Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Nguyễn Ngọc Anh

Thuyết minh về nón lá Việt Nam

lạc lạc
29 tháng 11 2021 lúc 15:03

bạn tham khảo

 

Nón lá là hình ảnh quen thuộc, gần gũi đối với người phụ nữ Việt Nam từ xưa tới nay. Chiếc nón lá gắn với tà áo dài truyền thống, với lời ăn tiếng nói, phong tục tập quán của Việt Nam. Và nón là chính là biểu tượng của Việt Nam đối với bạn bè các nước năm châu, là linh hồn, là tinh hoa của nét đẹp nghìn năm văn hiến.

Là một biểu tượng của người phụ nữ Việt, chiếc nón lá gắn liền với cả đời sống vật chất và tinh thần của chúng ta. Đi khắp miền đất nước, hình ảnh chiếc nón lá vẫn luôn là hình ảnh chúng ta dễ bắt gặp hơn cả. Đó vừa là nét đẹp bình dị, mộc mạc, duyên dáng của người phụ nữ Việt, vừa là một biểu tượng văn hóa của một đất nước trọng tình trọng nghĩa của nước Nam ta. Biểu tượng ấy đã góp phần làm nên một vẻ đẹp rất Việt Nam.

Thật vậy, đi đâu trên đất nước Việt Nam, chúng ta đều bắt gặp hình ảnh chiếc nón là mộc mạc, chân chất nhưng lại ẩn chứa nhiều tầng ý nghĩa. Nón lá không chỉ là vật dụng của người phụ nữ chân quê, mà nó còn là món quà tinh thần mà Việt Nam dành tặng các nước trên thế giới. Không phải đi đâu, người ta cũng biết đến nón lá Việt Nam có tầng sâu ý nghĩa. Tất cả đều có nguyên do của nó.

 

Nón lá xuất hiện từ rất lâu, khoảng 2500-3000 TCN và được lưu truyền cho đến ngày nay. Đối với người phụ nữ Việt thì nón lá lá biểu tượng quan trọng trong cuộc sống của họ. Từ trong những làn điệu dân ca, đến những lời thơ, câu văn đều thấp thoáng hình ảnh chiếc nón lá Việt Nam đi liền với tà áo dài truyền thống.

 

Để tạo ra chiếc nón lá như hiện nay, cần sự tỉ mỉ và kì công của người làm nón. Phải có cái tâm, cái tình thì mới tạo nên được những chiếc nón có thiết kế tài tình và họa tiết tỉ mỉ như vậy. Ngay từ khâu lựa chọn nguyên liệu đã thấy được sự kì công của người đan nón. Làm nón cần cả tấm lòng chứ không phải chỉ cần có đôi tay. Những người thổi hồn vào những chiếc nón là những người thực sự có tâm.

 

Nón lá có thể được làm từ lá cọ hoặc lá dứa tùy mỗi vùng miền. Sự khác nhau của nón lá ở mỗi loại được thể hiện rõ nét trên từng sản phẩm. Rất dễ dàng để người dùng có thể nhận ra sự khác biệt này. Ở khu vực Nam Bộ với đặc trưng trồng nhiều dừa nên nghề làm nón phát triển mạnh mẽ và được lưu truyền từ đời này sang đời khác.

 

Khi lựa chọn lá cọ hoặc lá dừa cũng cần phải cẩn thận chọn lá dày, màu xanh đậm, không bị rách, có nổi gân để làm nón đẹp và chắc chắn nhất. Khi chọn lá xong cần phải phơi lá cho thật mềm tùy thời gian để tạo độ đàn hồi cho chiếc lá trong quá trình làm ra sản phẩm.

 

Một khâu quan trọng không kém chính là làm vành nón, nó sẽ tạo nên chiếc khung chắc chắn có thể giữ được lớp lá ở bên ngoài. Tre cần được gọt giũa thật mềm và dẻo dai, trau chuốt tỉ mỉ. Khi uốn cong cần cẩn thận để không bị gãy hoặc bị bẻ cong. Bởi vậy khâu chọn tre làm vành nón cũng cần cẩn thận và thật tỉ mỉ.

 

Sau khi đã làm được khung nón thì người làm nón bắt đầu chằm nón, tức là gắn kết vành nón với lá nón làm sao cho hai cái này kết dính, không tách rời khỏi nhau. Làm giai đoạn này càng tỉ mỉ thì chiếc nón sẽ được hoàn thành một cách chắc chắn và đẹp mắt nhất.

