Bài làm
Bánh chưng là biểu tượng không thể thiếu trong dịp Tết cổ truyền. Từ xa xưa đến nay, mỗi dịp Tết đến xuân về, người người nhà nhà lại chuẩn về những nồi bánh chưng rất to để đón Tết. Bởi trong tâm thức của mỗi người thì bánh chưng là món ăn mang ý nghĩa sum vầy, ý nghĩa đoàn viên bình dị nhưng ấm áp.
Người xưa vẫn lưu truyền rằng bánh chưng ngày Tết có từ rất lâu. Mọi người vẫn tin rằng bánh chưng bánh giầy có từ thời vua Hùng thứ 6, và cho đến ngày nay thì nó đã trở thành biểu tượng của Tết truyền thống tại Việt Nam. Người đời vẫn luôn cho rằng bánh chưng minh chứng cho sự tròn đầy của trời đất và sự sum vầy của gia đình sau một năm trời làm việc tất bật, vội vã.
Cho dù là ở miền Bắc, Trung hay Nam thì bánh chưng là món ăn không thể thiếu trong ngày Tết. Có thể nói đây là món ăn được chờ đợi nhiều nhất, vì ngày Tết mới đúng là ngày thưởng thức bánh chưng ngon và ấm áp nhất.
Về nguyên liệu, bánh chưng được làm từ những thứ rất đơn giản và dễ chuẩn bị; kết hợp với bàn tay khéo léo của người gói bánh. Nguyên liệu chủ yếu là nếp, lá dong, thịt, đậu xanh giã nhỏ. Mỗi nguyên liệu đều được chọn lọc thật kĩ để có thể tạo nên món ăn ngon và đậm đà nhất. Về phần nếp thì người ta chọn những hạt tròn lẳn, không bị mốc để khi nấu lên ngửi thấy mùi thơm lừng của nếp. Đậu xanh chọn loại đậu có màu vàng đẹp, nấu nhừ lên và giã nhuyễn làm nhân. Người ta sẽ chọn thịt ba chỉ hoặc thịt nạc, trộn với tiêu xay, hành băm nhuyễn. Một nguyên liệu khác không kém phần quan trọng chính là lá dong để gói bánh. Ở một số vùng khác người ta dùng lá chuối gói bánh nhưng phổ thông nhất vẫn là lá dong.
Lá dong cần có màu xanh đậm, có gân chắc, không bị héo và rách nát. Hoặc nếu những chiếc lá bị rách người ta có thể lót bên trong chiếc lá lành để gói. Khâu rửa lá dong, cắt phần cuống đi cũng rất quan trọng vì lá dong sạch mới đảm bảo vệ sinh cũng như tạo mùi thơm sau khi nấu bánh..
Sau khi đã chuẩn bị tất cả các nguyên vật liệu thì đến khâu gói bánh. Gói bánh chưng cần sự tẩn mẩn, tỉ mỉ và khéo léo để tạo nên chiếc bánh vuông vắn cúng viếng ông bà tổ tiên. Nhiều người cần phải có khuôn vuông để gói nhưng nhiều người thì không cần, chỉ cần gấp 4 góc của chiếc lá dong lại là có thể gói được. Bao bọc xung quanh nhân đậu và thịt là một lớp nếp dày. Chuẩn bị dây để gói, giữ cho phần ruột được chắc, không bị nhão ra trong quá trình nấu bánh.
Công đoạn nấu bánh được xem là khâu quan trọng. Thông thường mọi người nấu bánh bằng củi khô, nấu trong một nồi to, đổ đầy nước và nấu trong khoảng từ 8-12 tiếng. Thời gian nấu lâu như thế là vì để đảm bảo bánh chín đều và dẻo. Khi nước bánh sôi, mùi bánh chưng bốc lên nghi ngút. Lúc đó mọi người bắt đầu cảm nhận được không khí Tết đang bao trùm lấy căn nhà.
Bánh chưng sau khi chín được mang ra và lăn qua lăn lại để tạo sự săn chắc cho chiếc bánh khi cắt ra đĩa và có thể để được lâu hơn.
ĐỐi với mâm cơm ngày Tết thì đĩa bánh chưng là điều tuyệt vời không thể thiết. Cũng như trên bàn thờ ngày tết, một cặp bánh chưng cúng tổ tiên là phong tục lưu truyền từ bao đời nay. Bánh chưng tượng trưng cho sự trọn vẹn của trời đất, cho những gì phúc hậu và ấm áp nhất của lòng người.
Trong ngày Tết có rất nhiều lấy bánh chưng làm quà biếu, và đây chính là món quà ý nghĩa tượng trưng cho lòng thành, cho sự chúc phúc tròn đầy nhất.
Mỗi dịp Tết đến xuân về, bánh chưng bốc lên nghi ngút chính là báo hiệu cho sự ấm áp của gia đình. Bánh chưng là biểu tượng ngày Tết mà không có bất cứ loại bánh nào có thể thay thế được. Vì đây là truyền thống, là nét đẹp của con người Việt Nam, cần gìn giữ và tôn trọng từ quá khứ, hôm nay và cả ngày mai nữa.
Bánh chưng là biểu tượng không thể thiếu trong dịp Tết cổ truyền. Từ xa xưa đến nay, mỗi dịp Tết đến xuân về, người người nhà nhà lại chuẩn về những nồi bánh chưng rất to để đón Tết. Bởi trong tâm thức của mỗi người thì bánh chưng là món ăn mang ý nghĩa sum vầy, ý nghĩa đoàn viên bình dị nhưng ấm áp.
Người xưa vẫn lưu truyền rằng bánh chưng ngày Tết có từ rất lâu. Mọi người vẫn tin rằng bánh chưng bánh giầy có từ thời vua Hùng thứ 6, và cho đến ngày nay thì nó đã trở thành biểu tượng của Tết truyền thống tại Việt Nam. Người đời vẫn luôn cho rằng bánh chưng minh chứng cho sự tròn đầy của trời đất và sự sum vầy của gia đình sau một năm trời làm việc tất bật, vội vã.
Thuyết minh về bánh chưng ngày Tết-Văn lớp 8
Cho dù là ở miền Bắc, Trung hay Nam thì bánh chưng là món ăn không thể thiếu trong ngày Tết. Có thể nói đây là món ăn được chờ đợi nhiều nhất, vì ngày Tết mới đúng là ngày thưởng thức bánh chưng ngon và ấm áp nhất.
Về nguyên liệu, bánh chưng được làm từ những thứ rất đơn giản và dễ chuẩn bị; kết hợp với bàn tay khéo léo của người gói bánh. Nguyên liệu chủ yếu là nếp, lá dong, thịt, đậu xanh giã nhỏ. Mỗi nguyên liệu đều được chọn lọc thật kĩ để có thể tạo nên món ăn ngon và đậm đà nhất. Về phần nếp thì người ta chọn những hạt tròn lẳn, không bị mốc để khi nấu lên ngửi thấy mùi thơm lừng của nếp. Đậu xanh chọn loại đậu có màu vàng đẹp, nấu nhừ lên và giã nhuyễn làm nhân. Người ta sẽ chọn thịt ba chỉ hoặc thịt nạc, trộn với tiêu xay, hành băm nhuyễn. Một nguyên liệu khác không kém phần quan trọng chính là lá dong để gói bánh. Ở một số vùng khác người ta dùng lá chuối gói bánh nhưng phổ thông nhất vẫn là lá dong.
Lá dong cần có màu xanh đậm, có gân chắc, không bị héo và rách nát. Hoặc nếu những chiếc lá bị rách người ta có thể lót bên trong chiếc lá lành để gói. Khâu rửa lá dong, cắt phần cuống đi cũng rất quan trọng vì lá dong sạch mới đảm bảo vệ sinh cũng như tạo mùi thơm sau khi nấu bánh..
Sau khi đã chuẩn bị tất cả các nguyên vật liệu thì đến khâu gói bánh. Gói bánh chưng cần sự tẩn mẩn, tỉ mỉ và khéo léo để tạo nên chiếc bánh vuông vắn cúng viếng ông bà tổ tiên. Nhiều người cần phải có khuôn vuông để gói nhưng nhiều người thì không cần, chỉ cần gấp 4 góc của chiếc lá dong lại là có thể gói được. Bao bọc xung quanh nhân đậu và thịt là một lớp nếp dày. Chuẩn bị dây để gói, giữ cho phần ruột được chắc, không bị nhão ra trong quá trình nấu bánh.
Công đoạn nấu bánh được xem là khâu quan trọng. Thông thường mọi người nấu bánh bằng củi khô, nấu trong một nồi to, đổ đầy nước và nấu trong khoảng từ 8-12 tiếng. Thời gian nấu lâu như thế là vì để đảm bảo bánh chín đều và dẻo. Khi nước bánh sôi, mùi bánh chưng bốc lên nghi ngút. Lúc đó mọi người bắt đầu cảm nhận được không khí Tết đang bao trùm lấy căn nhà.
Bánh chưng sau khi chín được mang ra và lăn qua lăn lại để tạo sự săn chắc cho chiếc bánh khi cắt ra đĩa và có thể để được lâu hơn.
ĐỐi với mâm cơm ngày Tết thì đĩa bánh chưng là điều tuyệt vời không thể thiết. Cũng như trên bàn thờ ngày tết, một cặp bánh chưng cúng tổ tiên là phong tục lưu truyền từ bao đời nay. Bánh chưng tượng trưng cho sự trọn vẹn của trời đất, cho những gì phúc hậu và ấm áp nhất của lòng người.
Trong ngày Tết có rất nhiều lấy bánh chưng làm quà biếu, và đây chính là món quà ý nghĩa tượng trưng cho lòng thành, cho sự chúc phúc tròn đầy nhất.
Mỗi dịp Tết đến xuân về, bánh chưng bốc lên nghi ngút chính là báo hiệu cho sự ấm áp của gia đình. Bánh chưng là biểu tượng ngày Tết mà không có bất cứ loại bánh nào có thể thay thế được. Vì đây là truyền thống, là nét đẹp của con người Việt Nam, cần gìn giữ và tôn trọng từ quá khứ, hôm nay và cả ngày mai nữa.
Việt nam là một nước có bề dày về truyền thống và lịch sử với hàng trăm truyền thuyết kể về sự ra đời và hình thành phát triển văn hóa dân tộc. trong số đó sự tích bánh chưng bánh dày là một trong những câu chuyện quen thuộc đối với người dân nước Việt kể về người con trai thứ 18 của vua Hùng đã làm ra loại bánh ngon nhất dâng tặng vua cha để được truyền lại ngôi báu. Qua đó ta biết được nguồn gốc của Bánh chưng – một loại bánh truyền thống mang đậm màu sắc văn hóa. Để tìm hiểu kĩ hơn và biết rõ về loại bánh gắn liền với truyền thống dân tộc này ta cùng đến với đề văn thuyết minh về bánh chưng trong chương trình ngữ văn lớp 9. Và dưới đây là dàn ý hướng dẫn chi tiết và bài làm cụ thể, thông qua đó các bạn có thể tham khảo, có cho mình thêm hiểu biết về bánh chưng đồng thời có cho mình một bài văn thật hay và ý nghĩa nhé.
Bánh chưng thường được gói từ gạo nếp, thịt mỡ, đỗ xanh, hành, tỏi, tiêu... lá rong và lạt để buộc
DÀN Ý THUYẾT MINH VỀ BÁNH CHƯNG LỚP 9
I. MỞ BÀI
Dẫn dắt ,giới thiệu về đối tượng cần thuyết minh: bánh chưng
II. TH N BÀI
Nguồn gốc bánh chưng: nó là loại bánh xuất hiện từ xa xưa theo sự tích bánh chưng bánh dày
Hình dáng và đặc điểm bánh chưng
Hình dáng: Vuông, bọc kín gói bằng dây
Nguyên liệu: gói bằng lá dong, làm từ gạo nếp, đỗ xanh, thịt, hành, hạt tiêu, …
Cách làm bánh chưng
Công đoạn chuẩn bị: nguyên liệu, bếp,..
Công đoạn gói bánh: gói bánh chưng trong một cái khung hình vuông bằng gỗ, cho nguyên liệu( thịt, gạo nếp, đỗ xanh, hành,..) , cố định gói bánh lại bằng hai dây…)
Công đoạn nấu: xếp bánh vào nồi, đun trong tám tiếng với lửa nhỏ
Ý nghĩa của Bánh chưng
Món ăn quen thuộc mỗi ngày tết
Món ăn tinh thần đối với người dân Việt, trở thành một nét văn hóa đẹp
Biểu tượng cho đất, nơi con người sinh sôi nảy nở
III. KẾT BÀI
Khẳng định ý nghĩa và vai trò của bánh chưng chong đời sống vật chất và tinh thần của người dân Việt Nam
Bánh chưng là loại bánh không thể thiếu của ngày tết bạn cũng cần phải tìm hiểu thông tin về thành phần cũng như cách làm bánh để làm bài văn về bánh chưng hay nhất
BÀI VĂN THUYẾT MINH VỀ CÁI BÁNH CHƯNG
Truyền thống Việt Nam bao đời vẫn thật đẹp. Nét đẹp văn hóa ấy còn lưu truyền đến ngày nay qua bao thế hệ . Trong đó có bánh chưng- một loại bánh có nguồn gốc rất kì diệu từ một sự tích từ hàng ngàn năm thời vua Hùng.
Theo sử sách Bánh chưng được truyền lại từ thời các Vua Hùng trong truyền thuyết Lang Liêu, một trong những người con của Vua Hùng đã dùng lúa nếp để làm ra bánh chưng tượng trưng cho đất, bánh dày tượng trưng cho trời. Nhờ hai loại bánh này mà Lang Liêu được cha truyền ngôi báu. Có lẽ vì thế mới xuất hiện hai từ “ngọc thực”.
Bánh chưng là một món ăn tinh thần lâu đời của người Việt, nó được gói hình vuông đẹp mắt bằng lá dong rửa sạch với nước suối. Nguyên liệu làm bánh chưng cũng rất đơn giản và quen thuộc gồm : gạo nếp, đỗ xanh, thịt ba chỉ thơm ngon, hành và một số gia vị như hạt tiêu , muối …Tốt nhất là lá dong bánh tẻ, không già, không non thì gói bánh mới đẹp. Lạt giang chẻ sẵn, mỏng và mềm, màu vàng ngà, rất hợp gói với lá dong xanh. Gạo nếp cái hoa vàng dẻo thơm được ngâm trước từ đêm trước, đem xả rồi xóc cho ráo nước. Đậu xanh đãi sạch vỏ. Thịt lợn xắt miếng to cỡ nửa bàn tay ướp gia vị cho thấm. Lá dong đã được cắt cuống, rửa sạch, lau khô… Tất cả bày sẵn ra chiếc nong, chờ người gói. Các công đoạn gói bánh chưng tưởng chừng đơn giản mà khá tỉ mỉ. Đầu tiên trải lá ra mâm đong một bát gạo đổ vào, dàn đều rồi đổ nửa bát đỗ, xếp hai miếng thịt, lại thêm nửa bát đỗ, một bát gạo nữa. Ta đãi gạo che kín đỗ và thịt rồi nhẹ nhàng bẻ bốn góc lá cho vuông vức, sau đó xiết chặt từng chiếc lạt, thì ta đã có một chiếc bánh chưng hoàn thiện. Sau đó buộc lại từng cặp xếp vào nồi, đổ nước sôi và luộc với ngọn lửa nhỏ lom rom. Luộc bánh chưng thời gian khá dài từ 8 đến 10 tiếng tùy thuộc vào lượng bánh trong nồi. Tất cả những điều cơ bản được hoàn thành, tà chỉ việc ngồi đợi canh nồi đợi bánh chín thơm lừng.
Bánh chưng đối với người dân Việt Nam là món ăn quen thuộc và là món ăn tinh thần không thế thiếu, bánh chưng luôn có sự hiện diện trong đời sống văn hoá ẩm thực và văn hoá tâm linh của người Việt Nam . Đặc biệt trong những ngày lễ tết, bánh chưng được bày trên mâm cúng ông bà tổ tiên tượng trưng cho lòng thành kính của con cháu đối với ông bà, bề trên. Bánh chưng được làm từ những hạt ngọc đã nuôi sống con người từ thuở hoang sơ, nuôi dưỡng cả nên văn hóa của nước nhà, khi ta ăn một miếng bánh chưng sau khi cúng lễ tổ tiên, ông bà, cha mẹ, dư vị thời gian, không gian huyền thoại của lịch sử như cùng quy tụ trong màu xanh của bánh, mùi thơm thảo của hạt nếp tiền nhân để cùng suy ngẫm về một sự tích xa xôi một thời.
Giờ đây, đất nước trên đã phát triển, công nghiệp hóa hiện đại hóa, mọi thứ càng phát triển tiên tiến, những nét truyền thống ngày càng mai một nhưng bánh chưng là món ăn vẫn được người dân Việt chú trọng và gìn giữ. Mặc dù thứ bánh đó đã trở thành món hàng hóa để thu lợi nhuận mỗi khi gần dịp tết, nhưng nó vẫn không bị lãng quên , không bị thay thế bởi những món đồ ăn nhanh của ngước ngoài.
Bánh chưng, một loại bánh gắn liền với lịch sử dân tốc từ thời văn minh lúa nước. Chúng ta những con dân Việt Nam phải cùng nhau giữ gìn nét văn hóa ẩm thực đẹp đẽ ấy và tự hào về nó cũng chính là tự hào về truyền thống dân tộc vẻ vang.
Bánh chưng, dưa hấu, kẹo mứt, bánh téc là những loại thức ăn hay gặp trong ngày tết
BÀI VĂN THUYẾT MINH VỀ CÁI BÁNH CHƯNG LỚP 9 2
“Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ - Cây nêu tràng pháo bánh chưng xanh” . Mỗi khi đến Tết cổ truyền thì hình ảnh về chiếc bánh chưng lại không thể thiếu trên bàn thờ của mỗi gia đình người Việt.
Trước tiên ta sẽ đi tìm hiểu về nguồn gốc của chiếc bánh chưng. Theo truyền thuyết, bánh chưng xuất hiện ở đời vua Hùng thứ 16 do con trai vua là Lang Liêu làm ra để làm lễ tiên vương. Nhờ loại bánh này mà vua cha đã truyền ngôi cho chàng và thứ bánh hình vuông tượng trưng cho mặt đất được nhà vua đặt tên là “ bánh chưng”. Để tạo ra một chiếc bánh chưng thì khâu chọn nguyên liệu là rất quan trọng. Bao gồm: thịt lợn ( thường là thịt ba chỉ), gạo nếp ( ngon nhất là nếp thầu dầu), đỗ xanh, lá dong, lạt và các gia vị như hạt tiêu, hành, thảo quả, muối đường. Những nguyên liệu ấy vừa quen thuộc, vừa gần gũi với chúng ta mà cũng vô cùng ý nghĩa bởi trong trời đất không gì quý bằng hạt gạo. Tiếp theo ta cần biết cách sơ chế nguyên liệu cho hợp lý. Lá dong mua hoặc cắt từ vườn về rồi rửa sạch sau đó dùng khăn lau khô, cắt bớt phần cuống cho vừa với khuôn bánh. Lá gói bánh phải là lá dong tươi, lá to bản và không bị rách, có màu xanh mướt. Những lá bé hơn hoặc bị rách thường làm lá độn. Gạo nếp để gọi bánh thường là gạo thu hoạch vào vụ mùa bởi gạo mùa này có hạt to, tròn, thơm và dẻo hơn gạo vụ chiêm. Gạo nếp vo sạch, ngâm nước trong thời gian từ 12 – 14 tiếng, sau đó vớt ra xóc lại với nước sạch rồi để cho ráo. Đỗ xanh cũng là nguyên liệu cần lựa chọn công phu. Người ta thường mua loại đỗ tiêu, hạt nhỏ, lòng vàng để gói bánh. Đỗ xanh được vỡ đôi ngâm với nước ấm 40 độ trong khoảng 2 giờ cho mềm và nở, sau đó vớt ra đãi sạch vỏ và để ráo nước. Người ta thường bung đỗ nên cho chin rồi nắm thành từng nắm cho tiện gói bánh. Thịt lợn mua về rửa sạch, để ráo nước, sau đó thái thịt thành từng miếng khổ lớn rồi ướp với hành tím thái mỏng, muối tiêu, thảo quả để khoảng 2 tiếng cho ngấm. Người ta dùng thịt ba chỉ để gói bánh vì loại thịt này vừa có mỡ vừa có nạc sẽ khiến cho bánh có vị ngậy, béo. Khi ướp thì không nên dùng nước mắm vì sẽ nhanh bị ôi thiu. Để có lạt gói bánh, người ta mua ống giang về chẻ thành từng nan mỏng. Trước khi gói, nhiều người còn cầu kì ngâm lại với nước muối hoặc hấp lên cho mềm ra.
Để gói bánh chưng đẹp thì không phải là một việc dễ dàng.Trước hết ta xếp hai chiếc lá lồng lên nhau tạo thành hình chữ thập, sau đó đặt khuôn bánh lên sao cho phần giao nhau của hai chiếc lạt nằm ở khoảng giữa của khuôn bánh. Dùng bốn chiếc lá mặt gấp vuông góc với bốn góc của khuôn bánh, xếp vào kín bốn góc sau đó cho thêm các lớp lá độn. Lần lượt xúc một bát gạo trải đều lên lớp lá, bẻ nửa nắm đỗ trải đều lên lớp gạo. Lấy hai, ba miếng thịt đặt lên trên lớp đỗ làm nhân. Sau đó lại tiếp tục trải nửa nắm đỗ còn lại rồi đổ tiếp một bát gạo nữa cho đầy mép khuôn. Gấp lần lượt lá độn rồi lá mặt sao cho tạo thành mặt phẳng so với các mép khuôn rồi gỡ khuôn ra khỏi bánh, buộc lạt thật chặt. Gói bánh cần bàn tay khéo léo, tỉ mỉ, cẩn thận để gói ra chiếc bánh vuông vắn dâng lên bàn thờ tổ tiên. Khâu cuối cùng là luộc bánh. Muốn lá bánh sau khi luộc vẫn giữ được màu xanh đẹp mắt, người ta thường dùng nồi tôn để luộc. Bánh luộc khoảng 10- 12 tiếng là chin. Trong quá trình luộc phải đảm bảo nước ngập đầu bánh để bánh không bị sượng. Bánh chín vớt ra dùng nước lạnh rửa sạch sau đó để nơi khô ráo, sạch sẽ, dùng vật nặng để ép cho bánh được chắc.
Bánh chưng là món ăn cổ truyền của dân tộc Việt Nam nhằm thể hiện lòng biết ơn của con cháu với cha ông, với đất trời. Người ta thường chọn những cặp bánh đẹp nhất để dâng lên bàn thờ lễ gia tiên. Một chiếc bánh đạt yêu cầu khi ép xong có hình vuông vức, không bị lòi gạo ra ngoài, lá vẫn giữ được màu xanh, khi ăn phải mềm có vị dẻo thơm, béo ngậy hòa quyện của các nguyên liệu.
Bánh chưng đã trở thành một nét đẹp văn hóa của người Việt vào mỗi dịp Tết đến xuân về. Hình ảnh chiếc bánh chưng mang ý nghĩa sum vầy, đoàn tụ, gợi không khí gia đình gần gũi, ấm áp.
Bánh chưng là biểu tượng không thể thiếu trong dịp Tết cổ truyền. Từ xa xưa đến nay, mỗi dịp Tết đến xuân về, người người nhà nhà lại chuẩn về những nồi bánh chưng rất to để đón Tết. Bởi trong tâm thức của mỗi người thì bánh chưng là món ăn mang ý nghĩa sum vầy, ý nghĩa đoàn viên bình dị nhưng ấm áp.
Người xưa vẫn lưu truyền rằng bánh chưng ngày Tết có từ rất lâu. Mọi người vẫn tin rằng bánh chưng bánh giầy có từ thời vua Hùng thứ 6, và cho đến ngày nay thì nó đã trở thành biểu tượng của Tết truyền thống tại Việt Nam. Người đời vẫn luôn cho rằng bánh chưng minh chứng cho sự tròn đầy của trời đất và sự sum vầy của gia đình sau một năm trời làm việc tất bật, vội vã.
Cho dù là ở miền Bắc, Trung hay Nam thì bánh chưng là món ăn không thể thiếu trong ngày Tết. Có thể nói đây là món ăn được chờ đợi nhiều nhất, vì ngày Tết mới đúng là ngày thưởng thức bánh chưng ngon và ấm áp nhất.
Về nguyên liệu, bánh chưng được làm từ những thứ rất đơn giản và dễ chuẩn bị; kết hợp với bàn tay khéo léo của người gói bánh. Nguyên liệu chủ yếu là nếp, lá dong, thịt, đậu xanh giã nhỏ. Mỗi nguyên liệu đều được chọn lọc thật kĩ để có thể tạo nên món ăn ngon và đậm đà nhất. Về phần nếp thì người ta chọn những hạt tròn lẳn, không bị mốc để khi nấu lên ngửi thấy mùi thơm lừng của nếp. Đậu xanh chọn loại đậu có màu vàng đẹp, nấu nhừ lên và giã nhuyễn làm nhân. Người ta sẽ chọn thịt ba chỉ hoặc thịt nạc, trộn với tiêu xay, hành băm nhuyễn. Một nguyên liệu khác không kém phần quan trọng chính là lá dong để gói bánh. Ở một số vùng khác người ta dùng lá chuối gói bánh nhưng phổ thông nhất vẫn là lá dong.
Lá dong cần có màu xanh đậm, có gân chắc, không bị héo và rách nát. Hoặc nếu những chiếc lá bị rách người ta có thể lót bên trong chiếc lá lành để gói. Khâu rửa lá dong, cắt phần cuống đi cũng rất quan trọng vì lá dong sạch mới đảm bảo vệ sinh cũng như tạo mùi thơm sau khi nấu bánh..
Sau khi đã chuẩn bị tất cả các nguyên vật liệu thì đến khâu gói bánh. Gói bánh chưng cần sự tẩn mẩn, tỉ mỉ và khéo léo để tạo nên chiếc bánh vuông vắn cúng viếng ông bà tổ tiên. Nhiều người cần phải có khuôn vuông để gói nhưng nhiều người thì không cần, chỉ cần gấp 4 góc của chiếc lá dong lại là có thể gói được. Bao bọc xung quanh nhân đậu và thịt là một lớp nếp dày. Chuẩn bị dây để gói, giữ cho phần ruột được chắc, không bị nhão ra trong quá trình nấu bánh.
Công đoạn nấu bánh được xem là khâu quan trọng. Thông thường mọi người nấu bánh bằng củi khô, nấu trong một nồi to, đổ đầy nước và nấu trong khoảng từ 8-12 tiếng. Thời gian nấu lâu như thế là vì để đảm bảo bánh chín đều và dẻo. Khi nước bánh sôi, mùi bánh chưng bốc lên nghi ngút. Lúc đó mọi người bắt đầu cảm nhận được không khí Tết đang bao trùm lấy căn nhà.
Bánh chưng sau khi chín được mang ra và lăn qua lăn lại để tạo sự săn chắc cho chiếc bánh khi cắt ra đĩa và có thể để được lâu hơn.
ĐỐi với mâm cơm ngày Tết thì đĩa bánh chưng là điều tuyệt vời không thể thiết. Cũng như trên bàn thờ ngày tết, một cặp bánh chưng cúng tổ tiên là phong tục lưu truyền từ bao đời nay. Bánh chưng tượng trưng cho sự trọn vẹn của trời đất, cho những gì phúc hậu và ấm áp nhất của lòng người.
Trong ngày Tết có rất nhiều lấy bánh chưng làm quà biếu, và đây chính là món quà ý nghĩa tượng trưng cho lòng thành, cho sự chúc phúc tròn đầy nhất.
Mỗi dịp Tết đến xuân về, bánh chưng bốc lên nghi ngút chính là báo hiệu cho sự ấm áp của gia đình. Bánh chưng là biểu tượng ngày Tết mà không có bất cứ loại bánh nào có thể thay thế được. Vì đây là truyền thống, là nét đẹp của con người Việt Nam, cần gìn giữ và tôn trọng từ quá khứ, hôm nay và cả ngày mai nữa.
Sachi viết sai lỗi chính tả rồi kìa Chưng mới đúng chứ
Mỗi đất nước, mỗi dân tộc trên thế giới đều có những phong tục, những tập quán riêng biệt. Vào mỗi dịp lễ quan trọng, họ đều có những tập tục, các món ăn cổ truyền, dân gian khác nhau: lễ Tạ Ơn của Mĩ thì có gà tây, của Pháp thì có các loại bánh phô mai, pudding đặc sắc,... Nhưng nếu đòi hỏi một thức ăn vừa đẹp đẽ, vừa ngon lành, vừa bổ dưỡng, lại vừa mang truyền thống, những nét đẹp tinh túy, thanh cao nhất của dân tộc như chiếc bánh chưng xanh của Việt Nam thì không phải bất cứ dân tộc hay đất nước nào có thể có được. Từ ngàn đời nay, chiếc bánh chưng vẫn luôn được có mặt trong những dịp lễ, Tết của người dân Việt Nam.
Cứ mỗi năm, vào dịp Tết đến xuân về, đầu xuân năm mới, người người, nhà nhà lại đi sắm Tết, mua đủ những vật dụng, những đồ ăn trong những ngày Tết âm lịch. Và chiếc bánh trưng là không thể thiếu. Khi ăn những chiếc bánh chưng deo dẻo. mềm mềm. có bao giờ bạn tự hỏi, chiếc bánh chưng đã có từ bao giờ, nguồn gốc xuất xứ từ đâu? Chiếc bánh chưng đã có từ rất lâu đời, từ hàng nghìn năm trước đây. Theo tương truyền, từ đời vua thứ 6, đã có chiếc bánh chưng. Năm đó, do tuổi già sức yếu, vua Hùng đời thứ 6 có ý định muốn truyền ngôi cho các vị hoàng tử lại nói với họ ý định của ông và ông sẽ truyền ngôi cho hoàng tử nào tìm được món đồ quý giá, có đầy đủ tinh hoa, tinh túy nhất. Các hoàng tử nghe vậy, ai cũng nghĩ ra đủ các thứ đồ quý. Các chàng người lên rừng, người xuống biển, lệnh cho tất cả người hầu phải tìm ra những thứ quý giá nhất. Chỉ duy có hoàng tử út Lang Liêu là không biết phải tìm những gì. Tuy là hoàng tử, con vua nhưng Lang Liêu rất nghèo, mẹ chàng sau khi sinh ra chàng đã mất nên chàng cũng không nhận được tình cảm hay sự quan tâm nhiều của vua cha cũng như các vị huynh trưởng. Chính vì điều đó, khi về đến nhà, Lang Liêu cứ trằn trọc mãi, không biết nên làm thế nào, ruột rối như tơ vò tâm sự với vợ. Đêm hôm đó, khi đi ngủ, trong giấc mơ, Lang Liêu đã gặp được vị Thần Nông, thần đã khuyên Lang Liêu phải làm loại bánh tinh túy nhất từ gạo, từ muôn vị cuộc sống. Khi tỉnh dậy, Lang Liêu bắt tay vào làm ngay, làm ngay chiếc bánh dày tròn tượng trưng cho trời, chiếc bánh chưng vuông tượng trưng cho đất. Đến ngày, nhà vua lại triệu tập, các huynh cả đều mang đến cho vua toàn những thứ quý giá nhất : ngà voi, ngọc trai,..., mong được kế thừ ngôi vị. Thấy Lang Liêu chỉ mang hai thứ bánh đến, họ khinh suất. Đến khi vua Hùng nếm thử bánh, thấy vị ngọt ngọt, bùi bùi, hương vị trời đất như giao hòa, quyết định chọn lễ vật của Lang Liêu, cho chàng lên làm vua và phổ biến bánh với người dân. Từ đó, phong tục bánh chưng ngày Tết đã ra đời và kéo dài cho tới ngày nay.
Ngày nay, việc nấu bánh chưng vào ngày Tết như đã trở thành một thông lệ. Cứ đến Tết, người người, nhà nhà lại gói bánh chưng. Để gói ra được chiếc bánh chưng vuông vắn, xanh mướt không phải là điều đơn giản. Đầu tiên là chuẩn bị nguyên liệu: lá dong (phải chọn loại bánh tươi xanh, hay dùng để nấu bánh tẻ, kích cỡ không nhỏ quá, cũng không to quá), gạo nếp ( có thể tùy chọn nhưng loại nếp cái hoa vàng là loại gạo ngon nhất và thích hợp nhất để nấu bánh chưng ), thịt ( là loại thịt ba chỉ, ngon tươi và sạch), đậu xanh (có thể chọn loại có vỏ hoặc không có vỏ) và lại buộc (làm bằng giang, chẻ mỏng, to bản, có thể tự làm hoặc mua ở ngoài chợ). Cuối cùng là phải chuẩn bị nồi đun to, gạch kê nồi và củi lửa.
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu, ta bắt đầu gói bánh. Rửa sạch lá dong là việc đầu tiên, sau đó tước bỏ cuống lá, cắt đầu và cuối sao cho đẹp, rồi cuộn lại cho hết nước, lau khô lá. Gạo nếp phải đãi sạch rồi đổ vào thúng cho khô hẳn. Tiếp là đậu xanh, nếu đậu có vỏ thì ngâm nước rồi vo cho hết vỏ, còn nếu đậu đã bóc vỏ sẵn thì chỉ việc ngâm cho bở rồi cho vào nồi nấu chín, giã nhuyễn, nắm thành từng nắm đều nhau. Gạo nếp trước khi gói phải xóc muối, thịt ba chỉ thái dày từ 0,5-1cm, dài 4cm, phải ướp gia vị hạt tiêu vừa vặn để khi nấu lên sẽ dậy mùi thơm.
Cách gói bánh chưng đối với nhiều người có thể đơn giản nhưng đối với một số người khác, nó lại khó khăn. Gói bánh chưng muốn đẹp, thì phải có tay nghề. Đầu tiên, mỗi chiếc bánh chưng cần phải dùng ba lá dong, xếp hình chữ thập. Tiếp đó, cho gạo vào đầu tiên và san đều. Sau lớp gạo là lớp đậu bên trong, cũng san đều sau đó đặt thịt ba chỉ cho vào giữa. Sau đó tiếp tục cho thêm một lớp đậu nữa lên trên lớp thịt và cuối cùng là một lớp gạo. Chú ý không để nhân hở ra ngoài, Sau khi gói bánh xong phải nắn bánh cho vuông, rồi mới được buộc lạt vào bốn góc. Gói xong, úp từng đôi bánh thành một cặp, buộc chặt bằng lạt rồi lại dùng lạt buộc tiếp một đôi bánh khác. Khi đã xong xuôi đâu đấy, ta chuẩn bị cho công đoạn nấu bánh chưng.
Phải chuẩn bị gạch kê nồi đầu tiên, ba chồng gạch nhỏ ở ba góc nồi. Rồi đến củi lửa. Sau đó đặt nồi lên ba chồng gạch, rồi xếp bánh. Chú ý khi xếp bánh phải xếp dọc bánh. Cách xếp này vừa tiết kiệm diện tích nồi vừa giúp cho bánh dễ chín đều hơn. Sau đó nồi mới được cho nước và nhóm lửa. Người nấu bánh thường canh giờ tính từ lúc nước sôi và duy trì nước sôi liên tục, phải đun bánh từ 10-12 giờ. Trong quá trình đun, thi thoảng phải kiểm tra lương nước, nếu thấy nước cạn thì phải đổ thêm nước nóng để đảm bảo nước luôn ngập bánh. Không được đổ thêm nước nguội nếu không sẽ làm hỏng bánh. Nên để sẵn chậu nước bên cạnh nồi để tận dụng nhiệt lượng. Những chiếc bánh ở trên nên được lật giở để giúp bánh chín đều hơn. Sau khi đun bánh xong, vớt bánh ra vừa rửa qua nước để sạch lớp mỡ dính trên vỏ ( chỉ rửa lướt qua, không nên để bánh dưới dòng nước quá lâu nếu không nước sẽ tràn vào bên trong bánh ). Rửa bánh xong phải xếp bánh ngay ngắn trên một mặt phẳng, sau đó lấy một mặt phẳng khác đè lên trên để ép hết nước trong bánh ra ngoài ( chỉ nên ép trong 2-3 giờ đồng hồ nếu không bánh sẽ bị méo ). Sau đó, phải nắn bánh sao cho vuông, cho đẹp và vừa mắt. Để bảo quản bánh, ta nên treo bánh lên hoặc để nơi khô ráo, thoáng mát, tránh bị chuột khoét.
Bánh chưng rất ngon nếu được chế biến và thưởng thức đúng cách. Bóc bánh ra, phải nhẹ nhàng bóc lấy từng lớp vỏ xanh mướt, ta có thể thấy bánh nhìn rất đẹp, rất dẻo và rất xanh là bánh chưng đã đủ ngon. Cắt bánh, chúng ta có thể dùng luôn lạt buộc bánh, tùy cắt làm mấy khúc. Bánh chưng muốn đậm đà hơn có thể ăn kèm với giò lụa và cá kho.
Bánh chưng có rất nhiều loại : bánh chưng ngũ sắc, bánh chưng gấc, bánh chưng cốm,... Bánh chưng ngũ sắc là loại bánh chưng có 5 màu tương trưng cho : Kim - Mộc - Thủy - Hỏa - Thổ. Bánh chưng
tuy có các loại khác nhau nhưng luôn mang trong mình cùng một ý nghĩa thiêng liêng : tương trưng cho đất mẹ bao la, có đầy đủ nguyên liệu gạo thịt tượng trưng cho muôn loài.
Vào ngày Tết, trên bàn thờ của mỗi gia đình đều không thể thiếu được chiếc bánh chưng. Chiếc bánh chưng là hương vị của Tết, thiếu bánh chưng như thiếu hẳn đi hương vị Tết.
Kỉ lục chiếc bánh chưng lớn nhất thuộc về chiếc bánh chưng được gói ở lễ hội Đền Hùng. Nó rất to, vĩ đại và đã được UNESCO công nhận là chiếc bánh chưng lớn nhất thế giới.
Bánh chưng là một sản vật quý giá mà ông cha ta truyền lại cho con cháu đời sau, là một nét đẹp văn hóa lâu đời. Nó là một thứ bánh hoàn hảo, không thể thiếu trong dịp lễ Tết của người miền Bắc nói riêng và toàn dân tộc Việt Nam nói chung. Nó là biểu tượng của tổ tiên, là một nét đẹp truyền thống cần phải gìn giữ và phát huy.
:)