Tìm khởi ngữ trong câu sau và viết lại thành câu không có khởi ngữ.
Còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo: "Cô có cái nhìn sao mà xa xăm!".
(Lê Minh Khuê, Những ngôi sao xa xôi)
Tìm khởi ngữ trong câu và chuyển thành câu không có khởi ngữ:
"Kiện ở huyện,bất quá mình tốt lể,quan trên mới xử cho được"
Tìm khởi ngữ trong câu và chuyển thành câu không có khởi ngữ:
"Kiện ở huyện,bất quá mình tốt lể,quan trên mới xử cho được"
Bài tập 1: Xác định khởi ngữ trong các câu sau:
a. Hăng hái học tập, đó là đức tính tốt của học sinh.
b. Ăn thì ăn những miếng ngon.
Làm thì chọn việc cỏn con mà làm.
c. Còn chị, chị công tác ở đây à?
d. Là một học sinh, tôi có trách nhiệm học tập tốt.
Bài tập 2: Tìm khởi ngữ trong các câu và đoạn trích sau:
a. Còn chú nó thì mặc chú nó đấy.
b. Trang phục không có pháp luật nào can thiệp, nhưng nó có các qui tắc ngầm phải tuân thủ,
đó là văn hóa xã hội. Đi đám cưới không thể lôi thôi lếch thếch, mặt nhọ nhem, chân tay lấm
bùn. Đi đám tang không được mặc áo quần lòe loẹt, nói cười oang oang.
c. Mà y, y không muốn chịu của Oanh một tí gì gọi là tử tế.
Bài tập 3: Thêm những từ ngữ cần thiết để nhận diện khởi ngữ cho các khởi ngữ đã tìm ở bài
tập 2:
Bài tập 4: Chuyển đổi các câu sau thành câu có khởi ngữ:
a. Ông giáo ấy không hút thuốc, không uống rượu.
b. Nước biển đông cũng không đo được lòng căm thù giặc của Trần Quốc Tuấn.
c. Tôi cứ ở nhà tôi, làm việc của tôi.
Bài tập 5: Tìm khởi ngữ trong các câu văn sau đây:
a. Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi.
Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng.
b. Đối với những bài thơ hay ta nên chép vào sổ tay và học thuộc.
c. Ba bông hồng này em vừa hái ở vườn về.
d. Đối với học sinh thì cần có trách nhiệm học tập tốt.
e. Bao giờ cũng vậy đeo kính lên rồi thầy giáo mới kiểm tra bài cũ.
g. Các loại chim ta không nên bắn giết.
h. Quyển sách này mình đọc rồi.
i. Đối với các thầy giáo thì Minh rất kính trọng ; đối với các bạn trẻ thì Minh rất khiêm tốn
quí mến và sống chan hòa.
“Còn chúng tôi thì chạy trên cao điểm cả ban ngày. Mà ban ngày chạy trên cao điểm không phải chuyện chơi. Thần chết là một tay không thích đùa. Hắn ta lẩn trong ruột những quả bom. Tôi bây giờ còn một vết thương chưa lành miệng ở đùi. Tất nhiên, tôi không vào viện quân y. Việc nào cũng có cái thú của nó.”
1. Chỉ ra một câu phủ định và các phép liên kết trong đoạn trích.
2. Tại sao trong đoạn trích, có lúc người kể xưng “chúng tôi”, có lúc lại xưng “tôi”?
3. Từ các nhân vật trong đoạn trích và những hiểu biết thực tế, em hãy viết đoạn văn khoảng 12 – 15 câu trình bày suy nghĩ về vai trò của lòng dũng cảm trong cuộc sống. Đoạn văn có sử dụng khởi ngữ (chỉ rõ khởi ngữ).
Tìm khởi ngữ trong câu sau: “Còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo: “Cô có cái nhìn sao mà xa xăm!” ?