ミ★ήɠọς τɾίếτ★彡
29 tháng 11 2021 lúc 15:03

Tham khảo

 

Từ hàng ngàn năm trước cho đến ngày nay, chiếc nón lá luôn được xem là biểu tượng của Việt Nam, đi kèm với áo dài là trang phục truyền thống của phụ nữ Việt Nam. Nón lá đã giúp tôn lên vẻ đẹp của phụ nữ Việt Nam.

Chiếc nón xuất hiện từ khi nào không ai biết. Từ thời xưa đã có câu: ‘Nón Chuông, khua lụa, quai thao làng Đơ”. Như thế, nón lá Việt Nam đã có một lịch sử rất lâu đời. Hình ảnh tiền thân của chiếc nón đã được chạm khắc trên trống đồng Ngọc Lũ, trên thạp đồng Đào Thịnh vào khoảng 2.500 – 3.000 năm về trước. Từ xa xưa, nón đã hiện diện trong đời sống thường ngày của người Việt qua nhiều chuyện kể. Chiếc nón lá Việt Nam là một phần cuộc sống nông nghiệp bình dị và hòn hậu của con người Việt Nam.

Người Việt từ nông thôn cho tới thành thị đều dùng nón lá, nhưng ít người để ý xem nón lá được làm như thế nào? Đế làm được một chiếc nón đẹp, người làm nón phải tỉ mỉ từ khâu chọn lá, phơi lá, chọn chỉ, đến độ tinh xảo trong từng đường kim, mũi chỉ. Người chằm nón phải chọn lá tươi từ ngoài chợ về, sau đó sấy lá trên bếp than (chứ không phơi nắng) cho lá khô nhưng vẫn giữ được sắc xanh tươi. Rồi lại phơi sương tiếp từ 2 giờ đến 4 giờ để cho lá mềm. Rồi dùng một búi vải tròn và một miếng gang đặt trên bếp than có độ nóng vừa phải để ủi sao cho từng chiếc lá lại thật phẳng phiu.

Mỗi chiếc lá được chọn lựa kĩ càng một lần nữa và cắt gọn còn 50 cm. Với cây mác sắc, họ chuốt từng sợi tre thành 16 nan vành một cách công phu; sau đó uốn thành vòng thật tròn trịa và bóng bẩy. Nón bài thơ Huế rất mỏng bởi nó chỉ có 2 lớp lá: lớp lá trong gồm 20 lá, lớp lá ngoài gồm 30 lá và lớp bài thơ được nằm ở giữa. Khi soi lên ánh sáng, ta đọc được bài thơ, nhìn thấy rõ hình cầu Tràng Tiền hay chùa Thiên Mụ.

Nón được chằm bằng sợi ni lông dẻo, dai, săn, chắc, và có màu trắng trong suốt. Các lá nón không được xộc xệch, đường kim, mũi chỉ phải đều tăm tắp. Nhìn bên ngoài, những vòng tròn đồng tâm cuộn xoắn tạo thành khung nó hết sức bắt mắt.

Nón lá ở Việt Nam có nhiều loại khác nhau qua từng giai đoạn lịch sử: nón dấu là nón có chóp nhọn của lính thú thời xa xưa. Nón gò găng hay nón ngựa sản xuất ở Bình Định làm bằng lá dứa đội khi cưỡi ngựa. Nón rơm làm bằng cọng rơm ép cứng. Nón quai thao thường được người miền Bắc dùng trong lễ hội. Nón lá sen cũng còn được gọi là nón liên diệp. Nón thúng là thứ nón lá tròn bầu giống cái thúng. Nón chảo là thứ nón bo tròn lên như cái chảo úp. Nón bài thơ ở Huế là thứ nón lá mỏng có lồng hình hay một vài câu thơ.

Dù nón có nhiều loại, song nét đặc thù chung của nó là rộng vành để chống nóng và có mái dốc để thoát nước nhanh, che mưa. Nón là bạn của người nông dân và mang nhiều chức năng thú vị: là chiếc quạt trong những trưa nắng trên cánh đồng, là chiếc ca múc nước, giỏ đựng đồ đi chợ…

Nón còn công dụng ở chỗ tránh mưa, tránh nắng. Ngoài chức năng ứng phó với môi trường tự nhiên, chiếc nón còn hướng tới mục đích làm đẹp cho con người và phù hợp với cảm quan thẩm mĩ của người Việt: đẹp một cách tế nhị, kín đáo. Dưới vành nón, đôi mắt, nụ cười, lúm đồng tiền, những sợi tóc mai, cái gáy trắng ngần của cô gái dường như được tôn thêm nét duyên dáng, kín đáo mà không kém phần quyến rũ… Ngày nay nón lá còn được làm để bán cho khách du lịch nước ngoài mua nón, đội cho vui, mang về nước làm kỉ niệm.

