từ?
A. Bốn quan hệ từ B. Hai quan hệ từ
C. Ba quan hệ từ D. Một quan hệ từ
Câu 9: “Mùi thơm huyền diệu đó hoà với mùi của đất ruộng cày vỡ ra, mùi đậu đã già mà người nông phu hái về phơi nắng, mùi mạ non lên sớm xanh màu hoa lí, mùi khoai sắn, mùi rau cần ở các ruộng xâm xấp nước đưa lên.”
Trong câu trên, em xác định được bao nhiêu vị ngữ của câu?
A. Hai vị ngữ B. Một vị ngữ
C. Ba vị ngữ D. Bốn vị ngữ
Câu 10: Thành ngữ “chân cứng đá mềm” được cấu tạo theo cách nào sau đây?
A. Danh từ - tính từ - danh từ - tính từ B. Tính từ - danh từ - tính từ - danh từ
C. Động từ - tính từ - động từ - tính từ D. Động từ - danh từ - động từ - danh từ
Câu 11: Có mấy hình ảnh được so sánh với “quả dừa” trong đoạn thơ sau ?
Thân dừa bạc phếch tháng năm, Quả dừa - đàn lợn con nằm trên cao.
Đêm hè, hoa nở cùng sao,
Tàu dừa - chiếc lược chải vào mây xanh.
Ai mang nước ngọt, nước lành, Ai đeo bao hũ rượu quanh cổ dừa.
(Trần Đăng Khoa)
A. Hai hình ảnh B. Bốn hình ảnh
C. Ba hình ảnh D. Một hình ảnh
Câu 12: Câu nào sau đây có trạng ngữ chỉ nơi chốn?
A. Vào khoảng tháng tư tháng năm, trên khắp các mặt hồ mặt ao, hoa sen bắt đầu nở rộ.
B. Thu về, khi lá bàng vẫn còn xanh, gốc bàng là nơi tụ họp của chúng em.
C. Để đáp ứng nhu cầu của những người yêu quý súc vật, một phụ nữ ở Pháp vừa mở khu cư xá đầu tiên dành cho các vị khách du lịch bốn chân.
D. Vào những ngày cuối xuân, đầu hạ, khi nhiều loài cây đã khoác màu áo mới thì cây sấu mới bắt đầu chuyển mình thay lá.
Câu 13: Câu nào sau đây có chứa từ in nghiêng là từ mang nghĩa chuyển?
A. Tổ quốc tôi như một con tàu
Mũi thuyền ta đó - mũi Cà Mau.
(Xuân Diệu)
B. Trời sinh ra trước nhất Chỉ toàn là trẻ con.
(Xuân Quỳnh)
C. Cua ngoi lên bờ
Mẹ em xuống cấy...
(Trần Đăng Khoa)
D. Em Cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi
Em ngủ cho ngoan, đừng rời lưng mẹ
(Nguyễn Khoa Điềm)
Câu 14: Cho đoạn văn sau: “Sầu riêng là loại trái quý của miền Nam. Hương vị nó hết sức đặc biệt, mùi thơm đậm, bay rất xa, lâu tan trong không khí... Sầu riêng thơm mùi thơm của mít chín quyện với hương bưởi, béo cái béo của trứng gà, ngọt cái vị của mật ong già hạn. Hương vị quyến rũ đến kì lạ.”
(Theo Vũ Tú Nam)
Đoạn văn trên có mấy câu đơn, mấy câu ghép?
A. Ba câu đơn, một câu ghép B. Bốn câu đơn, không có câu ghép
C. Một câu đơn, ba câu ghép D. Hai câu đơn, hai câu ghép
Câu 15: Cho các câu: “Mọi người đều sững sờ vì lời thú tội của Chôm. Nhưng nhà vua đã đỡ chú bé đứng đậy. Ngài hỏi còn ai để chết thóc giống không.”
Các câu văn trên được liên kết với nhau bằng cách nào?
