I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi : “Một mai, một cuốc, một cần câu, Thơ thần dầu ai vui thú nào. Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ, Người khôn, người đến chốn lao xao. Thu ăn năng trúc, đồng ăn giá, Xuân tắm hồ sen, hạ tầm ao. Rượu, đến cội cây, ta sẽ uống, Nhìn xem phủ quý tựa chiêm bao." (Nhàn, Trang 128, Ngữ văn 10, Tapl NXBGDVN) đó? Câu 1 (0.5 điểm): Xác định nhịp thơ ở câu thơ 1? Nêu tác dụng của cách ngắt nhịp Câu 2 ( .0 di tilde e m). Tìm biện pháp tu từ trong câu thơ 3 và 4? Hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ đó? Câu 3 (0.5 điểm): Triết lí sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm được thể hiện như thế nào qua hai câu kết của bài thơ? Câu 4 (1.0 di tilde e m) : Anh/chị hiểu như thế nào là nhàn? Quan niệm về chữ nhàn của tác giả trong bài thơ trên?
Mọi người giúp mình với mình sắp thi rồi =((
Tuần 32: Đề số 7 - Ngữ văn 10
I.Phần I : Đọc hiểu (4đ)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
“...Bóng tà như giục cơn buồn;
Khách đà lên ngựa, người còn ghé theo.
Dưới dòng nước chảy trong veo
Bên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha...”
( Trích: “Truyện Kiều” - Nguyễn Du )
1. Xác định PTBĐ chính? (Phương thức biểu đạt)
2. Văn bản trên được viết theo thể loại nào?
3. Chỉ ra các chi tiết tiêu biểu trong văn bản?
4. Nêu nội dung chính của văn bản trên?
5. Những nét đặc sắc về nghệ thuật được sử dụng trong văn bản?
6. Ý nghĩa văn bản?
II. Phần 2: Làm văn (6đ)
Anh (chị) hãy phân tích đoạn thơ sau:
“Gươm mài đá, đá núi cũng mòn,
Voi uống nước, nước sông phải cạn.
Đánh một trận, sạch không kình ngạc,
Đánh hai trận, tan tác chim muông.”
(Trích: “Đại cáo bình Ngô” - Nguyễn Trãi)
-Hết-
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn văn bản sau và trả lời các câu hỏi: “Hạnh phúc là kỹ năng và đã là kỹ năng mọi người có thể được đào tạo để có hạnh phúc ấy. Cả cổ học và khoa học hiện đại cùng tương đồng ở một điểm: muốn hạnh phúc con người phải làm chủ được thân tâm của mình. Vì thế con người phải kiểm soát được các tác động bên ngoài. Có những kỹ năng về xã hội và tình cảm ảnh hưởng rất lớn đến hạnh phúc và những kỹ năng này hoàn toàn có thể được đào tạo. Như kỹ năng đối phó và ứng xử với cảm xúc, tạo ra những mối quan hệ tích cực với người chung quanh. Sự đồng cảm vị tha kết nối con người lại cũng được chứng minh là rất quan trọng để có hạnh phúc. (…) Những nghiên cứu gần đây cho thấy hạnh phúc là nhân chứ không phải là quả. Có nghĩa là bạn hạnh phúc thì bạn sẽ giàu có hơn, nhiều bạn bè hơn và thịnh vượng hơn, chứ không phải vì bạn thịnh vượng hơn mà bạn hạnh phúc hơn. Tôi nghĩ con người phải quay về với chính mình, nhìn sâu vào bên trong mình, hãy dành thời gian lắng nghe mình. Nếu mình không lắng nghe mình thì chẳng có ai trên thế giới chấp nhận lắng nghe mình. Và nếu chúng ta không kết nối được với bản thân mình thì cũng không thể kết nối với người chung quanh. Kết nối với mình để mình kết nối với người khác chứ không phải sầu muộn. Cũng như sự đồng cảm sẽ không có ý nghĩa gì nếu không trao cho người khác.” (Trích lời của Giáo Sư Hà Vĩnh Thọ, Giám đốc Trung tâm Hạnh phúc Quốc gia của Bhutan) 1. Nêu chủ đề của đoạn văn bản trên. 2. Theo tác giả, con người cần làm gì để có hạnh phúc? 3. Tại sao tác giả cho rằng Sự đồng cảm vị tha kết nối con người lại cũng được chứng minh là rất quan trọng để có hạnh phúc? 4. Anh/ chị có đồng tình với ý kiến “sự đồng cảm sẽ không có ý nghĩa gì nếu không trao cho người khác.” không? Vì sao?
Trả lời giúp mình câu phần 1 đọc hiểu với ạ, mình đang cần gấp Mình cảm ơn!
Đọc hiểu Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi Thôn Đoài ngồi nhở thôn Đông, Một người chín nhớ mười mong một người. Gió mưa là bệnh của giời, Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng. Hai thôn chung lại một làng, Cớ sao bên ấy chẳng sang bên này? Ngày qua ngày lại qua ngày, Lá xanh nhuộm đã thành cây lá vàng. Không sang là chẳng đường sang đã đành Bảo rằng cách trở đò giang, Nhưng đây cách một đầu đình, Có xa xôi mấy mà tình xa xôi. (Trích Tương tư, Nguyễn Bính, Tuyền tập Nguyễn Bính, NXB Văn học, 1986) Trả lời các câu hỏi sau: Câu 1 (0,5 điểm). Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào? Câu 2 (0,5 điểm). Xác định phép gieo vần được sử dụng trong đoạn trích trên. Câu 3 (1,0 điểm). Nêu hiệu quả của phép tu từ nhân hỏa được sử dụng trong câu thơ: Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông. Câu 4 (1,0 điểm). Nhận xét thái độ, tình cảm của chủ thể trữ tình thể hiện trong đoạn trích.
