Câu 2: Động vật nào phát triển có biến thái?
A. Ếch đồng. B. Chim bồ câu. C. Thằn lằn bóng. D. Thỏ.
Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về sự sinh sản ở chim bồ câu?
A. Khi đạp mái, xoang huyệt của chim trống lộn ra ngoài tạo thành cơ quan sinh dục tạm thời.
B. Chim mái nuôi con bằng sữa tiết ra từ tuyến sữa.
C Trứng chim bồ câu được thụ tinh ngoài
D. Quá trình thụ tịn của chim bồ câu diễn ra ngoài cơ thể.
Câu 2: Loài cá nào có tập tính về nguồn đẻ trứng
A. Cá thu
B. Cá kiếm
C. Cá hồi đỏ
D. Cá ngựa.
Câu 3: Yếu tố nào dười đây giúp thằn lằn bóng đuôi dài thoát khỏi sự thoát hơi nước của cơ thể?
A. Da trần, luôn ẩm ướt và dễ thấm nước.
B. Da ẩm có vảy bao bọc, trong da có nhiều tuyến chất nhày.
C. Da khô, có vảy sừng bao bọc.
D. Da nhám, phủ chất nhày và ẩm, dễ thấm khí.
Câu 4: Đặc điểm nào sau đây là đúng khi nói về sinh sản của ếch đồng?
A. Ếch đồng thường sinh sản vào cuối mùa xuân.
B. ếch đồng thụ tinh trong
C. Đến mùa sinh sản, ếch đồng cõng ếch cái trên lưng
D Ếch phát triển qua biến thái không hoàn toàn.
Câu 5: Phát biểu nào sau đây về chim bồ câu là sai?
A. Là động vật hằng nhiệt.
B. Bay kiểu vỗ cánh.
C. Không có mi mắt.
D. Nuôi con bằng sữa diều.
Câu 6: Điển từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện nghĩa của câu sau :
Mỗi lứa chim bồ câu đẻ …(1)…, trứng chim được bao bọc bởi …(2)… .
· A. (1) : 2 trứng ; (2) : vỏ đá vôi
B. (1) : 5 – 10 trứng ; (2) : màng dai
C. (1) : 2 trứng ; (2) : màng dai
D. (1) : 5 – 10 trứng ; (2) : vỏ đá vôi
Câu 7: Lông ống ở chim bồ câu có vai trò gì?
A. Giữ nhiệt.
B. Làm cho cơ thể chim nhẹ.
C. Làm cho đầu chim nhẹ.
D. Làm cho cánh chim khi dang ra có diện tích rộng.
Câu 8: Đặc điểm của kiểu bay vỗ cánh là
A. Cánh dang rộng mà không đập
B. Cánh đập chậm rãi và không liên tục
C. Bay chủ yếu dựa vào sự nâng đỡ của không khí và hướng thay đổi của các luồng gió
D. Cánh đập liên tục
Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về sự sinh sản ở bồ câu?
A. Khi đạp mái, xoang huyệt của chim trống lôn ra ngoài tạo thành cơ quan sinh dục tạm thời.
B. Chim mái nuôi con bằng sữa tiết ra từ tuyến sữa.
C. Trứng chim bồ câu được thụ tinh ngoài.
D. Quá trình thụ tinh của chim bồ câu diễn ra bên ngoài cơ thể.
Câu 1: Những loài động vật nào sau đây là động vật biến nhiệt, đẻ trứng ?
A. Chim bồ câu, thỏ, cá sấu. B. Thỏ, cá chép, ếch đồng.
C. Cá chép, ếch đồng, rắn ráo. D. Ếch đồng, cá chép, chim bồ câu.
Câu 2: Yếu tố nào dưới đây giúp thằn lằn bóng đuôi dài bảo vệ mắt, giữ nước mắt để màng mắt không bị khô ?
A. Mắt có mi cử động, có nước mắt. B. Màng nhĩ nằm trong một hốc nhỏ bên đầu.
C. Da khô và có vảy sừng bao bọc. D. Bàn chân có móng vuốt.
Câu 3: Hình dạng thân của chim bồ câu hình thoi có ý nghĩa như thế nào ?
