Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Hoài Anh Đặng

thuyết minh về đền nghè

thuyết minh về đền bà đế

Đền Nghè tức An Biên cổ miếu toạ lạc ở phố Lê Chân, phường An Biên, quận Lê Chân, nội thành Hải Phòng. Đây là một quần thể kiến trúc dân tộc mang phong cách thời Nguyễn gồm hậu cung, nhà thiêu hương, tả vu, hữu vu, nhà bái đường, nhà bia, tam quan...

Quy mô đền tuy không lớn nhưng bố cục cân đối hài hoà. Những mảng điêu khắc gỗ long, ly, qui, phượng; hoa trái đào, lựu, sen, chanh vẽ chạm công phu tinh tế. Những đầu đao, nóc mái đắp nổi những rồng bay, phượng múa, cảnh núi Yên Tử, cảnh Hai Bà chỉ huy quân ... càng tôn thêm vẻ uy nghi của ngôi đền. Trong đền đủ các câu đối, hoành phi sơn son thiếp vàng hay khảm xà cừ ca ngợi phẩm hạnh tài năng nữ tướng. Đồ thờ tự long đình, bát bửu, kiệu bát cống... không thiếu thứ gì. Đặc biệt trong đền có sập đá, khánh đá làm bằng đá quý núi Kính Chủ, có võng đàPo đòn cong nghi vệ của bậc nữ tướng. Tương truyền đền dựng từ sau ngày Nữ tướng hi sinh, nhưng chỉ là một nghè nhỏ bằng tranh tre trên khu gò ở cánh đồng của làng An Biên. Quần thể kiến trúc hiện nay được xây dựng vào những thập kỷ đầu thế kỷ XX. Bằng tấm lòng "hằng tâm, hằng sản" của nhiều thế hệ người Hải Phòng, di tích đền Nghè ngày một khang trang. Năm 1919, toà hậu cung 3 gian được xây dựng theo lối "chồng diêm tầng 4 mái". Năm 1926, xây toà thiêu hương, dựng toà tiền tế... Mặt ngoài chồng diêm của toà hậu cung, nơi có điều kiện phô diễn vẻ đẹp, người ta đắp nổi phù điêu trang trí, mô phỏng các điển tích như: An Tử Sơn, Ngô vương đề cờ, Trưng Vương dấy quân. Đằng trước toà hậu cung là toà thiêu hương vuông vức, hai tầng với tám mái đao cong vút, đắp "rồng chầu, phượng đón" vươn lên trong không trung tựa như những cánh tay thôn nữ trong động tác múa đèn. Toà tiền bái 5 gian được làm bằng gỗ lim nguyên cây khá bề thế. Bờ nóc của toà này đắp bằng vôi vữa, chính giữa dựng cuốn thư, đắp nổi 4 chữ Hán "An Biên cổ miếu", hai bên có phượng chầu. Kèm 2 bên thiêu hương là hai dải vũ nhỏ, mỗi toà ba gian. Như vậy, các công trình kiến trúc của đền Nghè tạo thành một tổng thể không gian kiến trúc khép kín, tuân thủ theo phong cách cổ truyền dân tộc. Thông qua các đồ án trang trí thể hiện kiến trúc để phản ánh ước mơ, nguyện vọng của người đương thời và là "thông điệp văn hoá" gửi lại cho đời sau. Ngoài đền thờ chính, di tích đền Nghè còn có điện Tứ phủ. Điện nhìn ra phố Lê Chân thông qua cổng chính. Cổng đền Nghè thực sự là một công trình kiến trúc đồ sộ, đẹp và hoành tráng như cổng các cung điện, lăng tẩm, đền đài thời trung cổ. Thăm đền Nghè, khi bước qua cổng chính nhìn sang bên