Trong ngành hàng hải và hàng không thường dùng bản đồ có các đường kinh – vĩ tuyến là những đường thẳng. Vì bản đồ đó được vẽ theo phép chiếu đồ
A. Phương vị
B. Hình trụ
C. Hình nón
D. Hình trụ và hình nón
Khi phép chiếu hình nón đứng ra mặt phẳng thì các kinh tuyến và vĩ tuyến là
A. Kinh tuyến là những đoạn thẳng đồng quy ở cực
B. Vĩ tuyến là những cung tròn đồng tâm
C. Kinh tuyến và vĩ tuyến song song vuông góc
D. Ý A và B đúng
Theo phép chiếu đồ hình nón thì hệ thống vĩ tuyến và kinh tuyến là
A. Vĩ tuyến là các đường cong đồng tâm
B. Kinh tuyến chụm đầu ở cực
C. Vĩ tuyến và kinh tuyến là những đường thẳng
D. Ý A và B đúng
Theo phép chiếu phương vị ngang, chỉ có xích đạo là đường thẳng, các vĩ tuyến còn lại khoảng cách
A. Giảm dần khi càng xa xích đạo về 2 cực
B. Tăng dần khi càng xa xích đạo về 2 cực
C. Không thay đổi khi xa xích đạo
D. Tăng hoặc giảm tùy thuộc 2 cực
Ở Bản đồ Thế giới có các đường kinh tuyến ,vĩ tuyến là
A. Đường cong
B. Đường thẳng
C. Kinh tuyến đường cong, vĩ tuyến đường thẳng
D. Vĩ tuyến đường cong, kinh tuyến đường thẳng
Theo phép chiếu phương vị ngang (ngoài kinh tuyến gốc)thì các kinh tuyến là những đường cong. Vậy khoảng cách giữa các kinh tuyến
A. Giữ nguyên khi càng xa kinh tuyến gốc
B. Tăng dần khi càng xa kinh tuyến gốc
C. Giảm dần khi càng xa kinh tuyến gốc
D. Ý A và C đúng
Cùng một phép chiếu, nhưng tùy theo vị trí của nguồn chiếu và mặt chiếu mà hình dạng kinh – vĩ tuyến
A. Khác nhau
B. Giống nhau
C. Ý A và B đúng
D. Ý A và B sai
- Nêu đặc điểm lưới kinh – vĩ tuyến của bản đồ cho phép chiếu phương vị thẳng (khi điểm tiếp xúc ở cực).
- Vùng nào của bản đồ tương đối chính xác? Vùng nào kém chính xác?
Dựa vào hình 19.1 và 19.2 (trang 70 - SGK) hãy cho biết: Dọc theo kinh tuyến 80oĐ từ Bắc xuống Nam có những thảm thực vật và những nhóm đất nào? Chúng thuộc các đới khí hậu nào? Phân bố ở những phạm vi vĩ tuyến nào?