A. Giúp giảm trọng lượng khi bay.
B. Giúp giảm sức cản của không khí khi bay.
C. Giúp tạo sự cân bằng khi bay
D. Giúp tăng khả năng trao đổi khí của cơ thể khi bay.
Câu 4: Phát biểu nào dưới đây là đúng khi nói về sự sinh sản ở chim bồ câu ?
A. Chim mái nuôi con bằng sữa tiết ra từ tuyến sữa.
B. Không ấp trứng.
C. Khi đạp mái, xoang huyệt của chim trống lộn ra ngoài tạo thành cơ quan sinh dục tạm thời.
D. Quá trình thụ tinh diễn ra ngoài cơ thể.
Câu 5: Đặc điểm nào dưới đây có ở các đại diện của bộ Cá sấu?
A. Da ẩm ướt, không có vảy sừng.
B. Hàm rất dài, có nhiều răng lớn mọc trong lỗ chân răng.
C. Có mai và yếm.
D. Trứng có màng dai bao bọc.
Câu 6: Chim bồ câu có hai kiểu di chuyển là
A. Bay vỗ cánh và nhảy cóc. B. Bay lượn và bơi.
C. Bay vỗ cánh và bay lượn. D. Nhảy cóc và bơi.
Câu 7: Phát biểu nào dưới đây về giới tính ở động vật là đúng?
A. Nếu yếu tố cái có ở mọi cá thể thì được gọi là cá thể đơn tính.
B. Nếu yếu tố đực có ở mọi cá thể thì được gọi là cá thể đơn tính.
C. Nếu yếu tố đực và yếu tố cái có trên hai cá thể khác nhau thì được gọi là cá thể lưỡng tính.
D. Nếu yếu tố đực và yếu tố cái có trên cùng một cá thể thì được gọi là cá thể lưỡng tính.
Câu 8: Phát biểu nào dưới đây là đúng?
A. Sự phát triển gián tiếp qua biến thái tiến bộ hơn sự phát triển trực tiếp (không có nhau thai).
B. Sự đẻ con là hình thức sinh sản kém hoàn chỉnh hơn sự đẻ trứng.
C. Sự thụ tinh ngoài tiến bộ hơn sự thụ tinh trong.
D. Sự phát triển trực tiếp (có nhau thai) tiến bộ hơn sự phát triển trực tiếp ( không có nhau thai).
Câu 9: Phát biểu nào dưới đây về giới tính ở động vật là đúng?
A. Nếu yếu tố đực và yếu tố cái có trên cùng một cá thể thì được gọi là cá thể lưỡng tính.
B. Nếu yếu tố cái có ở mọi cá thể thì được gọi là cá thể đơn tính.
C. Nếu yếu tố đực có ở mọi cá thể thì được gọi là cá thể đơn tính.
D. Nếu yếu tố đực và yếu tố cái có trên hai cá thể khác nhau thì được gọi là cá thể lưỡng tính.
Câu 10: Đặc điểm nào dưới đây có ở các đại diện của bộ Rùa?
A. Da ẩm ướt, không có vảy sừng.
B. Hàm rất dài, có nhiều răng lớn mọc trong lỗ chân răng.
C. Có mai và yếm.
D. Trứng có màng dai bao bọc.
Câu 11: Phát biểu nào dưới đây là sai khi nói về sự sinh sản ở chim bồ câu ?
A. Trứng được thụ tinh trong.
B. Chim trống và chim mái thay nhau ấp trứng.
C. Khi đạp mái, xoang huyệt của chim trống lộn ra ngoài tạo thành cơ quan sinh dục tạm thời.
D. Chim mái nuôi con bằng sữa tiết ra từ tuyến sữa.
Câu 12: Phát biểu nào dưới đây là đúng?
A. Sự phát triển trực tiếp (có nhau thai) tiến bộ hơn sự phát triển trực tiếp ( không có nhau thai).
B. Sự phát triển gián tiếp qua biến thái tiến bộ hơn sự phát triển trực tiếp (không có nhau thai).
C. Sự đẻ con là hình thức sinh sản kém hoàn chỉnh hơn sự đẻ trứng.
D. Sự thụ tinh ngoài tiến bộ hơn sự thụ tinh trong.
Câu 13: Những loài động vật nào sau đây là động vật biến nhiệt, đẻ trứng ?
