Bài 1: Nhận xét cấu tạo của bài văn sau:
Nắng trưa
Nắng cứ như từng dòng lửa xối xuống mặt đất. Buổi trưa ngồi trong nhà nhìn ra sân, thấy rất rõ những sợi không khí nhỏ bé, mỏng mảnh, nhẹ tênh, vòng vèo lượn từ mặt đất bốc lên, bốc lên mãi. Tiếng gì xa vắng thế? Tiếng võng kẽo kẹt kêu buồn buồn từ nhà ai vọng lại. Thỉnh thoảng, câu ru em cất lên từng đoạn ạ ời..... Hình nhưu chị ru em. Em ngủ và chị cũng thiu thiu ngủ theo. Em chợt thức làm chị bừng tỉnh và tiếp tục câu ạ ời. Cho nên câu hát cứ cất lên từng đoạn rồi ngừng lại, rồi cất lên, rồi lại lịm đi trong cái nặng nề của hai mi mắt khép lại. Con gà nào cất lên một tiếng gáy. Và ở góc vườn, tiếng cục tác làm nắng trưa thêm oi ả, ngột ngạt. Không một tiếng chim, không một sợi gió. Cây chuối cũng ngủ, tàu lá lặng đi như thiếp vào trong nắng. Đường làng vắng ngắt. Bóng tre, bóng duối cũng lặng im. Ấy thế mà mẹ phải vơ vội cái nón cũ, đội lên đầu, bước vào trong nắng, ra đồng cấy nốt thửa ruộng chưa xong. Thương mẹ biết bao nhiêu, mẹ ơi!
..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... .....................................................................................................................................
Bài 2: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
Mùa đông đã về thực sự rồi. Mây từ trên cao theo các sườn núi trườn xuống, chốc chốc lại gieo một đợt mưa bụi trên những mái lá chít bạc trắng. Hoa rau cải hương vàng hoe, từng vạt ẩn hiện trong sương bên sườn đồi. Con suối lớn ồn ào, quanh co đã thu mình lại, phô những dải sỏi cuội nhẵn nhụi và sạch sẽ... Trên những ngọn cơi già nua, những chiếc lá vàng cuối cùng còn sót lại đang khua lao xao trước khi từ giã thân mẹ đơn sơ.
(Theo Ma Văn Kháng)
a. Đoạn văn miêu tả cảnh thiên nhiên vào mùa nào? Ở đâu? ..................................................................................................................................... .....................................................................................................................................
b. Tác giả đã miêu tả những sự vật nào?
..................................................................................................................................... .....................................................................................................................................
c. Nhà văn đã sử dụng những giác quan nào để quan sát và miêu tả cảnh vật? ..................................................................................................................................... .....................................................................................................................................
Bài 3: Đọc bài văn sau và thực hiện các yêu cầu dưới đây:
Khi nắng vàng đã dịu, những bông phượng đỏ không còn ngời lên ngọn lửa chói chang loá mắt mà chỉ lập loè như những hòn than đỏ... Khi ngững đợt sóng gió lay lay cây, vừa uốn cong những tàu lá còn trơ trên ngọn gió, thì cũng là lúc trống trường báo hiệu vừa kết thúc hai tiết học. Khu trường phăng phắc im lìm giờ đã túa ra từ các lớp một đàn bướm trắng. Rồi không ai bảo ai thành đội ngũ chỉnh tề để tập thể dục theo nhịp trống. Khi bạn điều khiển buổi tập nghiêm trang hô: "Thể dục!", chúng em đồng thanh đáp lại "Khoẻ!". Và sau đó là một đàn ong vỡ tổ, chúng em tảng mác khắp sân trường theo một kế hoạch đã bày định ngay giờ chơi thứ nhất. Xung quanh em là những tiếng ồn ào, náo nhiệt. Sắc trắng của áo và màu đỏ của những chiếc khăn quàng cứ qua lại, biến động trước mắt thật vui nhộn. Giáo viên: Hải Yến Bồi dưỡng Tiếng Việt 5 Tổng đài tư vấn: 0932 39 39 56 Vinastudy.vn – Hệ thống giáo dục trực tuyến số 1 Việt Nam Dưới gốc bàng, các bạn nữ đang chơi trò nhảy dây. Những bước chân nhảy lên nhảy xuốngđèu đặn theo sợi dây thun quay tròn. Tiếng thình thịch cứ thập thình nghe như có ai đang giã gạo. Nhìn những bạn nữ đôi má đỏ hây hây với những giọt mồ hôi chảy lóng lánh trên trán kéo dài theo đuôi lông mày, em thấy một niềm vui vô tư ánh lenn trong cặp mắt các bạn. Đằng xa, trên khoảng trống đầy bụi đất, mù mịt những bàn chân xê dịch, những tiếng reo hò và cười nói vang trời. Các bạn nam chơi trò: "Mèo đuổi chuột". Chú chuột cứ thoăn thoắt len lỏi khắp nơi, chú mèo cũng đáo đẻ lao nhanh cố gắng bắt chuột. Mèo chuột cứ đâm sầm vào đám người này rồi đến đám người kia khiến cho cả đám đông cứ co giãn hoài và tiếng cười nói, tiếng la hét cứ cuộn thành từng đợt. Ở bãi cỏ rộng hơn nữa, bên ngoài nửa sân bóng là cột gôn rộng, thủ thành đang đứng dang chân khom khom, mặt mày nhễ nhại mồ hôi và cặp mắt chăm chú nhìn quả bóng một cách căng thẳng. Những cầu thủ của đội bóng trường đang lần lượt chạy lấy đà để sút như trời giáng vào khung thành từ những quả bóng mười một mét. Quả bóng cứ như tên bắn xoáy lốc hết góc phải, góc trái, trên cao. dưới thấp. Lâu lâu thủ thành mới tóm gọn dược một quả. Cậu ta nở nụ cười mãn nguyện và đám cổ động viên la hét điên cuồng. Ở hàng lang, các thầy cô giáo nhìn tụi em vui tươi dưới ánh mắt bao dung và mỉm cười khi thấy chú mèo vồ chượt chú chuột đến nỗi ngã chổng bốn vó lên trời. Trên cành cao của cây bàng, những chú chim nghiêng ngiêng cặp mắt láu lỉnh nhìn chúng em chơi. Rồi bắt chiéc máy bạn học sinh, chúng chuyển từ cành này sang cành khác đuổi bắt nhau, kêu líu lo lảnh lót thật vui tai. Tiếng trống đã vang lên. Mọi người xếp hàng vào lớp. Sân trường lại im phăng phắc. Mấy chú chim ngơ ngác bay vút lên trời xanh đuổi theo đám mây trắng xa xa.
(Theo Lê Thanh Hà)
a. Cảnh được miêu tả ở đây là gì?
..................................................................................................................................... .....................................................................................................................................
b. Bài văn có mấy phần? Nêu nội dung của từng phần. .....................................................................................................................................
..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... .....................................................................................................................................
c. Xác định trình tự miêu tả trong bài văn.
..................................................................................................................................... .....................................................................................................................................
Bài 4: Lập dàn ý bài văn tả cảnh mưa rào.
..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... .....................................................................................................................................