Người phương Đông chúng ta có câu :“Thư trung hữu ngọc” tức là trong sách có ngọc quý. Quả vậy, những bậc vĩ nhân hay những người thành đạt nhất đều nói rằng một trong những yếu tố có vai trò quan trọng trong việc phát triển và định hình tư duy của họ là việc đọc sách. Trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay, khi văn hóa nghe nhìn dường như đang dần lấn át văn hóa đọc, khi thời gian con người dành cho việc đọc các loại sách cũng ít hơn trước và ngày càng có nhiều độc giả cảm thấy lúng túng không biết lựa chọn thế nào trước một khối lượng sách, báo khổng lồ được xuất bản hàng ngày thì phương pháp đọc sách đúng cũng trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.
Vậy làm sao để chúng ta – những người đọc với vốn thời gian ít ỏi – có thể gạn lọc những thông tin cần thiết nhất từ một cuốn sách? – “Đọc sách như một nghệ thuật” chính là một câu trả lời.
Khi đọc một cuốn sách, bạn có thể hiểu rõ mọi điều tác giả trình bày, hoặc không hiểu gì cả. Nhưng ngay cả khi bạn hiểu, nghĩa là bạn có được thông tin, thì cũng chưa hẳn là bạn đã hiểu biết gì thêm. Nếu bạn hiểu rõ ràng từ đầu đến cuối, tức là bạn và tác giả có cùng suy nghĩ.
Trong trường hợp bạn không hiểu rõ cuốn sách nói gì, hay chỉ hiểu ở một mức độ nào đó, bạn biết rằng cuốn sách ngụ ý nhiều hơn những gì bạn hiểu, và nó có thể hàm chứa nhiều điều làm tăng sự hiểu biết của bạn. Khi đó bạn sẽ làm gì? Bạn có thể mang cuốn sách đến nhờ người nào hiểu rõ hơn bạn (một người thật hoặc một cuốn sách khác) giải thích những vướng mắc. Hoặc bạn có thể quyết định rằng hiểu như thế là đủ, và không cần quan tâm đến những gì vượt quá tầm hiểu biết của bạn. Cả hai cách giải quyết vấn đề trên đều cho thấy bạn đã không thực hiện đúng yêu cầu cuốn sách đưa ra về việc đọc.
Bạn chỉ có thể đọc sách theo một cách duy nhất – tự đọc mà không cần sự trợ giúp nào từ bên ngoài. Bằng năng lực, trí tuệ của mình, bạn phải tìm cách làm sáng tỏ những con chữ trước mắt sao cho từ chỗ hiểu ít, bạn dần hiểu nhiều hơn. Sự tiến bộ của bạn đạt được qua quá trình vận dụng trí óc, đào sâu suy nghĩ được gọi là đọc có kỹ năng. Đây là cách đọc những cuốn sách thách thức khả năng hiểu rõ vấn đề của bạn.
Như vậy, có thể tạm định nghĩa Đọc sách như một nghệ thuật là quá trình vận dụng trí óc của con người để suy ngẫm về những con chữ, mà không có bất cứ sự trợ giúp nào từ bên ngoài. Nhờ đó, trí tuệ của bạn được nâng lên một tầm cao mới, từ hiểu ít đến hiểu nhiều.
Ngày nay, tỷ lệ học sinh vào đại học ngày càng tăng, phần lớn dân số đều biết đọc, biết viết. Không chỉ đọc tiểu thuyết, người ta còn đọc sách khoa học. Nhiều chuyên gia giáo dục thừa nhận việc dạy cách đọc cho trẻ em – theo cách hiểu cơ bản nhất của từ “đọc” – là vấn đề rất quan trọng. Nhiều người lớn cũng cảm thấy hấp dẫn, muốn tham gia vào các khoá học đọc cấp tốc nhằm giúp họ hiểu nhiều hơn những gì mình đọc, cũng như tăng tốc độ đọc.
Tuy nhiên, vẫn còn có những điều chưa thay đổi. Một trong số đó là mong ước của độc giả muốn được đọc nhiều tài liệu khác nhau, với tốc độ khác nhau và phù hợp hơn. Pascal đã từng nói: “Khi ta đọc quá nhanh hay quá chậm, ta chẳng hiểu gì cả”. Cuốn Đọc sách như một nghệ thuật sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề này thông qua các cấp độ đọc.
Người phương Đông có câu: “Thư trung hữu ngọc”, tức là “Trong sách có ngọc”. Quả vậy, những bậc vĩ nhân hay những người thành đạt nhất đều nói rằng một trong những yếu tố có vai trò quan trọng trong việc phát triển và định hình tư duy của họ là việc đọc sách. Trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay, khi văn hóa nghe nhìn dường như đang dần lấn át văn hóa đọc, khi thời gian con người dành cho việc đọc các loại sách cũng ít hơn trước và ngày càng có nhiều độc giả cảm thấy lúng túng không biết lựa chọn thế nào trước một khối lượng sách, báo khổng lồ được xuất bản hàng ngày, thì phương pháp đọc sách cũng trở nên cần thiết.
