Câu 1: Vẽ sơ đồ nghĩa rộng và nghĩa hẹp của từ Động vật, từ đó xác định nghĩa rộng hẹp của từ ngữ là tương đối hay tuyệt đối.
Câu 2: Một từ vừa có nghĩa rộng, vừa có nghĩa hẹp được không, vì sao?
Khi nào một từ ngữ được coi là có nghĩa hẹp?
A. Khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó được bao hàm trong phạm vi nghĩa của một từ ngữ khác.
B. Khi nghĩa của từ ngữ đó trái ngược với nghĩa của một số từ ngữ khác.
C. Khi từ ngữ đó có cách phát âm giống với một số từ ngữ khác.
D. Khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó bao hàm phạm vi nghĩa của một số từ ngữ khác.
Từ “khái quát” trong cấp độ khái quát nghĩa của nghĩa từ ngữ có thể được thay bằng từ nào?
A. Phổ quát
B. Bao quát
C. Phổ biến
D. Chi tiết
Tìm từ ngữ có nghĩa hẹp nằm trong nghĩa của các từ ngữ cho dưới đây:
a. Sách.
b. Đồ dùng học tập.
c. Áo.
Quan sát sơ đồ dưới đây và trả lời câu hỏi:
a. Nghĩa của từ động vật rộng hơn hay hẹp hơn nghĩa của các từ thú, chim, cá? Vì sao?
b. Nghĩa của từ thú rộng hơn hay hẹp hơn nghĩa của các từ voi, hươu? Nghĩa của từ chim rộng hơn hay hẹp hơn nghĩa của các từ tu hú, sáo?
c. Nghĩa của các từ thú, chim, cá rộng hơn nghĩa của những từ nào, đồng thời hẹp hơn nghĩa của các từ nào?
a) Đọc hai đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới.
Bắt đầu là tìm hiểu. Tìm hiểu phải đặt bài văn vào hoàn cảnh lịch sử của nó. Thế là cần đến khoa học, lịch sử, lịch sử dân tộc, có khi cả lịch sử thế giới.
Sau khâu tìm hiểu là khâu cảm thụ. Hiểu đúng bài văn đã tốt. Hiểu đúng cũng bắt đầu thấy nó hay, nhưng chưa đủ.
(Theo Lê Trí Viễn)
- Hai đoạn văn liệt kê hai khâu của quá trình lĩnh hội và cảm thụ tác phẩm văn học. Đó là những khâu nào?
- Tìm từ ngữ liên kết trong đoạn văn trên.
- Để liên kết các đoạn có quan hệ liệt kê, ta thường dùng các từ ngữ có tác dụng liệt kê. Hãy kể tiếp các phương tiện liên kết để có quan hệ liệt kê.
b) Đọc hai đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới
Trước đó mấy hôm, lúc đi ngang qua làng Hòa An bẫy chim quyên với thằng Minh, tôi có ghé lại trường một lần. Lần ấy trường đối với tôi là một nơi xa lạ. Tôi đi chung quanh các lớp để nhìn qua cửa kính mấy bản đồ treo trên tường. Tôi không có cảm tưởng nào khác là nhà trường cao ráo và sạch sẽ hơn các nhà trong làng.
Nhưng lần này lại khác. Trước mắt tôi trường Mĩ Lí trông vừa xinh xắn vừa oai nghiêm như cái đình làng Hòa Ấp. Sân nó rộng, mình nó cao hơn trong những buổi trưa hè đầy vắng lặng. Lòng tôi đâm ra lo sợ vẩn vơ.
(Thanh Tịnh, Tôi đi học)
- Phân tích quan hệ ý nghĩa giữa hai đoạn văn trên
- Tìm từ ngữ liên kết trong hai đoạn văn đó.
- Để liên kết hai đoạn văn có ý nghĩa đối lập, ta thường dùng từ biểu thị ý nghĩa đối lập. Hãy kể thêm các phương tiện liên kết đoạn có ý nghĩa đối lập.
Khi nào một từ ngữ được coi là nghĩa rộng?
A. Khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó được bao hàm trong phạm vi nghĩa của một từ ngữ khác.
B. Khi nghĩa của từ ngữ đó gần giống với nghĩa của một số từ ngữ khác.
C. Khi nghĩa của từ ngữ đó trái ngược với nghĩa của một số từ ngữ khác.
D. Khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó bao hàm được phạm vi nghĩa của một số từ ngữ khác.
a. Viết hai câu, trong đó có một câu có dùng trợ từ và tình thái từ, một câu có dùng trợ từ và thán từ
b. Hãy xác định câu ghép trong đoạn trích (trang 158 SGK Ngữ văn 8 tập 1). Nếu tách câu ghép đã xác định thành các câu đơn thì có được không? Nếu được thì việc tách đó có làm thay đổi ý cần diễn đạt hay không?
c. Xác định câu ghép và cách nối các vế câu ghép trong đoạn trích (trang 158 SGK Ngữ văn 8 tập 1).
ĐỀ 2:” Ước mơ đôi khi không phải là điều nhất định phải thực hiện cho bằng được hơn nữa có thể là điều người ta không có khả năng thực hiện trong suốt cuộc đời mình. Gặp một chú lùn ước mơ lớn lên sẽ chơi bóng rổ hay một chú bé dị tật ở chân nuôi mộng sau này trở thành ngôi sao bóng đá thì đó không phải là điều mà bạn nên chế nhạo. Một ngày nào đó bạn sẽ nhận ra ý nghĩa của ước mơ không phải ở chỗ nó có phù hợp với khả năng thực tế hay không. Điều quan trọng là nó cho phép bạn sống thêm một cuộc đời nữa với cảm xúc của riêng bạn, nó như đôi cánh nâng bạn bay cao lên khỏi những giới hạn chật hẹp của cuộc đời…”
(Trích Tôi là Bêtô - Nguyễn Nhật Ánh)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.?
Câu 2. Chỉ ra và nêu tác dụng của một biện pháp tu từ có trong văn bản trên?
Câu 3. Thông điệp nào của văn bản có ý nghĩa nhất với em? Vì sao?
Câu 4. Viết một đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi trình bày suy nghĩ của em về ý kiến “Một ngày nào đó bạn sẽ nhận ra ý nghĩa của ước mơ không phải ở chỗ nó có phù hợp với khả năng thực tế hay không. Điều quan trọng là nó cho phép bạn sống thêm một cuộc đời nữa với cảm xúc của riêng bạn, nó như đôi cánh nâng bạn bay cao lên khỏi những giới hạn chật hẹp của cuộc đời”.
Giúp mình nha,cần gấp hôm nay