ĐỀ 2
I.PHẦN ĐỌC HIỂU (4.0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi từ 1 đến 6
Ở Phong Châu(1) có người họ Hồ tên là Kỳ Vọng. Cuối đời họ Hồ, Kỳ Vọng đi buôn bán, ngụ ở thành Xương Giang (2), rồi ốm chết ở thành ấy. Người vợ nghèo kiết, không có tiền để đưa ma chồng về quê được, phải đem bán người con gái nhỏ là Thị Nghi cho một nhà phú thương họ Phạm. Người con gái lớn lên, khá có tư sắc, họ Phạm yêu mến rồi cùng nàng tư thông. Vợ Phạm biết việc ấy, bèn mượn cớ khác đánh Thị Nghi một trận đau quá đến chết rồi đem chôm ở bên cạnh làng. Sau đấy mấy tháng hồn Thị Nghi hưng yêu tác quái, biến huyễn đủ vẻ, hoặc nhập vào chị ả buôn tương, hoặc ốp vào cô nàng bán rượu, người có vai vế thì bị dâm sát, người có tiền của thì bị bóc lột, suốt một dải đường mười dặm, người ta đều phải đi trưa về sớm, bảo nhau thấy gái đẹp chớ trêu vào. Sau người làng đó biết là hồn Thị Nghi làm tai làm quái, bèn đào mả tán xương vứt xuống sông, từ đấy việc quấy nhiễu cũng hơi bơn bớt.
(Trích Truyện yêu quái ở Xương Giang Truyền kì mạn lục Nguyễn Dữ).
Câu 1: Chỉ ra phương thức biểu đạt trong đoạn trích trên
Câu 2: Nêu nội dung chính của đoạn trích.
Câu 3:
Câu 4:
Câu 5: Nêu hiệu quả của biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản: “. Sau đấy mấy tháng hồn Thị Nghi hưng yêu tác quái, biến huyễn đủ vẻ, hoặc nhập vào chị ả buôn tương, hoặc ốp vào cô nàng bán rượu, người có vai vế thì bị dâm sát, người có tiền của thì bị bóc lột, suốt một dải đường mười dặm, người ta đều phải đi trưa về sớm, bảo nhau thấy gái đẹp chớ trêu vào”.
Câu 6: Theo anh chị hành động của Thị Nghi . Vì sao?
Phần I: Đọc hiểu (3.0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
Trong một trận đánh quan trọng chống lại đội quân hùng mạnh với số lượng đông gấp bội, vị tướng quân cảm
nhận được cả sự lo lắng và sợ hãi ẩn chứa trên gương mặt và ánh mắt của những người lính của mình. Đêm hôm
đó họ dừng chân cắm trại tại một ngôi đền trong vùng. Sau bữa ăn ông đề nghị những thuộc hạ và binh lính của
mình cùng cầu nguyện trước đền. Sau đó ông lấy ra một đồng xu và nói:
- Ta đã cầu xin thần linh báo ứng trước kết quả của trận đánh quan trọng này. Bây giờ ta sẽ tung đồng tiền này lên,
nếu là mặt sấp chúng ta sẽ chiến thắng. Còn nếu là mặt ngửa chúng ta sẽ thua.
Vị tướng quân tung đồng tiền lên cao. Mọi người đều căng thẳng chăm chú chờ đồng tiền rơi xuống. Mặt sấp! Tất
cả binh lính vô cùng phấn khởi và vững tin đến mức họ bước vào trận chiến đấu bằng tất cả sự dũng mãnh và
niềm tin có được. Và họ đã chiến thắng oanh liệt.
Trong buổi liên hoan mừng thắng trận, các binh lính reo hò và nói với vị tướng:
- Chúng ta đã làm nên một kỳ tích! Đúng là không ai có thể làm thay đổi số phận được
- Đúng vậy! Không ai có thể! Trừ chúng ta.
Viên tướng sau đó lặng lẽ lấy ra đồng xu cho mọi người xem.
Cả hai mặt đồng tiền đều là sấp!
(Trích “Hạt giống tâm hồn", NXB Tổng hợp TP Hồ Chí Minh, 2015)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên. (0.5 điểm)
Câu 2. Vì sao vị tướng quân có hành động tung đồng tiền xu trước trận đánh?(0.5 điểm)
Câu 3. Theo anh/chị, vì sao họ đã chiến thắng oanh liệt? (1.0 điểm)
Câu 4. Từ nội dung của văn bản, anh/ chị rút ra bài học gì? (Trình bày trong khoảng 7-10 dòng) (1.0 điểm)
Tìm hiểu đoạn trích trong Nguyễn Trãi - Nhà văn hoá lớn (SGK trang 134) và trả lời câu hỏi.
Đọc và trả lời các câu hỏi (mục 1, SGK trang 136, 137)
a. Dùng những cụm từ đầu xanh, má hòng, nhà thơ Nguyễn Du muốn nói điều gì và ám chỉ nhân vật nào trong Truyện Kiều? Cũng như vậy, dùng những cụm từ áo nâu, áo xanh, Tố Hữu muốn chỉ lớp người nào trong xã hội.
b. Làm thế nào để hiểu đúng một đối tượng khi nhà thơ thay đổi tên gọi của đối tượng đó?