Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
luyen hong dung

Thuyết minh về chùa Bảo Minh - đền Bình An (Quỳnh Thiện)

gải nhanh nhé ,chiều nay tớ cần gấp đấy 

Công Chúa Mắt Tím
25 tháng 2 2018 lúc 15:25

   

Chùa Bảo Minh - đền Bình An đã tồn tại hàng trăm năm, chứng kiến những sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc qua các thời kỳ. Đến nay, vẫn chưa có tài liệu nào ghi chép chính xác niên đại cụm di tích này, nhưng dấu ấn đậm nét nhất được ghi chép thành văn bằng việc tại khu vực chùa, đền từng là nơi trú quân của Lê Lợi (khi dấy binh đánh đuổi quân xâm lược nhà Minh), quân Quang Trung khi tiến ra Bắc dẹp loạn nhà Thanh nên nhiều công trình cũ vẫn còn. Theo đó, chùa Bình An – đền Bảo Minh được xem là cụm di tích được nhân dân tôn thờ. Tại chùa Bảo Minh thờ phật theo phái Đại thừa và thờ mẫu chúa Liễu Hạnh; đền Bình An thờ các vị: Huyền Thiên đại thánh Trấn Bắc chân vũ đế quân; Lê Quỳnh; Lý Nhật Quang.

๖ACE✪Hoàngミ★Việtツ
5 tháng 3 2018 lúc 19:39

Chùa Bảo Minh - đền Bình An đã tồn tại hàng trăm năm, chứng kiến những sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc qua các thời kỳ. Đến nay, vẫn chưa có tài liệu nào ghi chép chính xác niên đại cụm di tích này, nhưng dấu ấn đậm nét nhất được ghi chép thành văn bằng việc tại khu vực chùa, đền từng là nơi trú quân của Lê Lợi (khi dấy binh đánh đuổi quân xâm lược nhà Minh), quân Quang Trung khi tiến ra Bắc dẹp loạn nhà Thanh nên nhiều công trình cũ vẫn còn. Theo đó, chùa Bình An – đền Bảo Minh được xem là cụm di tích được nhân dân tôn thờ. Tại chùa Bảo Minh thờ phật theo phái Đại thừa và thờ mẫu chúa Liễu Hạnh; đền Bình An thờ các vị: Huyền Thiên đại thánh Trấn Bắc chân vũ đế quân; Lê Quỳnh; Lý Nhật Quang.

 cum di h chua bao minh - den binh an: diem den tam linh va nguon coi hinh anh 1

Cụm di tích lịch sử văn hóa chùa Bảo Minh – đền Bình An.

Hiện cụm di tích này còn lưu giữ lại được 2 chiếc chuông cổ (1 chiếc nặng 101kg và 1 chiếc nặng 25kg); 21 pho tượng cổ; hoành phi; câu đối và 15 sắc phong từ thời vua Tự Đức. Năm 1999, chính quyền địa phương đã vận động nhân dân quyên góp sức người, sức của để trùng tu, xây dựng lại cụm di tích. Năm 2011, qua công tác xã hội hóa, ban quản lý chùa đã tu sửa lại một số hạng mục và giữ nguyên hiện trạng cho đến nay.

Trải qua bao thăng trầm biến cố và phát triển của lịch sử cụm di tích chùa Bảo Minh – đền Bình An vẫn mang đậm giá trị lịch sử và văn hóa cùng với mãnh đất được nhiều thiên nhiên ưu đãi. Cứ vào mồng 7 tháng Giêng hàng năm diễn ra lễ hội do những người dân địa phương tổ chức. Lễ hội là nơi để thể hiện sự tích tụ, bảo tồn và phát huy văn hóa làng xã của vùng đất có bề dày lịch sử văn hóa, cũng là nơi cầu phong hòa vũ thuận, mùa màng tươi tốt, no ấm.

Những kiến trúc độc đáo giàu giá trị nghệ thuật và những giá trị lịch sử cụm di tích chùa Bảo Minh – đền Bình An đã trở thành một nét văn hóa tâm linh của người dân địa phương. Từ nhiều đời nay, dân làng thường cắt cử những người có tâm đức để trông coi đền chùa. Chính quyền địa phương cũng hết sức quan tâm bảo vệ. Mỗi lần hư hỏng đều kịp thời tu sửa để đảm bảo nơi thờ tự và nơi chiêm bái của du khách thập phương đến.

