Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Trang Minh trang

thơ lục bất có  nguồn gốc từ đâu

༒ღTrọnggღ༒
14 tháng 10 2021 lúc 7:41

TL

Có thể nói rằng không người Việt Nam nào mà lại không biết đến thơ lục bát, một thể thơ thuần túy dân tộc, xuất hiện đã hàng ngàn năm nay. Từ thuở nằm nôi, nằm võng, theo lời ru ngọt ngào của bà, của mẹ, thơ lục bát đã ngấm vào tim óc, làm nên đời sống tâm hồn phong phú của mỗi con người.

Thể lục bát bắt nguồn từ những bài ca dao, dân ca và được phát triển qua các truyện thơ Nôm thơ lục bát đã đạt đến sự hoàn thiện hoàn mỹ với Truyện Kiều của thiên tài Nguyễn Du. Trong thơ ca hiện đại, thơ lục bát vẫn được tiếp tục phát huy qua thơ Nguyễn Bính, Tố Hữu, Xuân Diệu, Nguyễn Duy, Trần Đăng Khoa… và nhiều nhà thơ khác, chứng tỏ sức sống mãnh liệt của nó trong lòng người đọc.

Đơn vị cơ bản của thơ lục bát gồm một cặp câu: Câu lục (sáu tiếng) và câu bát (tám tiếng). Số câu trong bài không hạn định, ít nhất là hai, nhiều có thể lên tới hàng ngàn, vài ngàn câu như các truyện thơ Nôm mà tiêu biểu nhất là Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du. Trong ca dao, có những bài chỉ vẻn vẹn hai câu mà đủ sức thể hiện, khái quát một nội dung, một vấn đề nào đó của xã hội, hay một trạng thái tình cảm của con người. Bên cạnh đó là những truyện thơ lục bát trường thiên kể về bao biến cố trong suốt cuộc đời dài dằng dặc của nhân vật. Điều đó chứng tỏ độ dài ngắn của thơ lục bát là hoàn toàn phụ thuộc vào chủ định của người sáng tác.

Vần trong thơ lục bát có hai loại: Vần lưng và vần chân. Hai dòng lục bát hiệp theo vần lưng có nghĩa là tiếng thứ sáu của câu lục vần với tiếng thứ sáu của câu bát. Nếu tiếp tục kéo dài thì tiếng thứ tám của câu bát lại vần với tiếng thứ sáu của câu lục bên dưới, đó là vần chân. Ví dụ:

“Ta về mình có nhớ ta
Ta về, ta nhớ những hoa cùng người.
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng”

HT

Khách vãng lai đã xóa
╰☆☆Nguyễn Hà Phương ☆☆╮
14 tháng 10 2021 lúc 7:42

Thơ lục bát có nguồn gốc từ rất lâu. Cho tới ngày nay nó vẫn được kế thừa và phát huy, giữ vị trí đặc biệt quan trọng trong nguồn văn học dân gian của dân tộc. Ở Việt Nam, thơ lục bát tồn tại dưới nhiều hình thức. Chúng ta thường được nghe những bài ca dao, dân ca, những bài đồng dao thấm đượm tình cảm và nồng nàn hồn quê con người. Thơ lục bát vì vậy mà trở thành thể loại đặc trưng trong những sáng tác của người dân quê.

Người dân lao động làm việc vất vả, để quên đi mệt nhọc họ trở thành những nhà sáng tác thơ. Thể thơ trong các sáng tác của họ thường là lục bát. Vì vậy nó chân chất, giản dị, diễn tả đúng tâm trạng và các cung bậc cảm xúc trong tâm hồn người dân lao động. Thể loại thơ của dân tộc này còn có nguồn gốc từ những câu ru hời của bà, của mẹ nồng nàn tình cảm thương yêu; những bài đồng dao đi vào lòng người.

#Phương

Khách vãng lai đã xóa

Các tiếng mang thanh huyền và thanh ngang được gọi là thanh bằng; mang thanh sắc, hỏi, ngã, nặng được gọi là thanh trắc. Quy tắc cơ bản của cặp câu lục bát là các tiếng thứ 2, 6, 8 mang thanh bằng, tiếng thứ 4 mang thanh trắc, còn lại có thể tùy ý. Đuôi câu lục vần với tiếng thứ sáu của câu bát, đuôi câu bát vần với đuôi câu lục sau. Nếu tiếng thứ sáu của câu bát là thanh ngang (dương bình) thì tiếng thứ 8 phải là thanh huyền (âm bình) và ngược lại.

Vần của thơ lục bát cũng giống như vần trong thơ nói chung, bao gồm hai loại là vần chính (giống nhau phụ âm cuối, khác phụ âm đầu) và vần thông (âm na ná nhau).

