Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
nthv_.

[TÌM HIỂU NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ LÍ LUẬN VĂN HỌC CHO VĂN CHUYÊN - PART 4]
“Nhà văn không có phép thần thông để vượt ra ngoài thế giới này, nhưng thế giới này trong con mắt nhà văn phải có hình sắc riêng". (Hoài Thanh)
                       ~ NHÀ VĂN - TƯ CHẤT VÀ SỨ MỆNH ~
A. PHẨM CHẤT CỦA NHÀ VĂN
     1. Một tâm hồn nhạy cảm, một trực giác sắc bén
“Có kẻ nói từ khi các thi sĩ ca tụng cảnh núi non, hoa cỏ; núi non hoa cỏ trông mới đẹp, từ khi có người lấy tiếng chim kêu, tiếng suối chảy làm đề ngâm vịnh, tiếng chim, tiếng suối nghe mới hay. Lời ấy tưởng không có gì là quá đáng.” (Hoài Thanh)


Một nhà văn đúng nghĩa phải là người sẵn có một tâm hồn nhạy cảm, tinh tế để bắt trọn những chuyến biến tế vi nhất của cuộc đời và phải có tài “đào sâu", lục tìm sâu những bản chất thật của con người dưới lớp màn hiện thực. Trực giác sắc bén và tâm hồn nhạy cảm giúp người nghệ sĩ có cách sống “chiều sâu" hơn người thường, có những trải nghiệm mà không ai có được. Cái sắc bén ấy thể hiện qua từng ánh nhìn, từng cử chỉ, nét mặt, … và cả lời nói, giúp nhà văn thu nhặt được những hình ảnh rõ nét nhất dù chỉ là thoáng qua hay những lát cắt tế vi nhất về đời và người.
     2. Một trái tim giàu xúc cảm
“Bắt rễ ở cuộc đời hằng ngày của con người, văn nghệ lại tạo được sự sống cho tâm hồn người. Nghệ thuật mở rộng khả năng của tâm hồn, làm cho con người vui buồn nhiều hơn, yêu thương và căm hờn được nhiều hơn, tai mắt biết nhìn, biết nghe thêm tế nhị, sống được nhiều hơn.” (Nguyễn Đình Thi)


Cái cốt của cảm xúc trong văn học là xúc cảm chân thành từ nhà văn, ngay cả đến nhà văn bình thường nhất. Muốn làm một nhà văn, ắt anh phải mang trong mình những tình cảm tha thiết nhất, yêu thương sâu đậm nhất với mọi điều trong đời. Những tình cảm chớm nở sẽ thôi thúc tâm trí anh cầm bút sáng tạo. Tâm hồn người nghệ sĩ rung động trước cuộc đời và sự rung động ấy sẽ khơi nguồn nên những dòng cảm xúc trong họ. Nhờ có nguồn cảm hứng ấy mà tác phẩm anh mới trở nên ấm nồng như suối nguồn thi cảm mà dạt dào, xao xuyến.
     3. Khả năng suy tưởng phong phú
“Theo quy luật điển hình hoá của văn học, qua một giọt sương để thấy cả bầu trời. Nghệ sĩ lớn là người có khả năng chưng cất cả đại dương vào trong một giọt nước, cả vũ trụ vào trong một giọt sương. Tầm cỡ nhà văn là viết về những cái không đâu, vặt vãnh nhưng khơi gợi được những vấn đề lớn, liên quan đến số phận con người, nhân loại.” (Hà Thị Hoài Phương)


Trí tưởng tượng giúp nhà văn mở ra một thế giới mới dựa trên hiện thực cuộc sống, từ đó mà nhào nắn, mài dũa nó theo góc nhìn của chính mình. Thế giới của nhà văn phải thực hơn hiện thực, phải truyền tải được những thông điệp tốt đẹp, phơi bày cái đẹp tinh tuý của cuộc đời từng bị ẩn giấu. Sự liên tưởng như con nhện giăng tơ, kết nối mọi sự vật, hiện tượng, sự việc lại với nhau, tạo nên tiền đề cho sự hình thành chỉnh thể nghệ thuật.
     4. Sự từng trải
“Sống đã, rồi hãy viết.” (Nam Cao)