hữu, du khách sẽ bắt gặp một kiến trúc đẹp. Đó là nhà bia được xây và trang trí theo kiểu dáng của long đình. Chính giữa dựng tấm bia đá cao 1,5m; rộng 0,85m; dày 0,20m. Nội dung minh văn khắc ghi về tiểu sử, sự nghiệp của bà Lê Chân bằng chữ Hán, nói rõ Nữ tướng quê ở làng Vẻn, tên chữ An Biên, huyện Đông Triều, nay thuộc tỉnh Quảng Ninh. Cha là Lê Đạo, một thầy thuốc nổi tiếng tài năng đức độ. Mẹ là Trần Thị Châu, một phụ nữ đảm đang phúc hậu. Từ tuổi hoa niên, Lê Chân đã nức tiếng đẹp người đẹp nết, có chí khí hơn người. Viên quan cai trị nhà Hán đòi lấy làm tì thiếp. Ông bà Lê Đạo kiên quyết khước từ, cho con lánh về vùng ven biển huyện An Dương. Tên quan dâm ác đã giết hại cha nàng. Thù nhà nợ nước, Lê Chân quyết chí phục thù, ngầm chiêu mộ lực lượng, lập nên trang trại ở vùng đất mới, vừa chuẩn bị lương thực, vừa rèn luyện lực lượng chờ thời. Khi Trưng Trắc dựng cờ nghĩa ở Mê Linh, Lê Chân cùng nghĩa quân trại An Biên kịp thời hưởng ứng. Cuộc khởi nghĩa thành công, Trưng Trắc lên làm vua, xưng là Trưng Vương, đóng quân ở Mê Linh. Lê Chân được giao chức Chưởng quản binh quyền nội bộ kiêm trấn thủ Hải Tần. Nữ tướng ra sức tổ chức lực lượng bố trí đồn trại, lại mở lò vật để rèn luyện quân sĩ. Tương truyền ở làng Mai Động, ngoại thành Hà Nội hãy còn dấu vết sới vật do Lê Chân đặt. Năm 43, vua Hán sai tướng tài Mã Viện đem quân thuỷ bộ theo đường đông bắc sang đánh, Lê Chân đã chỉ huy quân chặn giặc, gây cho chúng nhiều thiệt hại. Nhưng do chênh lệch lực lượng, bà phải lui binh về bảo vệ Mê Linh. Sau khi phòng tuyến Cấm Khê vỡ, Hai Bà Trưng phải tự tận, Lê Chân phải rút quân vào vùng núi Lạt Sơn thuộc Hà Nam bây giờ, lập căn cứ chống giặc. Mã Viện sai quân vây chặt căn cứ, chẹn đường tiếp tế lương thực. Thế cùng lực tận, Nữ tướng phải tự vẫn để bảo toàn danh tiết. Được tin Nữ tướng hi sinh, dân trang An Biên lập đền thờ, tức đền Nghè - An Biên cổ miếu ngày nay. Đến đời vua Trần Anh Tông, bà được phong làm Thành hoàng xã An Biên, huyện An Dương và được ban thần hiệu Nam Hải Uy Linh Thánh Chân công chúa; các triều đại đều ban sắc tặng. Hàng năm cứ đến ngày sinh 8 tháng 2, ngày hoá 25 tháng chạp, ngày khánh hạ 15 tháng 8, nhân dân Hải Phòng nô nức đến đền Nghè cùng dân An Biên tưởng niệm vị Nữ tướng khai quốc công thần triều Trưng cũng là người khai sinh trại An Biên, cái nôi của nội thành Hải Phòng ngày nay. Hệ thống thờ tự ở đền Nghè được xếp vào hàng "Kinh điển" trong nghi thức tín ngưỡng cổ truyền của người Việt. Nghi thức thắp hương dâng cúng ở đền Nghè cũng giống như ở nhiều đền miếu khác, được tiến hành theo thứ tự từ ngoài vào trong, từ phải sang trài, lên đền rồi xuống phủ.

Trong tín ngưỡng người xưa, lễ vật dâng lên Thánh mẫu Lê Chân thường bao giờ cũng phải có cua bể và bún. Có lẽ đó là những đồ ăn mà sinh thời bà Lê Chân ưa thích? Dâng lễ đền Nghè trong dịp đầu năm mới, mọi người không quên mua những gói muối hình củ ấu, bọc bằng giấy hồng điều để lấy may. Di tích lịch sử đền Nghè là một di sản văn hoá "Viên khung" của thành phố, của đất nước, nơi bảo tồn nhiều nếp sinh hoạt cổ phong lành mạnh, góp phần làm phong phú kho tàng văn hoá vật thể và phi vật thể của người Hải Phòng.

   Tôi sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Hải Phòng, một miền đất đẹp, đặc sắc về văn hóa, giàu truyền thống lịch sử. Có thể ví Đồ Sơn hay Cát Bà là món quà vô giá mà thiên nhiên ban tặng cho con người, dải công viên ở trung tâm thành phố và hồ Tam Bạc là lá phổi xanh là thì đền Nghè chính là trái tim tâm linh tín ngưỡng quan trọng nhất của thành phố. Đến với Hải Phòng, bạn đừng quên ghé thăm đền Nghè để hiểu hơn về con người nơi đây.

.Đền Nghè là nới thờ nữ tướng Lê Chân. Bà Lê Chân quê gốc ở Đông Triều Quảng Ninh, vì nợ nước thù nhà, bà rời bỏ quê hương, khai khẩn vùng đất mới lập nên ấp An Biên – chính là Hải Phòng ngày nay. Cùng với hai bà trưng, nữ tướng đã lập nhiều chiến công như giúp Hai Bà Trưng đánh tan quân Thanh, được phong là thánh Chân công chúa, là người cai quản mảnh đất Hải Tần Phòng Thủ - Hải Phòng ngày nay. Đền Nghè ban đầu là một ngôi đền nhỏ làm từ tre, gỗ, qua nhiều lần, nhiều đời tôn tạo, đền Nghè có quy mô như ngày nay. Kiến trúc của đền Nghè mang đặc trưng kiến trúc của nhà Nguyễn. Cho đến ngày nay đền Nghè năm lặng lẽ trên một con phố rất yên bình là phố Lê Chân gần với trường tiểu học minh khai, trường cấp ba ngô quyền và nhìn ra quảng trường trung tâm thành phố.

Cổng đền Nghè được xây dựng theo kiến trúc truyền thống – lối Tam Quan gồm một cổng chính và hai cổng phụ. Cổng chính của đền thưởng được mở vào những dịp lễ quan trọng còn cổng phụ được mở suốt ngày đêm để du khách đến thăm viếng. Cổng đền Nghè khá quy mô gợi nhớ đến hình ảnh cổng của những cung điện đền đài thời trung cổ trước đây. Phía trên của cổng được đắp nổi tượng rồng với hình ảnh song long chầu nhật nguyệt. Bước sau cánh cổng đền, du khách sẽ bước vào không khí trang nghiêm, tĩnh mịch của đền Nghè, đền Chính nằm bên tay phải. Phía cửa đền có một cái lư hương đồng lớn, chính là nơi du khách thắp hương và khấn vọng từ phía ngoài vào. Tiếp theo là ban Trình – nơi thờ của hội đồng các quan và cũng là nơi đặt lễ, sớ chính của mọi người. Trong điện còn giữ lại được rất nhiều những cổ vật có giá trị là các hoành phi, câu đối, cuốn thư làm bằng gỗ được sơn son thiếp vàng và trạm trổ rất tinh vi, có niên đại lên đến hàng trăm tuổi. Giá trị nhất là bức cuốn thư với dòng đại tự “An Biên Cổ Miếu”. Hai bên điện có đồ tế khí bởi bà lê chân là một nữ tướng người ta bày những bộ tế khí như giáo, thương, đao … và các sập đá, kiệu gỗ… Trong đền còn lưu giữ được hai nhạc khí quan trọng và cổ xưa, đó là một chiếc trống lớn và chiếc khánh làm bằng đá được trạm trổ những chữ Hán trên đó. Đây là những vật dụng rất gần gũi với nữ tướng khi còn sống. Hai bên đền chính là giải vũ được xây dựng theo lối nhà cổ, mái ngói, cột gỗ, đây cũng là nơi khách thập phương chuẩn bị đồ lễ để vào viếng thăm đền. Phía trong cùng là hậu cung nơi đặt di tượng nữ tướng. Đây là một bức tượng cổ, tinh xảo và có nhiều giá trị. Hậu cung chỉ được mở vào những dịp lễ trọng là lễ giỗ bà Lê Chân, ngày thường được khép kín vừa tạo sự tách biệt, vừa tạo không khí trang nghiêm. Đền Nghè có một kiến trúc độc đáo khác hẳn với các đền chùa khác là không xây kín mà để thoáng ở hai bên, theo quan niệm về phong thủy, âm dương và trời đất của người xưa.

  Điện Tứ Phủ nằm đối diện với cổng vào, công trình này mới được tôn tạo, đem lại vẻ khang trang bề thế xong vẫn giữ lại được nét cổ kính truyền thống. Trong điện là nới thờ ban Trần triều, thờ Đức thánh Trần - Trần Quốc Tuấn; ban thờ mẫu là mẫu thượng thiên, mẫu thượng ngàn , mẫu thoảivà thờ các ông hoàng làông hoàng 7 vàông hoàng 10. Nơi đây không khí trang nghiêm, khói hương trầm mặc, gợi sự thoát tục.

 Nhà Bia xây dựng theo kiểu long đình là nơi lưu giữ một tấm bia cổ làm bằng đá, cao 1,5m, rộng 0,85m, dày 0, 2 m. Bia được ghi bằng chữ Hán tóm tắt lại tiểu sử và chiến công bà lê chân. Hai bên nhà bia còn giữ lại bốn pho tượng cổ là tượng voi đá và ngựa đá, theo quan niệm của người xưa đây là người bạn đồng hành vào sinh ra tử cùng nữ tướng.5. Đền Nghè có khoảng sân rộng với cây xanh, cây cảnh, tạo không khí nên thơ, yên bình.6. Lễ hội nữ tướng lê chân thắng chận được tổ chức hàng năm vào tháng ba âm lịch. Trong lễ hội có lễ rước từ đền Nghè đến tượngđài nữ tướng và múa lân. Trong tín ngưỡng người xưa, lễ vật dâng lên Thánh mẫu Lê Chân thường bao giờ cũng phải có cua bể và bún.Đến viếng đền nghè, chúng ta tạm bỏ cái ồn ào, xô bồ tấp nập, cái bon chen của cuộc sống thường ngày để đắm mình vào không gian nhẹ nhàng, yên tĩnh. Lúc đấy chúng ta trở về với chính mình và cõi tâm linh để tìm thấy cõi yên bình trong cuộc sống của mỗi người. V ào dịp Tết âm lịch sau khi viếng đền Nghè, người dân có thói quen mua gạo và muối được gói trong những mảnh giấy đỏ (hồng điều) với mong ước một năm no đủ, tình cảm đậm đà. Đây trở thành một nét văn hóa tốt đẹp.

Đến thăm đền nghe nhắc nhở chúng ta về đạo lý uống nước nhớ nguồn. Biết gìn giữ bản sắc văn hóa của người Việt Nam, đặc biệt là trong thời kì hội nhập như bây giờ, chúng ta hãy biết giữ lấy truyền thống văn hóa đó để hội nhập, để biết tự hào về dân tộc mình

Đền Nghè nằm ở trung tâm thành phố, thuộc phường Mê Linh (nay là phường An Biên, quận Lê Chân). Đền Nghè là di tích lịch sử văn hóa thờ nữ tướng Lê Chân – vị tướng giỏi của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng thế kỷ 1 (40 - 43), đã đến vùng đất ngã ba sông Tam Bạc – sông Cấm, lập ấp Vẻn, sau đổi là An Biên Trang, tiền thân của Tp. Hải Phòng sau này. Ngôi đền là tổng thể di tích lịch sử gồm voi - ngựa đá, sập đá, bia đá và các toà kiến trúc xinh xắn với qui mô vừa phải nhưng từ lâu đã trở thành một trong số những di tích lịch sử và danh thắng nổi tiếng của địa phương.

           Tương truyền rằng Bà sống khôn chết thiêng. Khi Bà gieo mình xuống sông thì hoá đá trôi trên mặt sông Kinh Thầy. Từ đoạn sông vùng Đông Triều quê cũ của Bà đến bến Đá (nay là bến Bính) thì bập bồng xoay tròn trên mặt nước. Nhân dân làng An Biên biết Bà đã hiển thánh, liền rủ nhau mang đòn, chão ra sông vớt và khiêng đá thiêng về. Khiêng đến khu vực Đền Nghè hiện nay thì trời bỗng nổi cơn giông gió, chão đứt. Dân làng bèn chọn khu đá rơi ấy để dựng đền thờ Bà. Lúc đầu, đền thờ chỉ là một gian miếu nhỏ, mái lợp gianh. Năm 1919 đền được xây dựng khang trang gồm 2 nhà chính - Tiền tế và Hậu cung (năm 1919 xây dựng Hậu cung gồm 3 gian, năm 1926 đền lại xây thêm toà Tiền Tế 5 gian). Nóc nhà Tiền tế nổi bật hàng chữ Hán lớn "An Biên cổ miếu". Giữa Tiền tế và Hậu cung là nhà Thiên Hương 2 tầng, mái tâm đầu đao. Trong toà hậu cung đặt tượng bà Lê Chân, hai bên thờ song thân Bà. Tháng 11 năm 1999 khởi công xây dựng và   ngày 31.12.2000 khánh thành tượng đài nữ tướng Lê chân bằng đồng, cao 7,5m; nặng 19 tấn đặt tại vườn hoa trung tâm thành phố, cách đền thờ Bà khoảng hơn 100 mét về phía tây bắc.

 Đến thăm quần thể Đền Nghè, ngoài việc chiêm ngưỡng Tượng đài, quí khách thường chú ý đến 2 vật tích độc đáo trong Đền - đó là Khánh đá và Sập đá. Khánh làm bằng một tấm đá nguyên dày 5cm được tách ra thành hình chiếc khánh (có chiều cao 1m, rộng 1,6m). Mặt trước khánh khắc nổi 2 con rồng chầu mặt nguyệt và hình mây bay xung quanh. Mặt sau khánh khắc hình mây bay và sóng nước, cả hai mặt có 2 núm tròn, lồi cao là chỗ để gõ. Tiếng khánh đá trong ngân vang êm dịu, lan tỏa, hướng ta tới cõi tâm linh huyền ảo mà thiêng liêng.

Đền Nghè hiện nay được  tu bổ, tôn tạo thành một công trình mang phong cách kiến trúc thời Nguyễn, đầu thế kỷ 20 bao gồm: tam quan, tòa bái đường, thiêu hương, hậu cung, giải vũ, nhà bia, nơi  đặt tượng voi đá, ngựa đá. Phía sau làm thêm tòa tứ phủ. Tòa bái đường gồm 5 gian được nâng đỡ bởi 16 cột gỗ lim, kê trên 16 viên đá tảng đục đẽo công phu, tỉ mỉ. Chính giữa nóc nhà bái đường đắp nổi hàng chữ Hán lớn “ An Biên cổ miếu”. Sau khi tu bổ, tôn tạo những nét đẹp của đền được gìn giữ với diện mạo khang trang đáp ứng nhu cầu thăm viếng của nhân dân và du khách thập phương.

Đền Bà Đế nằm ở chân núi Độc, thuộc phường Ngọc Hải, Quận Đồ Sơn, Tp. Hải Phòng. Đền Bà Đế là một trong những đền nổi tiếng về danh thắng và linh thiêng.