Năm 2006, UBND tỉnh Nghệ An đã công nhận cụm di tích chùa Bảo Minh – đền Bình An là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh. Đến năm 2011, UBND tỉnh tiếp tục phê duyệt, cho phép tu sửa chùa Bảo Minh, xây dựng lầu Quan âm, nhà tổ, chùa chính, cung thờ mẫu, lầu Cô Chín, nguồn vốn được huy động từ công tác xã hội hóa.

Cụm di tích lịch sử chùa Bảo Minh – đền Bình An thực sự là nơi ghi dấu về một địa chỉ từng chứng kiến các biến cố thời gian. Đây cũng là nơi để người dân thể hiện lòng thành kính tâm linh biết ơn các vị vua công thần, Thánh, Phật để mong cuộc sống ấm no, bình an.

Thầy Dương Quang Thịnh – Trưởng BQL di tích chùa Bảo Minh – đền Bình An cho biết: Cụm di tích lịch sử chùa Bảo Minh – đền Bình An được xây dựng từ thời Hậu Lê, trải qua bao biến cố thăng trầm của lịch sử nên không còn được nguyên vẹn như xưa.

Nhờ những nỗ lực của ban quản lý cụm di tích cộng với những tấm lòng hảo tâm người con quê hương và du khách thập phương nên chùa đã được tu sửa lại, cơ sở vật chất cũng khang trang hơn. Tuy nhiên, do kinh phí có phần hạn hẹp nên cụm di tích vẫn chưa hoàn thiện. Hiện ban quản lý di tích vẫn đang tiếp tục kêu gọi nguồn kinh phí để xây dựng thêm một số hạng mục như: Cổng chùa, xây thêm một lầu chuông, nhà tăng, tu sửa lại khuôn viên để mỗi khi khách thập phương đến có chỗ để xe, nghỉ ngơi.

Ahwi
15 tháng 11 2018 lúc 22:10

heo sử cũ ghi lại, đền Bình An và chùa Bảo Minh đã từng tồn tại hàng trăm năm bên dòng Mai Giang và con đường thiên lý Bắc - Nam nên đã từng chứng kiến những sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc qua các thời kỳ. Đến nay, chưa có sử sách nào ghi chính xác niên đại của cụm di tích này, nhưng dấu ấn đậm nét nhất được ghi chép thành văn bằng việc tại khu vực đền, chùa đã từng là nơi trú quân của Lê Lợi khi dấy binh đánh đuổi quân xâm lược nhà Minh, quân của Quang Trung khi tiến ra Bắc dẹp loạn nhà Thanh nên nhiều công trình cũ vẫn còn như: giếng Kỵ, bến đò Cái (cầu Hoàng Mai sau này). Theo đó, đền Bình An và chùa Bảo Minh được xem là cụm di tích được nhân dân tôn thờ. Chùa Bảo Minh thờ Phật theo phái đại thừa và thờ Mẫu chúa Liễu Hạnh; đền Bình An thờ các vị: Huyền Thiên đại thánh Trấn Bắc Chân vũ Đế quân; Lê Quỳnh; Lý Nhật Quang.

Nghi thức sái tịnh chú nguyện rót đồng đúc chuông.

Tại đền Bình An và chùa Bảo Minh xưa còn có những lễ hội lớn vào ngày mồng 7 tháng Giêng âm lịch hàng năm. Trong dịp này, nhân dân các vùng lân cận cùng về dâng hương, thành tâm tưởng nhớ tới các vị đại nhân, Thánh, Phật đã bảo vệ cho người dân trong một năm qua. Tại đây, vào ngày mồng 7 tháng Giêng hàng năm còn có đại lễ rước kiệu và tượng Đức thánh Huyền Thiên Trấn Bắc Vũ Đế vi hành khắp vùng để tưởng nhớ và biết ơn. Riêng phần hội thì tương đối phong phú và được tập luyện, chuẩn bị khá công phu như: Bơi chải, đua thuyền mang ý nghĩa cầu mong phong hòa, vũ thuận, mùa màng no ấm.