A. Chim bồ câu, thỏ, cá sấu. B. Cá chép, ếch đồng, rắn ráo.
C. Thỏ, cá chép, ếch đồng. D. Ếch đồng, cá chép, chim bồ câu.
Câu 14: Yếu tố nào dưới đây giúp thằn lằn bóng đuôi dài ngăn cản sự thoát hơi nước của cơ thể ?
A. Mắt có mi cử động, có nước mắt. B. Màng nhĩ nằm trong một hốc nhỏ bên đầu.
C. Da khô và có vảy sừng bao bọc. D. Bàn chân có móng vuốt.
Câu 15: Ở chim bồ câu, mỏ sừng bao bọc hàm không có răng mang ý nghĩa gì ?
A. Giúp tăng khả năng trao đổi khí của cơ thể khi bay.
B. Giúp tạo sự cân bằng khi bay.
C. Giúp phát huy tác dụng của các giác quan mắt, tai.
D. Làm đầu chim nhẹ.
Câu 16: Chim bồ câu có hai kiểu di chuyển là
A. Bay vỗ cánh và bơi. B. Nhảy cóc và bay vỗ cánh
C. Bay vỗ cánh và bay lượn. D. Bay lượn và bơi
Câu 9: Những loài động vật nào sau đây là động vật biến nhiệt, đẻ trứng?
A. Chim bồ câu, thỏ, cá sấu.
B. Thỏ, cá chép, ếch đồng.
C. Cá chép, ếch đồng, rắn ráo.
D. Ếch đồng, cá chép, chim bồ câu.
Câu 10: Một số thằn lằn (thạch sùng, tắc kè) bị kẻ thù túm lấy đuôi, nó thoát thân được là nhờ:
A. Đuôi có chất độc.
B. Đuôi trơn bóng, luôn tì sát xuống đất.
C. Tự ngắt được đuôi.
D. Cấu tạo đuôi càng về sau càng nhỏ.
Câu 1:
Tác dụng của lông tơ trong hoạt động sống chim bồ câu là gì?
A. Làm thân chim nhẹ. B. Tăng diện tích cánh. C. Không thấm nước. D. Giảm thoát hơi nước.
Câu 2:
. Loài nào sau đây không thuộc lớp Lưỡng cư?
A. Ếch giun. B. Cóc nhà. C. Cá sấu. D. Ếch cây.
Câu 1. Ở chim bồ câu, thân hình thoi giúp
A. giảm trọng lượng khi bay.
B. giảm sức cản của không khí khi bay.
C. chim bay chậm hơn.
D. tăng khả năng trao đổi khí khi bay.
Câu 2. Phát biểu nào dưới đây về thằn lằn bóng đuôi dài là sai?
A. là động vật biến nhiệt.
B. ưa sống khô ráo và thích phơi nắng.
C, tim 3 ngăn.
D. phát triển qua biến thái.
Câu 3. Thời xưa, khi phương tiện liên lạc còn chưa phát triển, con người thường nhờ động vật nào sau đây làm phương tiện đưa thư. Hay chúng còn được mệnh danh là các “bưu tá viên”.
A. bồ câu. B. chim ưng.
C. chim đại bàng. D. chim sẻ.
Câu 4. Đặc điểm nào dưới đây không có ở hệ tuần hoàn của chim bồ câu?
A. tim 4 ngăn.
B. máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi.
C. ở mỗi nửa tim, có van giữa tâm thất và tâm nhĩ.
D. ở giữa hai bên tâm thất có vách ngăn chưa hoàn chỉnh.
Câu 5. Hệ thống túi khí có vai trò gì đối với đời sống của chim bồ câu? ( chú ý câu hỏi có thể có nhiều hơn một đáp án đúng)
A. giúp tận dụng được lượng ôxi trong không khí hít vào, làm tăng hiệu quả hô hấp.
B. làm giảm khối lượng riêng của chim và giảm ma sát nội quan khi bay.
C. làm tăng khả năng tích trữ khí.
D. làm giảm nhu cầu sử dụng khí ôxi, tăng hiệu suất sử dụng khí cacbônic.
Khi nói về phổi và hoạt động hô hấp của chim bồ câu, phát biểu nào sau đây sai?
A. phổi gồm một mạng ống khí dày đặc.
B. hệ thống túi khí phân nhánh gồm 9 túi.
C. khi chim đậu, hô hấp nhờ sự thay đổi thể tích lồng ngực.
D. không khí đi theo hai chiều khác nhau cả khi hít vào và cả khi thở ra.