Muốn sinh ra một tác phẩm phơi bày được các mặt tối của hiện thực đời sống, buộc anh phải chứng kiến được, cảm nhận được, trải qua được những “đau khổ" ấy. Mỗi nghịch cảnh trong cuộc sống đều sinh ra những tác giả với một chất văn riêng: người giàu sang thì sinh ra thoải mái, vô tư; người cùng bần hoạn nạn thì sinh ra uất ức, không cam chịu; … Từ đó, ta thấy hiện thực đời sống hằng ngày như chất xúc tác quan trọng làm nên một nhà văn có tầm vóc tư tưởng lớn.
     5. Sự điêu luyện trong cách sử dụng ngôn từ
“Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay, làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi, và sáng tạo những cái gì chưa có.” (Nam Cao)


Cái tài của nhà văn là phải biết sử dụng ngôn từ. Không có năng lực sử dụng ngôn ngữ, thì dù cho có ý tưởng sáng tạo đến mấy, trí tưởng tượng phong phú đến đâu thì cũng chỉ là lý thuyết suông trên nền giấy trắng. Biết cách biến hoá ngôn từ thì văn anh mới hay, mới thấm, mới sâu, mới bộc tả được hết hiện thực cuộc sống và truyền tải được những thông điệp mà anh gửi vào từng con chữ. Đây chính là công cụ đắc lực tạo nên tính nghệ thuật cho tác phẩm.
B. SỨ MỆNH CỦA NHÀ VĂN
     1. Dẫn lối đến cái đẹp: nhà văn phải là người kết nối được tâm hồn của độc giả đến với cái đẹp trong “thế giới" của mình. Phải cho độc giả thấy được những nét đẹp lạ ở những chi tiết không ai ngờ tới, cái đẹp kín đáo mà e thẹn dưới lớp màn hiện thực, cái đẹp của bản chất con người bị vùi dập dưới một xã hội đen tối.
     2. Xây đắp nên thế giới tâm hồn con người: văn chương là cái nôi nuôi dưỡng tâm hồn con người, vì thế mà tác giả có nhiệm vụ phải đem hết tâm can, máu thịt của mình để viết, viết cho cái đẹp cuộc đời. Nhà văn phải là người thấu hiểu hồng trần, biết cách xoa dịu những nỗi đau người đọc từ những câu từ của mình, giúp tâm trí người đọc trở nên tốt đẹp hơn, thức tỉnh trong ta ý chí hướng thiện, đưa ta trở về bến bờ chân - thiện - mỹ.
     3. Là chiến sĩ trên mặt trận tư tưởng: nhà văn là người đấu tranh cho lý tưởng cao đẹp của hồn người. Ngòi bút của nhà văn là “súng", họ cầm lên để lên án những thứ xấu xa, bỉ ổi của đời sống để bảo vệ những người thấp yếu, bảo vệ cho những điều tốt đẹp, cho một cuộc sống tươi sáng hơn. Một nhà văn chân chính phải là người có dũng khí để vạch trần những mặt tối đang ngày một bào mòn hạnh phúc và tự do của nhân sinh. 

nthv_.
6 tháng 4 2023 lúc 22:46

Cái lưng của toi chưa bao giờ thực sự là ổn =))

Đừng ai thắc mắc sao hong có phần "Một số câu lý luận văn học hay" nha, tại mỗi ý của phần A là tui có gắn một câu rồi đó ~~

ミ꧁༺༒༻꧂彡
6 tháng 4 2023 lúc 22:57

văn học cũng chỉn chu đấy :))

 

Võ Ngọc Phương
7 tháng 4 2023 lúc 16:49

Part 4 có vẻ dài hơn trước.

Nguyễn thành Đạt
7 tháng 4 2023 lúc 20:48

Nói gì chứ em thấy rằng là con lớp trưởng của lớp em 


Các câu hỏi tương tự
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
‿✿Kօҟմʂհìҍօ︵❣
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Gia Hân
Xem chi tiết
Nguyễn thu
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết