Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
린 린

thuyết minh về cuốn sách túp lều của bác Tôm

린 린
23 tháng 11 2018 lúc 22:56

ai nhanh mk nhé!!

Chàng Trai 2_k_7
24 tháng 11 2018 lúc 11:57

Chuyện kể quanh cuốn Túp lều bác Tôm

TÔ HOÀNG

NVTPHCM- “Người đẹp bé nhỏ đã nổ súng mở màn một cuộc chiến tranh lớn” - Chính Cựu Tổng thống Mỹ Abraham Lincoln đã nói về tác giả tiểu thuyết “Túp lều bác Tôm” như vậy. Quả là cuốn sách đã trở thành “con chim báo bão” cho cuộc nội chiến ở Mỹ những năm sau đó.

               

Ngày 20 tháng Ba năm 1825 tiểu thuyết “Túp lều bác Tôm” ra mắt độc giả. Cuốn sách không chỉ mang lại cho tác giả sự nổi tiếng trên khắp thế giới mà còn làm nổi sóng dư luận xã hội một thời, đóng góp vào kho tàng văn học một thể loại mới.

TỪ MỘT GIẤC MƠ TỚI MỘT CUỐN SÁCH

               

“Túp lều bác Tôm” được viết bởi người đàn bà Mỹ tên là Harriet Beecher Stowe. Bà sinh trong gia đình một người truyền đạo. Một thời gian dài bà là cô giáo ở một trường nữ học.

               

Harriet Beecher Stowe bắt đầu cuộc sống tự lập từ khá sớm. Năm 14 tuổi cô gái đã đứng lớp dạy tiếng La tinh. Bước qua tuổi 16 dạy môn thần học. Beecher Stowe sớm mồ côi mẹ - và theo lời bà chính điều này khiến bà dễ đồng cảm với đau khổ của những người phụ nữ nô lệ phải sống xa con cái của mình. Những gì riêng tư trong tình cảm của những con người bất hạnh kia sau này đã được nữ văn sỹ miêu tả lại trong các tác phẩm của bà.

               

Trước “Túp lều bác Tôm” nữ văn sỹ viết sách giáo khoa và sáng tác những truyện ngắn ( truyện ngắn đầu tay- “Bác Tim” ra mắt bạn đọc khi nữ văn sỹ 20 tuổi). Nhưng phải đợi tới “ Túp lều bác Tôm” tên tuổi của Beecher Stowe mới thực sự có tiếng vang rộng rãi. Theo lời của chính nữ tác giả những tình tiết trong “Bác Tim” đã đưa tới sự ra đời của “Túp lều bác Tôm”.

               

Trong dịp lễ Phục sinh nữ văn sỹ gặp một “ảo giác ” lạ. Trong lúc nửa thực nửa mơ ấy bà thấy một tên cai hung ác hành hạ, đánh đập một người da đen đã lớn tuổi. Nhưng người da đen lại cầu Chúa tha tội cho kẻ đã hành hạ mình. Nữ văn sỹ khi đó đã 40 tuổi cố cầm nước mắt để không òa khóc ngay khi còn ở nhà thờ. Và khi về nhà bà đã ghi lại những gì thấy được trong cơn ảo giác kia và đọc những ghi chép ấy cho chồng nghe. Người chồng đă khuyên bà nên mở rộng cốt truyện ra. Chẳng bao lâu sau, câu chuyện về cái chết của nhân vật chính cứ “phổng phao lên” để cuối cùng biến thành cuốn tiểu thuyết “Túp lều bác Tôm”.

Chương đầu của “Túp lều bác Tôm” ra mắt một năm sau đêm nữ văn sỹ gặp “ảo giác” lạ và được in trên tờ tuần báo tại New York The National Era - một tờ báo tích cực hưởng ứng phong trào giải phóng nô lệ. Chương này được bạn đọc tán thưởng khiến nữ văn sỹ hăng hái viết tiếp các chương sau. Mỗi tuần lễ trên tờ tuần báo kia lại xuất hiện một chương mới kể về cuộc sống của bác da đen nhân hậu, tốt bụng khiến bạn đọc càng sốt ruột chờ đợi chương tiếp. Cú thế, kéo dài tới 10 tháng tận đến khi nhật báo đăng chương cuối cùng.

               

Ngày 20 tháng Ba năm 1852 “Túp lều bác Tôm” ra mắt bạn đọc như một cuốn sách độc lập. Kết quả thật không ngờ: 300 ngàn cuốn được bạn đọc tranh giành nhau như tranh giành những chiếc bánh rán ngon lành, nóng hổi…

Tranh minh họa tiểu thuyết “Túp lều bác Tôm”

BÁC TÔM LÀ AI?

               

Xét theo cốt chuyện, nhân vật chính của cuốn tiểu thuyết - một người Mỹ gốc Phi trong suốt tuyến chuyện đã nhiều lần làm nô lệ cho các ông chủ khác nhau và cuối cùng rơi vào vòng kiềm tỏa của lão chủ nô độc ác lấy việc hành hạ những người nô lệ của mình làm thú vui. Dù nhân vật nô lệ gốc Phi trải mọi điều cơ cực, nhọc nhằn, nhưng lúc nào ông cũng là một con người trung thực, nhân hậu; thậm chí còn biết cảm thông với cả những kẻ thù của mình.

Bác Tôm, giống như những người nô lệ da đen khác không biết đọc, biết viết nhưng bác Tôm rất rành rõ Kinh Thánh. Và bác luôn luôn hành xử theo lời khuyên nhủ của Chúa. Đặc điểm này, rõ ràng được nữ tác giả “phú” cho nhân vật của mình. Bởi lẽ, như chúng ta đã nói, nữ văn sỹ Beecher Stone sinh trưởng và lớn lên trong gia đình của một nhà truyền đạo và bản thân bà cũng đã từng có những bài giảng về giáo lý thật sâu sắc.

               

Chú Tôm tốt bụng đã cứu một số nhân vật trong cuốn tiểu thuyết: Ví như cô bé bị rơi khỏi boong tàu trong một chuyến hành trình trên biển hoặc hai người nô lệ trốn tên chủ đồn điền khùng  điên trên gác bếp nhà bác. Nhưng bác Tôm đã tử nạn chính vào lúc cuộc đời của bác có thể sẽ sang trang khác khi có người muốn giúp bác thoát khỏi kiếp nô lệ.

TÔM, “PHẢN TÔM” VÀ CUỘC NỘI CHIẾN.    

               

Cuốn tiểu thuyết của một nữ văn sỹ da trắng lên tiếng tố cáo chế độ nô lệ đương nhiên sẽ gặp sự khen chê khác nhau. Nhiều người da trắng ở Nam Mỹ buộc tội Beecher Stone xuyên tạc sự thật và cường điệu việc áp bức bóc lột người da đen.

Như để đáp lại, nữ nhà văn cho xuất bản thêm một cuốn sách nữa - “Chiếc chìa khóa để mở cánh cửa vào túp lều của bác Tôm”. Ở cuốn sách này tác giả chứng minh rằng những sự việc có thật cùng những quan sát lâu ngày của bà chính là cơ sở của những gì bà đã miêu tả quanh cuộc sống của những người nô lệ da đen.

               

Nhưng những tên chủ nô vẫn phẫn nộ. Chẳng bao lâu sau, tại các cửa hàng sách xuất hiện những ấn phẩm như đòn phản công lại cuốn “Túp lền bác Tôm”. Những cuốn sách này (mà tác giả là những người da trắng ở Nam Mỹ) ca ngợi lòng tốt của các ông chủ nô và miêu tả những ông chủ đồn điền như những bậc cha mẹ của những gia đình lớn đầy lòng thương yêu, chăm lo tới những người nô lệ của họ. Loạt tiểu thuyết như vậy có tên gọi là “Phản Tôm”.

Bây giờ thì tên tuổi của phần lớn các tác gỉa viết nên loạt sách “Phản Tôm” như thế đã bị quên lãng, còn sách của họ hầu như không ai nhắc tới. Còn “Túp lều bác Tôm” vẫn giữ được ấn tượng tốt đẹp trong lòng người đọc qua nhiều năm tháng, nhiều thế hệ và đã được dịch ra nhiều thứ tiếng khác nhau.

               

Mười năm, tính từ khi công bố những chương đầu của tiểu thuyết “Túp lều bác Tôm” tại nước Mỹ bùng nổ cuộc Nội chiến, mà kết thúc của nó với thắng lợi chế độ nô lệ bị xóa bỏ. Nhiều người đã lên tiếng khẳng định “Túp lều bác Tôm” đã trở thành một thứ vũ khí tuyên truyền mạnh mẽ, thậm chí như một hồi kèn trận thúc dục những ai còn lương tri, lương tâm hãy tham gia vào cuộc đấu tranh vì quyền bình đẳng của những người bị áp bức. Người ta vẫn truyền tụng nhau rằng chính Tổng thống Mỹ Abraham Lincoln trong một lần tiếp xúc với nữ văn sỹ Harriet Beeher Stone đã nói rằng: “Chị thanh mảnh, nhỏ bé vậy mà đã làm bùng nổ một cuộc chiến tranh lớn đến như vậy!”.


Các câu hỏi tương tự
린 린
Xem chi tiết
린 린
Xem chi tiết
린 린
Xem chi tiết
Nguyễn Duy Minh
Xem chi tiết
린 린
Xem chi tiết
Trần Thị Khánh	Huyền
Xem chi tiết
Hùng Thân Văn
Xem chi tiết
hihi
Xem chi tiết
chi tu
Xem chi tiết