Muốn nón lá được bền lâu chỉ nên đội khi trời nắng, tránh đi mưa, tránh dùng mạnh tay làm méo nón. Sau khi dùng nên cất vào chỗ bóng râm, không phơi ngoài nắng sẽ làm cong vành, lá nón giòn và ố vàng làm làm mất tính thẩm mĩ và giảm tuổi thọ của nón.

Chiếc nón gợi nguồn cảm hứng cho thơ, cho nhạc. Đã có hẳn một bài về hát về nón: “Nón bài thơ, em đội nón bài thơ, đi đón ngày hội mở”… Giữa những kênh rạch, sông nước chằng chịt ở miệt vườn Nam Bộ, ai đó đã phải ngẩn ngơ vì “Nón lá đội nghiêng tóc dài em gái xõa”. Chiếc nón còn gợi nhớ dáng mẹ tảo tần.

Chiếc nón lá chính là biểu tượng của Việt Nam, là đồ vật truyền thống và phổ biến trên khắp mọi miền đất nước. Nó là người bạn thủy chung của những con người lao động một nắng hai sương. Trong nghệ thuật, tiết mục múa nón của các cô gái với chiếc áo dài duyên dáng thể hiện tính dịu dàng, mềm mại và kín đáo của người phụ nữ Việt Nam. Nếu ở một nơi xa xôi nào đó không phải trên đất nước Việt Nam, bạn bỗng thấy chiếc nón lá, dó chính là Việt Nam. Chiếc nón cùng với áo dài, áo cánh, váy lĩnh, yếm đào, thắt lưng bao,… chiếc nón được coi là một thứ phục trang truyền thống của phụ nữ Việt Nam.

* Lục Chi Ngang Nhan Mạt...
29 tháng 11 2021 lúc 15:05

Tham khảo:

Từ hàng ngàn năm trước cho đến ngày nay, chiếc nón lá luôn được xem là biểu tượng của Việt Nam, đi kèm với áo dài là trang phục truyền thống của phụ nữ Việt Nam. Nón lá đã giúp tôn lên vẻ đẹp của phụ nữ Việt Nam.