A. Lặp từ ngữ và dùng từ nối
B. Thay thế từ ngữ và dùng từ nối
C. Lặp từ ngữ và thay thế từ ngữ
D. Lặp từ ngữ
Câu 16: Có mấy tính từ trong câu sau:“Một sợi khói mỏng manh bay lên rồi nến im lìm trong bóng tối.”?
A.Hai tính từ B. Một tính từ C. Ba tính từ D. Bốn tính từ
Câu 17: Trong bài thơ sau, những sự vật nào được nhân hoá?
Chú bò tìm bạnMặt trời rúc bụi tre Buổi chiều về nghe mát Bò ra sông uống nước Thấy bóng mình ngỡ ai Bò chào: “Kìa anh bạn! Lại gặp anh ở đây!”
Nước đang nằm nhìn mây Nghe bò, cười toét miệng Bóng bò chợt tan biến
Bò tưởng bạn đi đâu
Cứ ngoái trước nhìn sau “Ậm ò...” tìm gọi mãi.
(Phạm Hổ)
A. Chú bò, mặt trời, nước B. Mây, nước, chú bò
C. Chú bò, mặt trời D. Mây, nước, chú bò, mặt trời
Câu 18: Vị ngữ trong câu: “Trên nền cát trắng tinh, nơi ngực cô Mai tì xuống đón đường bay của giặc, mọc lên những bông hoa tím.” là gì?
A. trắng tinh
B. mọc lên
C. tì xuống đón đường bay của giặc
D. mọc lên những bông hoa tím
Câu 19: Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ láy? A.Rậm rạp, rơm rạ, nồng nàn, hăng hắc
B. Rậm rạp, nồng nàn, bãi bờ, hăng hắc
C. Rậm rạp, nồng nàn, hăng hắc, không khí D.Rậm rạp, lạ lùng, nồng nàn, hăng hắc
Câu 20: Các dấu phẩy trong câu: “Hoa lá, quả chín, những vạt nấm ẩm ướt và con suối chảy thầm dưới chân đua nhau toả mùi hương.” được dùng để làm gì?
A. Đánh dấu ranh giới giữa những từ ngữ có cùng chức vụ trong câu
B. Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép
C. Đánh dấu ranh giới giữa một từ ngữ với bộ phận chú thích của nó
mn giúp mình trả lời câu hỏi này
Em hãy đặt một câu ghép có sử dụng quan hệ từ để nói về phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam.
cho mình hỏi: Maria và Mach chơi hỏi nhau. Họ rất tinh ma, Maria đã nghĩ ra một câu hỏi để hỏi Mach, cô ấy tin rằng Mach sẽ không trả lời được. Hỏi đó là câu hỏi gì mà Mach sẽ không trả lời được mà không ai có thể trả lời được?
CHUYỆN BÁN HÀNG
Những người bán ớt sẽ luôn gặp phải câu hỏi như thế này, "ớt của anh (chị) có cay không?", gặp câu hỏi như thế thì phải trả lời sao đây nhỉ?
Nếu nói cay, những người sợ cay, họ sẽ bỏ đi ngay; còn nếu bảo không cay, cũng có thể khách hàng lại là người thích ăn cay, như vậy việc làm ăn lại gặp rủi ro.
Một ngày kia, không có việc gì làm, tôi đến đứng bên cạnh chiếc xe ba gác của một chị bán ớt, thử xem chị ấy giải quyết hai vấn đề hoàn toàn tương phản này như thế nào.
Nhân lúc không có người đến mua, tôi cố làm ra vẻ thông minh mà nói với chị ấy rằng: "Chị hãy chia số ớt này thành hai đống đi, nếu có người muốn mua cay thì cho họ đống này, còn nếu không, thì cho họ đống kia". Chị bán ớt cười với tôi, dịu dàng nói: "Không cần đâu!" Đang nói thì một người đến mua, và điều thần kỳ đã xảy ra, rốt cuộc bà chủ đã nói thế nào nhỉ? Hãy mau xem tiếp...