Ðền thờ bà Đế - vợ chúa Trịnh Giang. Ðền bà được vua Tự Ðức về thăm và ban sắc phong “Ðông Nhạc Ðế Bà - Trịnh chúa phu nhân”. Ðền có cấu trúc giản dị nhưng thanh thoát và trang nhã, nép mình vào lưng núi, trước mặt là biển khơi bao la, tạo nên một kỳ quan thiên nhiên độc đáo không thua gì “Nam thiên đệ nhất động - Chùa Hương”.  

Tích xưa kể lại rằng:

Những năm 1700, ở phía Đông-Nam vùng Ngọc-Đồ Sơn có đôi vợ chồng họ Đào lấy nhau hơn 20 năm nhưng vẫn chưa có con nên đã cầu xin trời phật cho một mụn con. Điều ước nguyện đã linh ứng, người vợ mang thai và hạ sinh một cô con gái có tỏa mùi thơm ngát. Nhà họ Đào rất vui mừng, tạ ơn trời phật và đặt tên con là Đào Thị Hương. Lớn lên Hương xinh đẹp nổi tiếng khắp vùng. Và nàng được trời phú cho giọng hát thật hay cao vút, vang như tiếng ngọc. Đến 1836, Chúa Trịnh Doanh về kinh lý ở vùng biển Đồ Sơn, qua vụng Ngọc, chúa vô tình nghe được tiếng hát trong lảnh của người con gái chân quê và đã truyền lệnh tìm người có tiếng hát đó. Khi gặp, với nhan sắc của Hương đã làm chúa đắm đuối, say mê. Hai người quyến luyến bên nhau suốt cả ngày không rời xa. Khi Chúa về kinh có hẹn với nàng chờ ít ngày, Chúa sẽ đem thuyền hoa đến rước nàng. Nàng mang giọt máu của Chúa trong mình, trong lòng rất sợ tục lệ. Khi hàng Tổng biết chuyện, đã bắt cha mẹ nàng phạt vạ. Nhà nghèo lấy đâu ra tiền, chúng liền trói nàng dìm xuống biển. Nàng kêu khóc vật vã và chắp tay than với trời rằng: “ Phận gái thân cô, gặp Chúa yêu thương tôi đâu dám chống, nghĩa cha mẹ, họ hàng tôi đâu dám quên. Xin Trời Phật chứng giám cho lòng con. Khi con bị dìm xuống nước, nếu có oan ức, Trời Phật cho nổi lên ba lần, họ hàng hãy cho con được sống. Nếu con dối trá, thân này sẽ chìm xuống để làm gương cho đời”.

Quả nhiên, khi bị dìm xuống biển, nàng nổi lên ba lần. Mọi người đều thất kinh vì lời khấn của nàng. Khi Chúa mang thuyền rồng đến đón nàng mới biết nàng đã thác oan. Biết chuyện, nhà vua cho lập đàn giải oan và truyền lệnh cho hàng Tổng lập Đền thờ. Với sự linh thiêng của Đền đã làm cho bọn cướp và bọn hào lý không dám nhũng nhiều dân lành.

Ðền bà được vua Tự Ðức về thăm ban sắc phong: Đông Nhạc Đế Bà – Trịnh Chúa Phu Nhân. Người đời sau thương tiếc và khâm phục lòng hiếu chung của bà đã để lại nhiều bút tích ngợi ca trong đền: Đế Sơn Hà – Mỹ Tai Linh, Người đẹp quá nên gặp tai họa… Từ bấy đến nay, khách thập phương tấp nập trẩy hội đền Bà Ðế. Người ta đến để xin tài, xin lộc và đặc biệt cùng bà giải mọi nỗi oan khuất mà mình gặp phải.


Khách đến Đền thờ Bà ngày càng đông. Trong ngan ngát trầm hoa, thoang thoảng đâu đây như mùi hương của nàng, cả giọng hát dịu êm hoà trong tiến sóng rì rầm của biển Đồ Sơn, thêm mến yêu một vùng quê đất Việt, đến đây còn để chia sẻ và đồng cảm với thân phận một người con gái xinh đẹp hiền thảo, thuỷ chung mà phải chịu niềm bất hạnh…

Có dịp đến Hải Phòng, bạn không nên bỏ qua một chuyến tham quan, vãn cảnh Đền Bà Đế, để có thể tìm đến chốn thanh tịnh, xua tan đi mọi mệt mỏi, lo toan của cuộc sống và khám phá những nét đẹp về văn hóa, truyền thống nơi đây.

Không chỉ người Hải Phòng, rất nhiều du khách cả nước biết đến đền Bà Đế, nằm sát chân sóng biển ở quận Đồ Sơn - ngôi đền gắn với truyền thuyết về nỗi oan trái của một người con gái, đó là bà Đào Thị Hương ở vùng Tây Nam Đồ Sơn, đã được dân làng lập miếu thờ ở dưới chân núi Độc.

Ðền tựa chân vào núi, phía trước mặt là biển khơi bao la, sơn thủy thật hữu tình tạo nên một kỳ quan thiên nhiên độc đáo. Đền Bà Đế là một trong những đền nổi tiếng về danh thắng và linh thiêng.

Ðền có cấu trúc giản dị nhưng thanh thoát và trang nhã, nép mình vào lưng núi, trước mặt là biển khơi bao la, tạo nên một kỳ quan thiên nhiên độc đáo không thua gì “Nam thiên đệ nhất động - Chùa Hương”.

Bà Đế có tên thật là Đào Thị Hương. Tương truyền vào năm 1718, ở phía Đông Nam vùng Ngọc Ðồ Sơn có đôi vợ chồng họ Ðào, đã hai mươi năm không có con. Hai vợ chồng tu thân, tích đức, cầu xin trời phật cho một mụn con.

Trời phật động lòng, chứng giám, rồi báo mộng cho người vợ được mang thai. Tròn ngày, tròn tháng, đứa bé ra đời và được đặt tên là Ðào Thị Hương. Từ khi sinh ra, người đứa trẻ đã toả hương thơm ngát, phát ánh hào quang và đi đến đâu cũng có làn mây che đến đó. Càng lớn lên đứa trẻ (Bà Ðế) càng xinh đẹp, lộng lẫy. Bà Ðế rất khéo tay, siêng năng mọi việc. Hàng ngày bà đi chăn trâu, cắt cỏ, tay làm, miệng hát, tiếng hát ngân vang cả núi rừng. Người ta nói rằng, tiếng hát của bà làm chim ngừng hót, sóng ngừng vỗ, đất trời lặng đi để lắng nghe. Sử sách chép, vì Trịnh Giang bỏ bê chính sự, không đoái hoài tới công việc, từ năm 1736, đã trao quyền nhiếp chính cho Trịnh Doanh, lúc đó ông mới 17 tuổi. Để nắm rõ chính sự, cũng như thấu hiểu cuộc sống của người dân, ngay trong năm, Chúa Trịnh Giang đi kinh lý Ðồ Sơn. Vào năm 1736, Chúa Trịnh Giang về kinh lý Ðồ Sơn. Chúa cùng đoàn người dạo thắng cảnh bằng thuyền rồng trên núi Ðộc. Xúc động trước tiếng hát mượt mà, Chúa truyền cho quân lính đi tìm người hát. Khi gặp được bà với vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành, Chúa yêu mến và quyến luyến không rời. Khi về Kinh đô, Chúa có hẹn ngày về đón bà. Bà mang thai, trong lòng rất lo sợ, ngày đêm trông ngóng thuyền hoa của Chúa. Hàng Tổng biết chuyện đòi phạt tiền. Nhà nghèo không có tiền nộp phạt, hàng tổng đem bà ra khu núi Ðộc rồi dìm bà xuống biển. Trước khi chết, bà ngửa mặt lên trời khóc than rằng: “Phận gái thân cô, gặp Chúa yêu thương tôi đâu dám chống, nhìn mẹ cha, hàng xóm tôi đâu dám quên. Xin trời phật chứng giám cho lòng con. Khi con bị dìm xuống nước, nếu có oan ức, trời phật cho con nổi lên ba lần”. Quả nhiên bà nổi lên ba lần, mọi người ai nấy đều kinh sợ. Sau một tháng, thuyền hoa của Chúa về rước bà về Kinh.

Biết chuyện oan khuất, Chúa Trịnh Giang cho xây đền, lập đàn giải oan cho bà. Sự thiêng liêng của Đền làm cho bọn cướp biển không dám lần mò tới, bọn hào lý cũng không dám trắng trợn nhũng nhiễu dân lành. Vào thời Vua Tự Đức Triều Nguyễn, trong một lần thăm đền nàng Hương, Nhà Vua đã ban sắc phong là “Đông nhạc Đế bà - Trịnh Chúa phu nhân” và từ đó, ngôi đền được gọi là đền Bà Đế.

Từ bấy đến nay, khách thập phương tấp nập trảy hội đền Bà Ðế. Người ta đến để xin tài, xin lộc và đặc biệt cùng bà giải mọi nỗi oan khuất mà mình gặp phải.

Trước đây đền Bà Đế khá nhỏ nằm trên bãi biển dưới chân núi Độc. Ngôi đền ngày một xuống cấp vì thời gian. Năm 1988, bà Lưu Quế Hoa ở phường Ngọc Hải đã cùng con cháu phát tâm công đức và quyên góp xây dựng lại ngôi đền to hơn, chắc chắn hơn. Có lẽ, cũng do Đế Bà linh thiêng nên từ khi ngôi đền được xây dựng lại, khách thập phương đến thăm quan và thắp hương cầu an ngày càng đông. Thủ hương Lưu Quế Hoa đã góp nhặt những đồng tiền công đức của du khách để rồi mỗi năm một ít, bà cùng con cháu lấn biển xây thành chắn sóng. Đến hôm nay, sau hơn 20 năm góp nhặt dựng xây, đền Bà Đế đã trở thành một quần thể chắc chắn và được bọc phía trước là bức thành đá, bê tông sừng sững thách thức cùng sóng biển, phía sau là dãy núi Độc chở che, tạo nên một phong cảnh sơn thủy hữu tình tuyệt đẹp bên bờ biển Đông. Hàng năm, ngày 26 tháng Giêng là ngày khai xuân và cúng cơm, ngày 24, 25, 26 tháng Hai là ngày lễ tạ Đức Bà. Những ngày này, du khách thập phương về rất đông, nhưng nơi đây không hề có bói toán, đồng bóng và cờ bạc, tắc nghẽn giao thông như một số điểm du lịch tâm linh khác, tạo nên không khí trang nghiêm, trong lành và văn hóa.

Mùa hè, về du lịch biển Đồ Sơn, đền Bà Đế cũng là một điểm du lịch hấp dẫn. Mỗi buổi chiều hè, khi mặt trời đã khuất sau rặng núi Độc, du khách đứng dưới gác chuông của đền nhìn ra biển lăn tăn sóng sánh ánh hoàng hôn thấy cuộc sống thanh bình và đáng yêu đến lạ. Và từ trong sâu thẳm của lòng biển còn vang lên tiếng hát thiết tha của người con gái đẹp của đất Đồ Sơn- Đào Thị Hương năm nào, giữa trùng khơi, sóng biển vẫn thì thầm kể câu chuyện về “Đông nhạc Đế bà”...

 

Các câu hỏi tương tự
Đỗ Hà Linh
Xem chi tiết
Đỗ Hà Linh
Xem chi tiết
Linhh Ngọcc
Xem chi tiết
Loan Nguyễn Thị
Xem chi tiết
Ngô Đức Duy
Xem chi tiết
Suzanna Dezaki
Xem chi tiết
Tuan Nguyen
Xem chi tiết
VŨ HIẾU -8A
Xem chi tiết
Trí Minh
Xem chi tiết