Chiếc nón xuất hiện từ khi nào không ai biết. Từ thời xưa đã có câu: ‘Nón Chuông, khua lụa, quai thao làng Đơ”. Như thế, nón lá Việt Nam đã có một lịch sử rất lâu đời. Hình ảnh tiền thân của chiếc nón đã được chạm khắc trên trống đồng Ngọc Lũ, trên thạp đồng Đào Thịnh vào khoảng 2.500 – 3.000 năm về trước. Từ xa xưa, nón đã hiện diện trong đời sống thường ngày của người Việt qua nhiều chuyện kể. Chiếc nón lá Việt Nam là một phần cuộc sống nông nghiệp bình dị và hòn hậu của con người Việt Nam. Người Việt từ nông thôn cho tới thành thị đều dùng nón lá, nhưng ít người để ý xem nón lá được làm như thế nào? Đế làm được một chiếc nón đẹp, người làm nón phải tỉ mỉ từ khâu chọn lá, phơi lá, chọn chỉ, đến độ tinh xảo trong từng đường kim, mũi chỉ. Người chằm nón phải chọn lá tươi từ ngoài chợ về, sau đó sấy lá trên bếp than (chứ không phơi nắng) cho lá khô nhưng vẫn giữ được sắc xanh tươi. Rồi lại phơi sương tiếp từ 2 giờ đến 4 giờ để cho lá mềm. Rồi dùng một búi vải tròn và một miếng gang đặt trên bếp than có độ nóng vừa phải để ủi sao cho từng chiếc lá lại thật phẳng phiu. Mỗi chiếc lá được chọn lựa kĩ càng một lần nữa và cắt gọn còn 50 cm. Với cây mác sắc, họ chuốt từng sợi tre thành 16 nan vành một cách công phu; sau đó uốn thành vòng thật tròn trịa và bóng bẩy. Nón bài thơ Huế rất mỏng bởi nó chỉ có 2 lớp lá: lớp lá trong gồm 20 lá, lớp lá ngoài gồm 30 lá và lớp bài thơ được nằm ở giữa. Khi soi lên ánh sáng, ta đọc được bài thơ, nhìn thấy rõ hình cầu Tràng Tiền hay chùa Thiên Mụ. Nón được chằm bằng sợi ni lông dẻo, dai, săn, chắc, và có màu trắng trong suốt. Các lá nón không được xộc xệch, đường kim, mũi chỉ phải đều tăm tắp. Nhìn bên ngoài, những vòng tròn đồng tâm cuộn xoắn tạo thành khung nó hết sức bắt mắt. Nón lá ở Việt Nam có nhiều loại khác nhau qua từng giai đoạn lịch sử: nón dấu là nón có chóp nhọn của lính thú thời xa xưa. Nón gò găng hay nón ngựa sản xuất ở Bình Định làm bằng lá dứa đội khi cưỡi ngựa. Nón rơm làm bằng cọng rơm ép cứng. Nón quai thao thường được người miền Bắc dùng trong lễ hội. Nón lá sen cũng còn được gọi là nón liên diệp. Nón thúng là thứ nón lá tròn bầu giống cái thúng. Nón chảo là thứ nón bo tròn lên như cái chảo úp. Nón bài thơ ở Huế là thứ nón lá mỏng có lồng hình hay một vài câu thơ. Dù nón có nhiều loại, song nét đặc thù chung của nó là rộng vành để chống nóng và có mái dốc để thoát nước nhanh, che mưa. Nón là bạn của người nông dân và mang nhiều chức năng thú vị: là chiếc quạt trong những trưa nắng trên cánh đồng, là chiếc ca múc nước, giỏ đựng đồ đi chợ… Nón còn công dụng ở chỗ tránh mưa, tránh nắng. Ngoài chức năng ứng phó với môi trường tự nhiên, chiếc nón còn hướng tới mục đích làm đẹp cho con người và phù hợp với cảm quan thẩm mĩ của người Việt: đẹp một cách tế nhị, kín đáo. Dưới vành nón, đôi mắt, nụ cười, lúm đồng tiền, những sợi tóc mai, cái gáy trắng ngần của cô gái dường như được tôn thêm nét duyên dáng, kín đáo mà không kém phần quyến rũ… Ngày nay nón lá còn được làm để bán cho khách du lịch nước ngoài mua nón, đội cho vui, mang về nước làm kỉ niệm. Muốn nón lá được bền lâu chỉ nên đội khi trời nắng, tránh đi mưa, tránh dùng mạnh tay làm méo nón. Sau khi dùng nên cất vào chỗ bóng râm, không phơi ngoài nắng sẽ làm cong vành, lá nón giòn và ố vàng làm làm mất tính thẩm mĩ và giảm tuổi thọ của nón. Chiếc nón gợi nguồn cảm hứng cho thơ, cho nhạc. Đã có hẳn một bài về hát về nón: “Nón bài thơ, em đội nón bài thơ, đi đón ngày hội mở”… Giữa những kênh rạch, sông nước chằng chịt ở miệt vườn Nam Bộ, ai đó đã phải ngẩn ngơ vì “Nón lá đội nghiêng tóc dài em gái xõa”. Chiếc nón còn gợi nhớ dáng mẹ tảo tần.

Chiếc nón lá chính là biểu tượng của Việt Nam, là đồ vật truyền thống và phổ biến trên khắp mọi miền đất nước. Nó là người bạn thủy chung của những con người lao động một nắng hai sương. Trong nghệ thuật, tiết mục múa nón của các cô gái với chiếc áo dài duyên dáng thể hiện tính dịu dàng, mềm mại và kín đáo của người phụ nữ Việt Nam. Nếu ở một nơi xa xôi nào đó không phải trên đất nước Việt Nam, bạn bỗng thấy chiếc nón lá, dó chính là Việt Nam. Chiếc nón cùng với áo dài, áo cánh, váy lĩnh, yếm đào, thắt lưng bao,… chiếc nón được coi là một thứ phục trang truyền thống của phụ nữ Việt Nam.


Các câu hỏi tương tự
Hoàng Anh Nguyễn
Xem chi tiết
Huyền_
Xem chi tiết
Huyền_
Xem chi tiết
Kim Yến Nguyễn
Xem chi tiết
Huyền_
Xem chi tiết
Quỳnh Như
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Trần Thị Thuỷ Tiên
Xem chi tiết
Linh Popopurin
Xem chi tiết