ko tên nhá

tìm ý và lập dàn bài cho đề bài sau: Cảm nghĩ về bài thơ Rằm tháng riêng của Hồ Chí Minh

Đặng Phương Linh
10 tháng 12 2021 lúc 15:29

tham khảo

1. Mở bài

Giới thiệu chung về tác giả Hồ CHí Minh và bài thơ Rằm tháng giêng.

2. Thân bài

a. Cảm nghĩ về 2 câu thơ đầu:

Phiên âm:

Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên,
Xuân giang, xuân thuỷ tiếp xuân thiên.

Dịch nghĩa:

Rằm xuân lồng lộng trăng soi,
Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân.

Hình ảnh “nguyệt chính viên” - khi trăng tròn nhất 

→ Khi đêm vào khuya, trăng đã lên nơi cao nhất, phô bày vẻ đẹp mĩ lệ nhất, tỏa ánh sáng dạt dào.

→ Miêu tả không gian rộng lớn, thoáng đãng, tràn ngập ánh sáng dìu dịu của mặt trăng.

Hình ảnh “xuân giang”, “xuân thủy”, “xuân thiên” - sông xuân, nước xuân, trời xuân

→ Những từ xuân được lặp lại nối tiếp nhau để khẳng định mùa xuân, sắc xuân đang tràn ngập khắp nơi

→ Miêu tả khung cảnh mà sông nước và bầu trời như được dung hòa, đan cài làm một bởi mùa xuân

→ Khắc họa bức tranh thiên nhiên mùa xuân trong một đêm trăng rộng lớn, bát ngát vô cùng sinh động tươi đẹp, uyển chuyển.

b. Cảm nghĩ về 2 câu thơ cuối:

Phiên âm:

Yên ba thâm xứ đàm quân sự,
Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền.

Dịch thơ:

Giữa dòng bàn bạc việc quân,
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.

- Hình ảnh con người: “bàn bạc việc quân” - hình ảnh con người là những chiến sĩ - tập trung bàn bạc, lo lắng cho việc nước, việc dân - dù là trong 1 đêm trăng đẹp đến như vậy.

- Thời gian:

“dạ bán quy lai” - đêm đã trôi qua một nửa“nguyệt mãn thuyền” - ánh trăng rải đều lên mặt thuyền - trăng đã lên đến đỉnh - thời điểm khuya nhất của đêm

→ Các chiến sĩ đã bàn bạc hăng say, tập trung đến rất khuya vẫn không dừng lại → Tinh thần quyết tâm, lo lắng cho tổ quốc

 

→ Trăng như một người chiến sĩ cũng thức cùng, lắng lo cùng với các chiến sĩ

→ Tất cả cùng tập trung, cùng đồng lòng vì sự nghiệp bảo vệ tổ quốc

→ Hình ảnh ánh trăng sáng trải đầy thuyền còn tượng trưng cho tương lai sáng rọi phía trước của đất nước khi có những con người hết lòng, hết sức vì tổ quốc như vậy.

- Hình ảnh song hành trăng - con người (nghệ sĩ - chiến sĩ) quen thuộc thường được nhắc đến trong các tác phẩm của Hồ Chí Minh, như:

“Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”

→ Khẳng định sự giao hòa cảm xúc của nhà thơ: vừa là chiến sĩ hết lòng vì đất nước, vừa là nhà thơ với tâm hồn nhạy cảm.

3. Kết bài

Tóm lược đặc sắc nội dung, nghệ thuật bài Rằm tháng giêngNhững cảm nhận, tình cảm của em dành cho bài thơ Rằm tháng giêng.
Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Bùi Văn Khôi
Xem chi tiết
ko tên nhá
Xem chi tiết
ko tên nhá
Xem chi tiết
Helloo
Xem chi tiết
Xem chi tiết
Helloo
Xem chi tiết
Phạm Thị Bảo Linh
Xem chi tiết
Helloo
Xem chi tiết
KHÔNG CÓ TÊNN
Xem chi tiết