A. Còn mắt tôi
B. Còn
C. Anh lái xe bảo
D. Sao mà xa xăm
1: gạch chân khởi ngữ có trong câu sau và chuyển câu có khởi ngữ đó thành câu ko có khỏi ngữ.
a) một bài thơ hay ko bao giờ ta đọc qua 1 lần mà bỏ xuống được
b) đối với việc học tập, cách đó chỉ là lừa mình dối người, đối với việc làm người thì cách đó thể hiện phẩm chất tầm thường thấy kém
2: chuyển các câu sau thành các câu có khởi ngữ
a) mẹ làm việc của mẹ, bố làm việc của bố. chảng ai quan tâm đến em bé cả
b) bạn hoa nói rất hay cười rất duyên
Đọc đoạn trích sau và xác định những câu có thành phần khởi ngữ? Chỉ rõ.
“Một con chim sổ lồng bay đi rồi lại quay về là điều ít có, nên không thể không bàn cãi. Nhà tôi mỗi người có mỗi ý khác nhau.
[...] Có ý tán thêm:
- Nó ghiền nước đường như người ta ghiền rượu, ghiền bia vậy. Phải không mày, khướu?
Riêng tôi, tôi nghĩ khác nhưng không nói. Nói đến tự do, người ta thường nghĩ đến đội cánh. Khi nói đến đôi cánh, người ta nghĩ đến tự do. Đôi cánh với tự do như đồng nghĩa. Con khướu này, đôi cánh của nó đã dạng ra mênh mông trên bầu trời tự do rồi sao nó lại khép cánh trở lại cái lồng nhỏ hẹp này.”
Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi:
Một cô giáo trường công đã giúp tôi hiểu rõ cái ý nghĩa phức tạp của việc cho và nhận.
Khi nhìn cách tôi cầm sách trong giờ tập đọc, hiển nhiên cô đã nhận thấy có gì không bình thường; cô liền thu xếp cho tôi đi khám mắt. Cô không đưa tôi đến bệnh viện mà dẫn tôi tới bác sĩ nhãn khoa riêng của cô, không phải kiểu làm việc thiện mà như với một người bạn. Thật ra, tôi ngạc nhiên về hành động đó đến nỗi không nhận biết được chuyện gì đã xảy ra, cho tới một ngày kia cô đưa cho tôi một cặp kính.
“Em không thể nhận được. Em không có tiền trả đâu”, tôi nói, cảm thấy xấu hổ vì nhà mình nghèo.
Cô liền kể chuyện cho tôi nghe: “Hồi cô còn nhỏ, một người hàng xóm đã mua kính cho cô. Bà ấy bảo một ngày kia cô sẽ trả cặp kính đó bằng cách tặng kính cho một cô bé khác. Em thấy chưa, cặp kính này đã được trả tiền từ trước khi em ra đời.”
Thế rồi cô nói với tôi những lời nồng hậu nhất mà chưa ai từng nói với tôi: “Một ngày nào đó em sẽ mua kính cho một cô bé khác”.
Cô nhìn tôi như một người cho. Cô làm tôi thành người có trách nhiệm. Cô tin tôi có thể có một cái gì để trao cho người khác. Cô chấp nhận tôi như thành viên của cùng một thế giới mà cô đang sống. Tôi bước ra khỏi phòng, giữ chặt kính trong tay, không phải như kẻ vừa nhận một món quà, mà như người chuyển tiếp món quà đó cho kẻ khác với tấm lòng tận tụy.
( Theo Bin-li Đa-vít, trong Trái tim người thầy,
NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh, 2004)
Câu 1: Nêu phương thức biểu đạt chính của văn bản?
Câu 2: Xác định nội dung chính của văn bản?
Câu 3: Hãy đặt nhan đề cho văn bản?
Câu 4: Viết bài văn nghị luận ngắn( khoảng một mặt giất thi) trình bày suy nghĩ của em về bài học cuộc sống mà em rút ra từ ngữ liệu trong phần đọc hiểu trên.