Quả nhiên chính là hỏi câu đó: "Ớt của chị có cay không?" Chị bán ớt rất chắc chắn mà bảo khách hàng rằng: "Màu đậm thì cay, còn nhạt thì không cay!" Người mua ngỡ là thật, chọn xong liền trả tiền, vui lòng mà đi. Chẳng mấy chốc, những quả ớt có màu nhạt chẳng còn lại bao nhiêu.
Lại có khách hàng đến, vẫn là câu hỏi đó: "Ớt của chị có cay không?" Chị bán ớt nhìn vào số ớt của mình một cái, liền mở miệng nói... Lần này bà chủ trả lời: "Ớt dài thì cay, ớt ngắn không cay!" Quả nhiên, người mua liền dựa theo tiêu chuẩn phân loại của chị mà bắt đầu chọn lựa. Kết quả lần này chính là, ớt dài rất nhanh đã hết sạch.
Nhìn những quả ớt vừa ngắn vừa đậm màu còn sót lại, trong lòng tôi nghĩ: "Lần này xem chị còn nói thế nào đây?" Tuy thế, khi một khách hàng khác hỏi: "Ớt có cay không?" Chị bán ớt hoàn toàn tự tin mà trả lời rằng: "Vỏ cứng thì cay, vỏ mềm không cay!". Tôi thầm bội phục, không phải vậy sao, bị mặt trời phơi cả nửa ngày trời, quả thực có rất nhiều quả ớt vì mất nước mà trở nên nhũn đi. Chị bán ớt bán xong số ớt của mình, trước khi đi, chị nói với tôi rằng: "Cách mà cậu nói đó, thật ra những người bán ớt chúng tôi đều biết cả, còn cách của tôi thì chỉ có mình tôi biết thôi". Thật là thần kỳ vậy! Chỉ cần một chút khéo léo, bà chủ đã bán ớt nhanh hơn.
Câu hỏi :
Câu 5: Em thấy chị bán ớt là người như thế nào qua cách bán ớt của chị?
Câu 6: Từ câu chuyện trên, em rút ra được bài học gì cho bản thân ?
Câu 7: Trong câu: Chị bán ớt là người thông minh, khéo léo. Từ đồng nghĩa với từ thông minh là:
Help mình với!
Em hãy viết 2 câu bày tỏ ý kiến của mình về cách ứng xử của người con đối với cha mẹ trong công việc thường ngày tại nhà? nhanh lên mình đang rất gấp cảm ơn ai đã trả lời câu hỏi này
Theo em, vì sao câu chuyện có tên là Cây cỏ nước nam (Sgk Tiếng Việt 5 tập 1 trang 68)
Mn trả lời giúp em câu này nha, em cần gấp lắm ạ, sgk và trang em đã ghi ở trên, mn vào xem đi r giúp em tr l câu hỏi này nha, nếu mn k có sách thì mn đánh trên google là Hanhtrangso.nxbgd.vn r mn ấn vào cái Chân trời sáng tạo xem ngay đó ạ r mn bấm vào cái số lớp 5 sau đó mn bấm vào cuốn sách tiếng việt á, mn bấm đọc sách r mn nhập số trang cần tìm xong giải giúp em nha. Em cảm ơn mn nhiều thiệt nhiều luôn ạ, giúp em nha, iu mn <3
1.Đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi:
LỘC NON
Ở phương Nam nắng gió thừa thãi này, được chứng kiến những mầm đa còn non tơ, quả thật là giây phút hiếm hoi.
Ban sáng, lộc cây vừa mới nhú. Lá non còn cuộn tròn trong búp, chỉ hơi hé mở. Đến trưa lá đã xòe tung. Sáng hôm sau, lá đã xanh đậm lẫn vào màu xanh bình thường của các loài cây khác.
Tôi ngẩn ngơ nhìn vòm đa bên kia đường đang nảy lộc. Không có mưa bụi lất phất như rây bột. Không có một chút rét ngọt. Trời vẫn chang chang nắng. Những vòm lộc non đang đung đưa kia vẫn ru tôi nhè nhẹ trở lại quê nhà trong thoáng chốc. Lòng đường vẫn loang loáng bóng người, xe qua lại. Chẳng ai để ý đến vòm cây đang lặng lẽ chuyển mùa.
Nhưng kìa, một cô bé đang đạp xe đi tới. Cô ngước nhìn vòm cây, mỉm cười. Xe chầm chậm dừng lại. Vẫn ngồi trên yên xe, cô ngửa cổ nheo mắt nhìn lên vòm xanh. Có một đợt gió, cây rung cành, rủ xuống lả tả những vỏ búp màu hồng nhạt. Cô bé rụt cổ lại cười thích thú, cái cười không thành tiếng. Cô dang tay, cố tóm bắt những chiếc vỏ búp xinh xinh. Cứ thế, cô bé đứng dưới gốc đa một lát rồi chầm chậm đạp xe đi. Vừa đạp, cô bé vừa ngoái đầu lại như bịn rịn... Rồi bóng cô chìm dần giữa dòng người.
Lòng tôi vừa ấm lại trong phút chốc, chợt nao nao buồn.
(Trần Hoài Dương)
Câu 1. Lộc non được tả trong bài là lộc của loài cây nào?
A, cây đa
B. cây na
C. cây liễu
D. cây đào
2.Câu 2. Tác giả có nhận định gì khi được chứng kiến lộc non?
A. Quả thật là giây phút thừa thãi.
B. Quả thật là giây phút bình thường.
C. Quả thật là giây phút hiếm hoi.
D. Quả thật là giây phút khiến tác giả ngẩn ngơ.
3.Câu 3. Lá của lộc non vào buổi sáng hôm trước được tả thế nào?
A. Lá xòe tung.
B. Lá vừa mới nhú, còn cuộn tròn trong búp, chỉ hơi hé mở.
C. Lá xanh đậm lẫn vào màu xanh bình thường của các loài cây khác.
D. Tất cả các ý trên.
4.Câu 4. Vòm cây đang nảy lộc giữa thời tiết thế nào?
A. Trời mưa bụi lất phất như rây bột.
B. Trời có một chút rét ngọt.
C. Trời vẫn chang chang nắng.
D. Tât cả các ý trên.
5.Câu 5. Dòng nào nêu đúng các hoạt động của "cô bé" được nhắc đến trong bài đọc?
A. Đạp xe đi tới, ngước nhìn, mỉm cười, ngửa cổ, nheo mắt nhìn lên vòm xanh.
B. Cười thích thú, dang tay, cố tóm bắt những chiếc vỏ búp xinh xinh.
C. Đứng dưới gốc đa một lát rồi, chầm chậm đạp xe đi, ngoái đầu lại như bịn rịn.
D. Tất cả các đáp án trên.
6.Câu 6. Dòng nào nêu đúng nhất nội dung chính của bài?
A. Bài văn miêu tả vẻ đẹp tươi non, tràn đầy sức sống của lộc non đồng thời cho thấy vẻ đẹp đó khơi gợi trong lòng người những xúc cảm thật đặc biệt.
B. Bài văn miêu tả sự phát triển nhanh chóng của lộc non và tỉnh yêu thiên nhiên của tác giả.
C. Bài văn miêu tả sự thay đổi nhanh chóng của lộc non cũng như tình yêu thiên nhiên của cô bé.
D. Cả B và C.
Tìm 5 danh từ, 5 động từ và 5 tính từ phù hợp để miêu tả bức tranh.
Lưu ý: Em sẽ trả lời câu này bằng cách điền vào khung trả lời bên dưới:
Danh từ:..., Động từ..., Tính từ...