Hiện cụm di tích này còn lưu giữ lại được 2 chiếc chuông cổ (1 chiếc nặng 101kg và 1 chiếc nặng 25kg); 21 pho tượng cổ; hoành phi; câu đối và 15 sắc phong từ thời vua Tự Đức. Năm 2006, UBND tỉnh Nghệ An đã công nhận cụm di tích chùa Bảo Minh – đền Bình An là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh. Năm 2011, UBND tỉnh tiếp tục phê duyệt, cho phép tu sửa chùa Bảo Minh, xây dựng lầu Quan âm, nhà tổ, Chính điện, cung thờ mẫu, lầu Cô Chín, nguồn vốn được huy động từ công tác xã hội hóa.

Trần duy quý
15 tháng 11 2018 lúc 22:11

heo sử cũ ghi lại, đền Bình An và chùa Bảo Minh đã từng tồn tại hàng trăm năm bên dòng Mai Giang và con đường thiên lý Bắc - Nam nên đã từng chứng kiến những sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc qua các thời kỳ. Đến nay, chưa có sử sách nào ghi chính xác niên đại của cụm di tích này, nhưng dấu ấn đậm nét nhất được ghi chép thành văn bằng việc tại khu vực đền, chùa đã từng là nơi trú quân của Lê Lợi khi dấy binh đánh đuổi quân xâm lược nhà Minh, quân của Quang Trung khi tiến ra Bắc dẹp loạn nhà Thanh nên nhiều công trình cũ vẫn còn như: giếng Kỵ, bến đò Cái (cầu Hoàng Mai sau này). Theo đó, đền Bình An và chùa Bảo Minh được xem là cụm di tích được nhân dân tôn thờ. Chùa Bảo Minh thờ Phật theo phái đại thừa và thờ Mẫu chúa Liễu Hạnh; đền Bình An thờ các vị: Huyền Thiên đại thánh Trấn Bắc Chân vũ Đế quân; Lê Quỳnh; Lý Nhật Quang.

chua bao minh nghe an1.jpg

Nghi thức sái tịnh chú nguyện rót đồng đúc chuông.

chua bao minh nghe an2.jpg

Tại đền Bình An và chùa Bảo Minh xưa còn có những lễ hội lớn vào ngày mồng 7 tháng Giêng âm lịch hàng năm. Trong dịp này, nhân dân các vùng lân cận cùng về dâng hương, thành tâm tưởng nhớ tới các vị đại nhân, Thánh, Phật đã bảo vệ cho người dân trong một năm qua. Tại đây, vào ngày mồng 7 tháng Giêng hàng năm còn có đại lễ rước kiệu và tượng Đức thánh Huyền Thiên Trấn Bắc Vũ Đế vi hành khắp vùng để tưởng nhớ và biết ơn. Riêng phần hội thì tương đối phong phú và được tập luyện, chuẩn bị khá công phu như: Bơi chải, đua thuyền mang ý nghĩa cầu mong phong hòa, vũ thuận, mùa màng no ấm.

chua bao minh nghe an3.jpg

Hiện cụm di tích này còn lưu giữ lại được 2 chiếc chuông cổ (1 chiếc nặng 101kg và 1 chiếc nặng 25kg); 21 pho tượng cổ; hoành phi; câu đối và 15 sắc phong từ thời vua Tự Đức. Năm 2006, UBND tỉnh Nghệ An đã công nhận cụm di tích chùa Bảo Minh – đền Bình An là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh. Năm 2011, UBND tỉnh tiếp tục phê duyệt, cho phép tu sửa chùa Bảo Minh, xây dựng lầu Quan âm, nhà tổ, Chính điện, cung thờ mẫu, lầu Cô Chín, nguồn vốn được huy động từ công tác xã hội hóa.


Các câu hỏi tương tự
VŨ HIẾU -8A
Xem chi tiết
Xuân Sang Mai Thích
Xem chi tiết
린 린
Xem chi tiết
린 린
Xem chi tiết
린 린
Xem chi tiết
GA LA
Xem chi tiết
Hoàng Thị Minh Ngọc
Xem chi tiết
Hoài Anh Đặng
Xem chi tiết
Trí Minh
Xem chi tiết