Nghệ thuật:
+ Câu hỏi tu từ.
+ Điệp ngữ : Tại sao, sao không...
+ Ẩn dụ: ăn mù tạt = thử thách.
Ẩn chứa của ý vị hài hước đó là: Nhân vật thử thách những ai bắt nạt người khác đọc bài thơ này và đến gặp mình. Thể hiện thái độ, tính cách mạnh mẽ, muốn giúp đỡ, bảo vệ bạn bị nạt của nhân vật. Đồng thời, nhân vật cũng đưa ra tình huống đã bị bắt nạt nhiều lần rồi nhưng vẫn không thích bị bắt nạt một cách vui vẻ, hài hước. So sánh việc bị bắt nạt là "rất hôi", càng làm rõ thêm việc bắt nạt người khác là xấu xa, không đẹp đẽ.
Nghệ thuật :
- Câu hỏi tu từ
- Điệp ngữ : tại sao , sao không .......
- Ẩn dụ : ăn mù tạt - thử thách
TÁc dụng : thể hiện 1 cách rõ ràng hơn thái độ , tính cách mạnh mẽ , muốn giúp đỡ bảo vệ bạn bị nạt của nhân vật
Hok tốt!!!!!!!!!!!!!
1)
Mùa xuân – mùa của vạn vật sinh sôi nảy nở, mùa khơi nguồn cảm hứng thi ca. Trong dòng chảy bất tận ấy Nguyễn Duy cũng đóng góp một khoảng trời xuân rất đỗi dịu nhẹ.
Mùa xuân trở dạ dịu dàng
Hoa khe khẽ hé nhẹ nhàng hương bay
Nhẹ nhàng lộc cựa nách cây
Dịu dàng vương mãi tím mây ngang chiều
Bằng việc sử dụng một loạt từ láy: Dịu dàng, nhẹ nhàng,, khe khẽ….nhà thơ
đã miêu tả, cảm nhận vẻ đẹp dịu nhẹ, đáng yêu của đất trời khi nàng xuân vừa chớm bằng tất cả sự rung động, nâng niu, trân trọng, mến yêu.
Nàng xuân vừa gõ cửa đã xua đi cái lạnh lẽo của mùa đông, phả vào không gian, đất trời hơi thở ấm áp nồng nàn khiến vạn vật bừng tỉnh, hồi sinh. Sức sống mãnh liệt, căng tràn đang trỗi dậy trong cái ‘nhẹ nhàng” cựa của lộc non, chồi biếc, trong cái ‘khe khẽ’’ hé của hoa, trong hương thơm “nhẹ nhàng” thoảng bay của hương ….Sức sống ấy cứ âm thầm chảy, âm thầm trào dâng trong từng làn da, thớ thịt của cỏ cây hoa lá… Những từ láy ấy cứ nhảy nhót, vận động suốt mạch thơ, cứ dịu dàng, êm ái trong sự vận động, biến đổi tinh tế của cảnh vật khi mùa xuân “trở dạ”. Khoảnh khắc dịu dàng tươi đẹp ấy khiến lòng người ấm áp, đắm say với bao cảm xúc mến yêu.
2)Gợi ý:- Giới thiệu: bốn câu thơ của Đoàn Văn Cừ trong bài thơ Chợ tết: miêu tả bức tranh thiên nhiên vùng đồi núi trung du khi tết đến, xuân về với các biện pháp nghệ thuật đặc sắc.
- Chỉ ra và phân tích hiệu quả của các biện pháp tu từ:
+ Biện pháp so sánh: “ Sương trắng rỏ đầu cành như giọt sữa” . Hình ảnh giọt sương “ rỏ” xuống được so sánh như “ giọt sữa” -> Hình dung dáng vẻ tròn đầy, sự ngọt ngào, thơm mát, tinh khiết… của giọt sương ban mai -> Liên tưởng độc đáo.
+ Biện pháp nhân hoá: Tia nắng “nháy” , “ núi uốn mình” , trong chiếc “ áo the xanh”, “ đồi thoa son” –“ nằm” -> Cảnh vật vô tri trở nên sống động như con người: tia nắng như đứa trẻ tinh nghịch, reo vui, núi đồi như cô thiếu nữ đang trang điểm
TRẢ LỜI:
Trong không khí thanh vắng, trên nền âm thanh là tiếng suối xa xa trong trẻo qua biện pháp nghệ thuật so sánh tiếng suối như tiếng hát nhẹ nhàng của con người, hiện lên trước mắt người đọc một bức tranh thuỷ mặc với những mảng trắng đen rất rõ:
"Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa ."
Điệp từ "lồng" được sử dụng thật đắt, thật hay bởi nó khiến cho bức tranh đêm trăng rừng khuya không chỉ có tầng lớp , đan cài, quấn quýt, mà còn tạo nên vẻ đẹp lung linh, chỗ đậm chỗ nhạt rất ấn tượng.
Một cảnh lớn, nét bút đậm như vút lên cao: ánh trăng chiếu sáng cây cổ thụ giữa rừng khuya. Một cảnh nhỏ ở tầng thấp vẽ bằng nét bút mảnh mai nhưng tỉ mỉ hơn: Bóng cây, lá ngả vào hoa thành những mảng đen tương phản với những bông hoa khác, ánh trăng chiếu vào càng sáng lấp lánh. Chỉ có hai màu sáng - tối, trắng - đen mà người đọc có thể hình dung đủ trăm nghìn màu sắc.
nếu 2 câu đầu là nói đến cảnh đẹp ở chiến khu VB thì 2 câu sau nói đến tâm tư,tình cảm của tác giả.điệp từ chưa ngủ đã thể thể hiện rõ điều đó.bác hồ chưa ngủ vì cảnh đẹp nhưng cũng vì nước nhà đang chiến tranh.Bác đang suy nghĩ về các chiến lược ,vì vậy mà Bác chưa ngủ .Diệp từ chưa ngủ đã làm nổi bật lên tâm hồn của người cha già kính yêu.
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.
qua bài thơ cho ta thấy được các biện pháp tu từ đã làm nổi bật được tình yêu thiên nhiên đất nước của chủ tịch hồ chí minh
%HT%