Gợi ý.
Mở bài:
- Giới thiệu món ăn đó.
+ Món ăn đó ra đời từ bao giờ?, xuất phát từ nơi nào?
Thân bài:
- Nêu nguyên liệu làm món ăn đó.
+ Cần có những gì?
+ Cần nấu như thế nào? (Cách nấu món ăn)
- Em thích món ăn đó vì điều gì?
+ gợi lên kỷ niệm nào đó của em.
+ có hương vị nào đó
+ ....
- Món ăn đó mang ý nghĩa gì?
- Cách ăn món đó.
Kết bài:
- Mời gọi mọi người ăn món đó.
1. Mở bài
- Giới thiệu về món ăn em định thuyết minh: Bánh chưng
- Đây là món ăn đặc trưng, không thể thiếu trong mâm cỗ Tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam.
2. Thân bài
a) Nguồn gốc lịch sử
- Không rõ thời gian cụ thể, theo truyền thuyết kể lại vào đời vua Hùng thứ sáu, khi đất nước thanh bình, sạch bóng quân thù, vua muốn truyền ngôi nên ban lệnh cho các hoàng tử đi tìm món ăn vừa ý vua cha nhất để cúng Tiên vương, sẽ được nối ngôi. Trong khi các hoàng tử khác sai kẻ hầu người hạ đi tìm sản vật trên rừng xuống biển, hoàng tử thứ 18 tên là Lang Liêu vì nghèo không có tiền, trong nhà chỉ có ngô, khoai, lúa... đã được thần báo mộng làm ra hai loại bánh chưng, bánh giày ngon và ý nghĩa tượng trưng cho trời, cho đất. Bánh chưng ra đời từ đó và tục gói bánh chưng trở thành tục lệ không thể thiếu mỗi dịp Tết đến xuân về.
b) Chuẩn bị nguyên liệu gói bánh chưng:
- Gạo nếp hạt tròn, trắng, sạch sẽ được ngâm qua đêm từ 3 - 4 tiếng, sau đó để cho ráo nước, trộn đều với 1 ít muối trắng.
- Đậu xanh đã bóc vỏ, cũng ngâm trong nước khoảng 4 tiếng, có thể để đỗ sống hoặc đồ chín (tùy thích), trộn tiếp với 1 ít muối.
- Thịt lợn vừa nạc vừa mỡ ướp với gia vị cho thịt ngấm đều
- Lá dong (có thể thay bằng lá chuối), lạt mềm
- Gia vị: Hạt tiêu, muối, thảo quả,...
c) Công đoạn gói bánh chưng
- Có thể gói bánh chưng bằng khuôn hoặc gói vo (không cần khuôn)
- Cắt lá dong cho vừa với khuôn, xếp 4 góc và lót ở phía dưới sao cho vuông vức, lá thẳng.
- Đổ 1 lớp gạo nếp xuống phía dưới, sau đó đến 1 lớp đỗ xanh, 2 - 3 miếng thịt, đổ tiếp 1 lớp đỗ và cuối cùng là một lớp gạo phía trên cùng.
- Đặt một lớp lá cho phẳng phiu, sau đó gói chặt tay, cột chặt lại bằng lạt mềm cho chiếc bánh vuông vức.
- Xếp những chiếc bánh đã được gói gọn gàng vào xoong đã lót 1 lớp lá dưới đáy nồi, đổ nước lạnh hoặc nước nóng ngập mặt bánh, đun củi hoặc than lửa cháy vừa đủ.
- Nấu bánh chưng trong vòng 9 - 10 tiếng hoặc ít hơn, tùy vào kích thước bánh.
- Liên tục thêm nước để nồi bánh không bị cạn/ cháy.
- Sau khi luộc chín bánh, vớt ra ngoài, cho vào nước lạnh ngâm khoảng 15 - 20 phút, để ráo nước sau đó ép bánh cho nước ra hết
d) Yêu cầu thành phẩm
- Chiếc bánh vừa chín tới, vuông vức, gói không bị chặt quá, không bị lỏng quá.
- Bánh giữ được màu xanh của lá, gạo chín mềm dẻo, thơm.
- Có thể ăn kèm bánh chưng với dưa hành, củ kiệu, giò,..., ngoài ra có thể rán bánh chưng ăn cũng rất ngon.
e) Ý nghĩa của chiếc bánh chưng
- Món ăn không thể thiếu trong mâm cúng Tết, mang hương vị Tết cổ truyền của Việt Nam.
- Giá trị văn hóa tinh thần: Đề cao nền văn minh lúa nước của dân tộc, tưởng nhớ tổ tiên, ông bà, những người thân đã khuất; là nét văn hóa độc đáo chỉ ở mảnh đất hình chữ S mới có.
3. Kết bài
- Khẳng định là giá trị của món ăn độc đáo: Bánh chưng
- Nêu cảm nghĩ của bản thân về món ăn đó