Câu 1: Tình hình rừng ở nước ta hiện này là:
A. Diện tích đang tăng
B. Đang bị tàn phá nghiêm trọng
C. Diện tích rừng giảm không đáng kể
D. Không tăng không giảm
Câu2: Điều kiện áp dụng khai thác rừng hiện nay ở Việt Nam là:
A. Chỉ được khai thác dần C. Chỉ được khai thác trắng
B. Chỉ được khai thác chọn D. Cả 3 loại khai thác
Câu 3: Rừng cần được bảo vệ vì:
A. Là nơi cư trú cho các loài sinh vật, nơi nghiên cứu môi trường.
B. Cải biến khí hậu, tạo cân bằng sinh thái, tham gia vào các chu trình sống.
C. Là nguồn tài nguyên quý giá cho đất nước.
D. Cả 3 câu a, b, c.
Câu 4: Mục đích của việc khoanh nuôi phục hồi rừng:
A. Giữ gìn tài nguyên rừng hiện có.
B. Tạo điều kiện phục hồi những rừng bị mất, phát triển thành rừng có sản lượng cao.
C. Tạo điều kiện thuận lợi cho cây trồng sinh trưởng, tỉ lệ sống cao.
D. Cả 3 câu a,b,c.
Câu 5. Khai thác rừng có các loại sau:
A. Khai thác trắng và khai thác dần.
B. Khai thác dần và khai thác chọn.
C. Khai thác trắng, khai thác dần và khai thác chọn.
D. Khai thác chọn và khai thác toàn bộ.
Câu 6. Khi tiến hành khai thác rừng thì chúng ta phải:
A. Chọn cây còn non để chặt.
B. Khai thác trắng khu vực trồng rừng.
C. Chặt hết toàn bộ cây gỗ quý hiếm.
D. Phục hồi rừng sau khi khai thác.
Câu 7. Nhiệm vụ trồng rừng của nước ta trong thời gian tới là:
A. Khai thác rừng phòng hộ.
B. Khai thác rừng ở nơi đất dốc.
C. Khai thác trắng sau đó trồng lại.
D. Tham gia phủ xanh 19,8 triệu ha đất lâm nghiệp.
Câu 8: Vai trò của chăn nuôi trong nền kinh tế gồm:
A. Cung cấp phương tiện di chuyển, sức kéo.
B. Cung cấp lương thực, thực phẩm.
C. Sản xuất vắc-xin.
D. Tất cả đều đúng
Câu 9: Giống vật nuôi quyết định đến
A. năng suất và chất lượng sản phẩm vật nuôi .
B.lượng thịt.
C. lượng mỡ.
D.lượng sữa
Câu 10: Vai trò của giống vật nuôi trong chăn nuôi là:
A. Cung cấp thực phẩm cho ngành sản xuất.
B. Giống vật nuôi quyết định đến năng suất và chất lượng sản phẩm chăn nuôi.
C. Cung cấp sản phẩm cho tiêu dùng trong nước.
D. Cung cấp sức kéo và phân bón.
Câu 11: Dựa vào hướng sản xuất chính của vật nuôi mà chia ra các giống vật nuôi khác nhau là cách phân loại nào sau đây:
A. Theo mức độ hoàn thiện của giống . B. Theo địa lí.
C. Theo hình thái, ngoại hình. D. Theo hướng sản xuất.
Câu 12: Vật nuôi nào sau đây được phân loại theo đặc điểm ngoại hình?
A. Bò vàng Nghệ An B. Bò lang trắng đen
C. Lợn Đại Bạch D. Lợn Móng Cái
Câu 13: Sự phát triển của vật nuôi có mối liên quan gì với sự sinh trưởng và phát dục?
A. Sự sinh trưởng và phát dục xảy ra cùng một lúc.
B. Sự sinh trưởng và phát dục xảy ra xen kẽ, không liên quan gì nhau.
C. Sự sinh trưởng và phát dục xảy ra xen kẽ, hỗ trợ lẫn nhau.
D. Cả 3 đáp án trên đều sai.
Câu 14: Sự phát dục của vật nuôi là:
A. Sự tăng lên về khối lượng các bộ phận của cơ thể.
B. Sự phát triển của hợp tử và hệ tiêu hoá.
C. Sự thay đổi về chất của các bộ phận trong cơ thể.
D. Sự tăng lên về kích thước các bộ phận của cơ thể.
Câu 15: Sự sinh trưởng của vật nuôi là:
A. Sự tăng lên về khối lượng các bộ phận của cơ thể.
B. Sự tăng lên về khối lượng, kích thước các bộ phận của cơ thể.
C. Sự thay đổi về chất của các bộ phận trong cơ thể.
D. Sự tăng lên về kích thước các bộ phận của cơ thể.
Câu 16: Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm của sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi?
A. Không đồng đều. B. Theo giai đoạn.
C. Theo thời vụ gieo trồng. D. Theo chu kì.
Câu 17: Gà mái bắt đầu đẻ trứng, quá trình đó được gọi là:
A. Sự sinh trưởng.
B. Sự phát dục.
C. Phát dục sau đó sinh trưởng.
D. Sinh trưởng sau đó phát dục.
Câu 18: Xương ống chân của bê dài thêm 5cm, quá trình đó được gọi là:
A. Sự sinh trưởng.
B. Sự phát dục.
C. Phát dục sau đó sinh trưởng.
D. Sinh trưởng sau đó phát dục.
Câu 19: Các yếu tố tác động đến sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi gồm:
A. Đặc điểm di truyền.
B. Điều kiện môi trường.
C. Sự chăm sóc của con người.
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.
Câu 20: Chọn phát biểu sai:
A. Chọn phối là ghép đôi con đực với con cái cho sinh sản theo mục đích chăn nuôi.
B. Chọn phối là nhằm phát huy tác dụng của chọn lọc giống.
C. Chất lượng đời sau sẽ đánh giá được chất lượng của đời trước.
D. Chọn phối còn được gọi khác là chọn đôi giao phối.