Thực hiện những điều đã cam kết với Pháp, triều đình Huế ra lệnh giải tán phong trào kháng chiến ở
A. Đà Nẵng và Huế.
B. Đà Nẵng và các tỉnh miền Trung,
C. Gia Định và Gò Công.
D. Gia Định và Định Tường.
Sau Hiệp ước Nhâm Tuất (1862), thái độ của Triều Đình đối với các toán nghĩa binh chống Pháp ở ba tỉnh Đông Nam Kì như thế nào?
A. Khuyến khích và ủng hộ các nghĩa binh.
B. Ra lệnh giải tán các toán nghĩa binh.
C. Cử quan lại chỉ huy các nghĩa binh.
D. Phối hợp với các nghĩa binh để chống Pháp.
Những ai đã lãnh đạo nhân dân ở Nghệ An, Hà Tĩnh nổi dậy chống Pháp sau khi triều đình Huế kí Hiệp ước 1874 với Pháp?
A. Trần Tấn, Đặng Như Mai, Nguyễn Huy Điển.
B. Hoàng Tá Viêm và Lưu Vĩnh Phúc.
C. Nguyễn Văn Trường và Tôn Thất Thuyết.
D. Nguyễn Tri Phương và Hoàng Diệu.
Sau Hiệp ước 1862, triều đình ra lệnh cho ai phải bãi binh, mặt khác điều ông đi nhận chức Lãnh binh ở An Giang, rồi Phú Yên?
A. Nguyễn Tri Phương
B. Nguyễn Trung Trực
C. Nguyễn Hữu Huân
D. Trương Định
Trong khi Pháp đang đứng trước tình thế tiến thoái lưỡng nan ở chiến trường Gia Định và Đà Nẵng (1960) thì trong triều đình Nguyễn đã diễn ra tình trạng gì?
A. Phân hóa, tư tưởng chủ hòa làm lòng người li tán
B. Tiếp tục bàn kế hoạch đánh Pháp
C. Tập trung lực lượng đánh Pháp
D. Kêu gọi nhân dân giúp vua cứu nước
Người chỉ huy quân ta chống thực dân Pháp ở Gia Định là:
A. Nguyễn Hữu Huân
B. Trương Định
C. Phan Thanh Giản
D. Nguyễn Tri Phương
Ngày 5-6-1862, triều đình Huế kí hiệp ước nhượng cho Pháp ba tỉnh miền Đông Nam Kì khi
A. ba tỉnh miền Tây Nam Kì bị Pháp chiếm đóng.
B. ba tỉnh miền Đông và một tỉnh miền Tây Nam Kì bị Pháp chiếm
C. đã kí với Pháp Hiệp ước Hácmăng.
D. đã kí với Pháp Hiệp ước Patơnốt.
Trong cuộc chiến đấu chống thực dân Pháp (1858 - 1884) của nhân dân ta, tính chất chống phong kiến được thể hiện từ sau khi triều đình Huế ký hiệp ước nào với thực dân Pháp?
A. Hiệp ước Patơnốt 1884
B. Hiệp ước Nhâm Tuất 1862
C. Hiệp ước Giáp Tuất 1874
D. Hiệp ước Hácmăng 1883
Việc nhân dân chống lại lệnh giải tán nghĩa binh chống Pháp của triều đình chứng tỏ điều gì?
A. Tư tưởng trung quân ái quốc không còn
B. Nhân dân chán ghét triều đình
C. Nhân dân muốn tách khỏi triều đình để tự do hành động
D. Sự đối lập giữa nhân dân và triều đình trong cuộc kháng chiến chống quân Pháp xâm lược