Nguyen Nguyen

Thời kì đồ đá xuất hiện ở Bắc Giang vào

Vũ Quang Huy
28 tháng 3 2022 lúc 14:22

tham khảo

 

Bắc Giang cái tên có từ thời Tiền Lê - trước thế kỷ X, qua các di chỉ, hiện vật tìm thấy cho thấy Bắc Giang có đủ các dấu tích của các thời kỳ đồ đá, thời đồ đồng, đồ sắt và bước vào các giai đoạn lịch sử có chữ viết với nhiều trang sử hào hùng từ thời Hùng Vương dựng nước đến thời Hai Bà Trưng đánh giặc Hán... Rồi tiếp nối vào thời kỳ phong kiến độc lập tự chủ.

Trong địa dư của tỉnh hầu hết đều thuộc sơn phận các dãy núi lớn như: Yên Tử, Thái Hòa, Bảo Đài, Cai Kinh và một số núi như dãy Nham Biền, Quảng Phúc, Trung Sơn, Tiên Sơn, Thù Sơn... Trong đó dãy núi Yên Tử- Huyền Đinh và dãy Bảo Đài làm nên con sông Lục Nam với thung lũng Lục Nam, Lục Ngạn rộng lớn. Dãy núi Cai Kinh và dãy núi Bảo Đài cùng dãy Quảng Phúc, Nham Biền làm nên con sông Thương bên đục bên trong bao đời.

Về phía Nam dãy núi Thù Sơn, Tiên Sơn, Nham Biền là con sông Cầu nước chảy lơ thơ làm thành ranh giới giữa tỉnh Bắc Giang với tỉnh Bắc Ninh. Cả ba con sông này hội tụ về sông Lục Đầu rồi chảy xuôi ra Biển Đông. Nhìn trên bản đồ Bắc Giang như hình chiếc quạt lớn xòe ra với ba thung lũng sông: Sông Cầu, sông Thương và sông Lục Nam hội tụ cả về sông Lục Đầu.

Trên Đại thạch bia tại bảo tàng tỉnh Bắc Giang, có đề danh 63 vị tiến sỹ thời phong kiến của tỉnh (58 tiến sỹ văn 5 tiến sỹ võ). Mặt sau bia khắc bài “Xương Giang Phú” bất hủ của đại thi hào Lý Tử Tấn để ca ngợi miền đất Bắc Giang với chiến thắng Xương Giang hào hùng trong trận chiến diệt 10 vạn viện binh nhà Minh sang xâm lược cuối năm 1427. Cùng đó các di tích về cuộc khởi nghĩa Yên Thế, chùa Vĩnh Nghiêm (Yên Dũng), chùa Bổ Đà (Việt Yên) được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt. Trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, 16 xã của Hiệp Hòa được công nhận là An toàn khu II. Trải qua nhiều giai đoạn phát triển, có thể thấy đây là vùng “địa linh nhân kiệt” đang ngày càng phát triển mạnh mẽ.

Những năm gần đây ngành Văn hoá, Thể thao và Du lịch Bắc Giang đang tích cực đầu tư bảo tồn những loại hình văn hóa đặc trưng của tỉnh. Các di tích trọng điểm được tu bổ, tôn tạo như đình Thổ Hà, chùa Bổ Đà (Việt Yên); hệ thống lăng đá cổ, đình Lỗ Hạnh (Hiệp Hòa); đình Phù Lão (Lạng Giang); khu di tích khởi nghĩa Yên Thế; chùa Vĩnh Nghiêm (Yên Dũng)… các lễ hội truyền thống được bảo tồn, phục dựng như lễ hội Yên Thế, Xương Giang, vật cầu nước Làng Vân; các mô hình truyền dạy hát dân ca quan họ, ca trù và dân ca các dân tộc thiểu số đang được nhân rộng tại các địa phương…


Các câu hỏi tương tự
Nguyen Nguyen
Xem chi tiết
Bachira Meguru ( •̀ ω •́...
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Anh
Xem chi tiết
Lương Thị Thanh Chúc
Xem chi tiết
Taonek:))
Xem chi tiết
Nhữ Hải Nam
Xem chi tiết
Đặng Duy Anh
Xem chi tiết
Phùng Phương Linh
Xem chi tiết
tamdo
Xem chi tiết