Ví dụ câu 3241-3244 trong Truyện Kiều:

Ngẫm hay muôn sự tại trời,

Trời kia đã bắt làm người có thân

Bắt phong trần phải phong trần

Cho thanh cao mới được phần thanh cao.

Biến thể[sửa | sửa mã nguồn]

Biến thể lục bát rất đa dạng, có thể chia làm ba loại là sai khác về số âm tiết, về niêm luật và về vần hoặc tổ hợp của 2, ba loại trên.

Ví dụ sai khac số âm tiết: Câu thơ của Hồ chủ tịch thừa một tiếng ở câu bát.

Trẻ em như búp trên cành,

Biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan.

Ví dụ về sai khác niêm luật: Câu ca dao có âm tiết thứ 2 và thứ 4 sai luật bằng-trắc

Lươn ngắn lại chê trạch dài,

Thờn bơn méo miệng chê trai lệch mồm.

Ví dụ về sai khác phối vần: Hình thức phối vần ở đuôi câu sáu và giữa câu 8 khá phổ biến.

Con vua thì được làm vua

Con sãi ở chùa, thì quét lá đa.

Lịch sử và sự phổ biến[sửa | sửa mã nguồn]

Lục bát là thể thơ phổ biến trong kho tàng văn hóa dân gian Việt Nam, từ ca dao, tục ngữ đến lời các bài hát dân ca, truyện thơ dân gian. Thể thơ lục bát xuất hiện khi nào vẫn chưa có căn cứ xác đáng để chứng minh. Một số ý kiến cho rằng lục bát trong nhiều tác phẩm văn học viết vào thế kỷ XVI còn chưa chặt chẽ cả về phối thanh lẫn vần luật nên có lẽ thể thơ lục bát mới xuất hiện trong giai đoạn này.

Truyện Kiều của Nguyễn Du là đỉnh cao của thơ ca lục bát xét ở nhiều khía cạnh, với Truyện Kiều, thơ lục bát đã được sử dụng trong sáng tác bác học một cách chuẩn mực, chặt chẽ, linh hoạt và khéo léo.[1]

Khách vãng lai đã xóa
Cao Tùng Lâm
14 tháng 10 2021 lúc 7:45

Lục bát (chữ Hán: 六八) là một thể thơ của Việt Nam, đúng như tên gọi, một cặp câu thơ cơ bản gồm một câu sáu âm tiết và một câu tám âm tiết, phối vần với nhau. Một bài thơ lục bát gồm nhiều câu tạo thành không hạn chế số câu.

Mục lục1Niêm, luật, vần2Biến thể3Lịch sử và sự phổ biến4Một số bài thơ Lục bát5Tham khảoNiêm, luật, vần[sửa | sửa mã nguồn]

Các tiếng mang thanh huyền và thanh ngang được gọi là thanh bằng; mang thanh sắc, hỏi, ngã, nặng được gọi là thanh trắc. Quy tắc cơ bản của cặp câu lục bát là các tiếng thứ 2, 6, 8 mang thanh bằng, tiếng thứ 4 mang thanh trắc, còn lại có thể tùy ý. Đuôi câu lục vần với tiếng thứ sáu của câu bát, đuôi câu bát vần với đuôi câu lục sau. Nếu tiếng thứ sáu của câu bát là thanh ngang (dương bình) thì tiếng thứ 8 phải là thanh huyền (âm bình) và ngược lại.

Vần của thơ lục bát cũng giống như vần trong thơ nói chung, bao gồm hai loại là vần chính (giống nhau phụ âm cuối, khác phụ âm đầu) và vần thông (âm na ná nhau).

Ví dụ câu 3241-3244 trong Truyện Kiều:

Ngẫm hay muôn sự tại trời,

Trời kia đã bắt làm người có thân

Bắt phong trần phải phong trần

Cho thanh cao mới được phần thanh cao.

 
Khách vãng lai đã xóa
Vĩnh biệt em, chị để mất...
14 tháng 10 2021 lúc 7:42

Thể thơ lục bát là thể thơ do người Việt sáng tạo ra với một cặp câu thơ cơ bản gồm một câu 6 âm tiết và một câu 8 âm tiết, phối vần với nhau, không hạn chế số câu trong một bài thơ.

Nguồn gốc: Thể thơ lục bát xuất hiện khi nào vẫn chưa có căn cứ xác đáng để chứng minh.

@Cỏ

#Forever

Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
lê việt hùng
Xem chi tiết
Yoo Ran Kang
Xem chi tiết
aquarius
Xem chi tiết
Xem chi tiết
Hà Thu Trang
Xem chi tiết
Nguyễn Đăng Ký
Xem chi tiết
Nguyễn Hoàng Tùng
Xem chi tiết
Hoàng Phú
Xem chi tiết
Mai Thúy Hạ
Xem chi tiết
phạm quỳnh anh
Xem chi tiết