How to read a book (Đọc sách như một nghệ thuật) của hai tác giả Mortimer J.Adler và Charles Van Doren chính là giải pháp giúp bạn lựa chọn và đọc sách nhanh nhất, hiệu quả nhất. Được xuất bản lần đầu tiên năm 1940, ngay lập tức, Đọc sách như một nghệ thuật đã trở thành một trong những cuốn sách bán chạy nhất và duy trì vị trí đó trong suốt hơn một năm. Tác phẩm đã được dịch ra rất nhiều thứ tiếng như Pháp, Thuy Điển, Đức, Tây Ban Nha, Italia và bây giờ là Việt Nam.
Người đọc sách thông minh là người biết áp dụng các phương pháp và kỹ năng đọc khác nhau cho các loại văn bản khác nhau, để vừa thu được thông tin nhanh vừa hiểu thấu đáo các vấn đề được nêu, trong chừng mực thời gian cho phép và tùy theo mục đích của mình. Trên tinh thần đó, Đọc sách như một nghệ thuật hướng dẫn bạn các cấp độ đọc khác nhau: từ phương pháp đọc sơ cấp, qua việc đọc lướt có hệ thống và đọc kỹ lưỡng đến đẩy nhanh tốc độ đọc. Tác phẩm cũng giúp bạn thấy chính xác đâu là cách đọc sách đích thực, cùng những giá trị và những niềm vui mà nó mang lại. Cuốn sách có tính tổng hợp và bao quát cao, nhưng cũng rất cụ thể, nên có ích cho mọi độc giả, bất kể ở thời đại nào và cho thể loại văn bản nào. Vì thế, ngay cả khi bạn là một người luôn bận rộn và hay gặp vướng mắc với việc đọc sách, hãy thử tìm lời giải trong Đọc sách như một nghệ thuật, biết đâu bạn sẽ thay đổi quan điểm của mình.
Decartes từng nói: “Đọc sách là được trò chuyện với những người thành đạt nhất của những thế kỷ đã qua”. Trong khi ở Việt Nam có rất ít những cuốn sách hướng dẫn kỹ năng, nhất là kỹ năng đọc, thì Đọc sách như một nghệ thuật chính là món quà tuyệt vời dành cho những người say mê đọc sách và muốn khám phá thế giới tri thức bao la kết đọng trong từng cuốn sách, với một phương pháp đọc khoa học có lẽ chưa từng được dạy ở bất cứ trường lớp nào tại Việt Nam.
Cuốn sách này dành cho tất cả những người say mê đọc sách. Đặc biệt, nó dành cho những ai đọc sách với mục đích chính là mở rộng tầm hiểu biết của mình.
Tham khảo nhé bạn
Người xưa có câu “Thư trung hữu nữ nhan như ngọc” (trong sách có cô gái đẹp như ngọc). Câu thơ trên rất phổ biến.
Nhiều người truy tìm nguồn gốc câu thơ, có kết luận rằng, câu thơ ấy từ câu thơ nguyên gốc là “Thư trung tự hữu nhan như ngọc” (trong sách tự có người con gái dung nhan đẹp như ngọc) trong một bài thơ nhằm khuyến khích việc học của người xưa, đặc biệt là việc “dùi mài kinh sử”. Vì rằng, có học đi thi đổ đạt làm quan, thì mới mau chóng được giàu sang phú quý, kẻ hầu người hạ, xe đưa ngựa đón… và nhất là có người vợ đẹp “như ngọc” như lòng mơ ước.
Danh vọng, bạc tiền, gái đẹp… là cũng từ việc “đèn sách” mà ra, nên có câu: “Thập niên song hạ vô nhân vấn, nhất cử thành danh thiên hạ tri” (mười năm đọc sách bên cửa sổ chẳng người hỏi han, chỉ 1 khoa cử là thành danh thiên hạ đều biết đến).
Cổ nhân nói : "Thư trung hữu kim ngọc", "Thư trung hữu nhân". Trong sách có vàng có ngọc. Trong trang sách có tình. Việt Nam đang trên đường phát triển. Mong sao trong hành trình của mình, các em đừng bỏ lại những cuốn sách. Bởi không có chúng, ta sẽ mãi mãi làm người nghèo khó, ít ra là nghèo khó một chữ TÌNH.
“Thư trung hữu nữ nhan như ngọc”, nghĩa là trong sách có người con gái sắc diện ngọc ngà. Sau này, người ta hiểu được rằng không phải chỉ có sách văn chương mới làm mình mê hoặc như được nhìn thấy người đẹp, mà ngay cả sách toán và khoa học cũng có thể làm người ta có những phút mộng mơ