Em nên thống nhất lại cách xưng hô nhé! Nếu là "em" thì cả bài đều là "em", đừng ở trên "em" xuống dưới lại "tôi", như thế sẽ không hay lắm nhé!
Em nên thống nhất lại cách xưng hô nhé! Nếu là "em" thì cả bài đều là "em", đừng ở trên "em" xuống dưới lại "tôi", như thế sẽ không hay lắm nhé!
Dân gian đúc kết " Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng". Nhưng có người lại bảo " Gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng" . Em hãy viết 1 bài văn thuyết phục mọi người theo ý mình
Đọc và sửa đoạn văn này giúp em:(.Nếu thấy chỗ nào không mạch lạc hay dùng từ không hay thì sửa và in đậm để bài văn e đc hoàn chỉnh hơn:
Trong cuộc sống, Bạn đã từng bao giờ thất bại chưa? Câu hỏi quá là quen thuộc với tất cả mọi người, chắc chắn với một con người đều trải qua ít nhất là một lần thất bại không ai có tránh được điều đó. Nhưng thất bại không phải là để con người từ bỏ, mà thất bại là hình thành nên ý chí nghị lực của bản thân. Điều này được ông cha ta đúc kết trong câu tục ngữ " Có chí thì nên ".
Câu tục ngữ nghe có vẻ ngắn gọn và đơn giản nhưng ẩn chứa một ý nghĩa thật lớn lao. “Chí” có thể hiểu là sự quyết tâm, nghị lực, hoài bão, lý tưởng khi thực hiện một kế hoạch hay làm một điều gì đó. “Nên” ở đây tức là đạt được thành công, đạt được kết quả như mong muốn, như đã đặt ra. Như vậy, cùng với cách nói “Có… thì”, như một lời khẳng định đanh thép, ông cha ta đã đặt ra vài trò của ý chí, nghị lực trong cuộc sống, cụ thể là trên con đường thành công của mỗi người. Con người ta cần có sự kiên trì, quyết tâm, lý tưởng thì mọi khó khăn, gian nan, thử thách, thất bại đều sẽ có thể vượt qua và đạt được kết quả như mong ước.
Trên đường đời, không phải lúc nào cũng bằng phẳng, dễ đi, có những thời điểm ta gặp phải những ghềnh thác, chông chênh, đó là điều khó tránh khỏi. Những lúc như vậy, nếu không bản lĩnh, thiếu đi ý chí ta sẽ dễ dàng lùi bước, thậm chí là ngập chìm trong sự dằn vặt, khổ đau. Trái lại, nếu có ý chí, nghị lực thì sẽ vượt khó, giải nguy dễ dàng hơn. Nếu ta kiên trì theo đuổi, lấy thất bại làm kinh nghiệm, lấy ý chí làm động lực thì ghềnh thác đường đời chỉ là những chướng ngại bên đường, chỉ là bậc thang để mang đến cho chúng thành công có ý nghĩa hơn mà thôi. Ý chí quyết định rất lớn đến sự thành công của con người, mỗi thành công đều mang màu ý chí. Chưa có người thành công nào mà thiếu đi ý chí, cũng chẳng có kẻ thất bại nào bảo mình thừa bản lĩnh. Nếu chưa vươn tới thành công thực thụ thì chắc chắn rằng đó là do bạn chưa đủ ý chí, sự kiên trì theo đuổi mục tiêu của mình mà thôi.
Thật vậy, trong thực tế, ta gặp không ít những tấm gương sáng về nghị lực, ý chí phi thường. Họ vượt qua những trở ngại, khó khăn và sức mạnh của niềm tin, sự kiện trì với ý chí vững vàng.Đó chính là chủ tịch Hồ Chí Minh,người cha già kính yêu của dân tộc,người đã dẫn dắt đất nước Việt Nam thoát khỏi ách nô lệ.Khi còn là thanh niên,Người đã quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước từ hai bàn tay trắng.Người đã phải đi khắp bốn bể năm châu hơn ba mươi năm trời để tìm ra con đường độc lập cho dân tộc ta. Trong khoảng thời gian ấy Bác đã làm mọi việc để kiếm sống và làm cách mạng: lúc làm phụ bếp trên con tàu Pháp, khi làm người cào tuyết giữa mùa đông lạnh giá ở Luân Đôn,… Mặc dù mệt mỏi như vậy, khó nhọc như vậy nhưng Người không lần nào chịu bỏ cuộc, tiếp tục cố gắng không ngừng. Và rồi, Người đã tìm ra con đường cứu nước cho dân tộc Việt Nam ta và đưa đất nước Việt Nam trở thành một đất nước độc lập.
Bên cạnh Chủ tịch Hồ Chí Minh thì thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký cũng là một tấm gương sáng khác để chúng ta noi theo. Cậu bé Nguyễn Ngọc Ký khi còn nhỏ vô cùng hiếu học. Cho đến năm lên bốn tuổi, một cơn bạo bệnh đã cướp mất đôi bàn tay của ông. Tưởng như sự nghiệp học hành phải chấm dứt, nhưng bằng nghị lực phi thường cùng như lòng kiên trì không ngại khó khăn, ông đã rèn luyện viết chữ bằng chân. Dù rất khó khăn, nhưng ông vẫn kiên trì khổ công tập luyện. Ý chí đã giúp anh đạt ý nguyện: viết được chữ và viết rất đẹp. Không những thế, anh lại còn trở thành thầy giáo giỏi. Ý chí đã giúp anh vượt qua số phận, hòa nhập với cộng đồng và trở thành người có ích cho xã hội. Tấm gương về ý chỉ của thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký là động lực giúp những người khuyết tật vươn lên, hòa nhập với cộng đồng.
Một tấm gương điển hình khác đó chính là Nguyễn Hiền.Vì hoàn cảnh nghèo khó,câu không có tiền đi học.Ngày ngày,cậu vẫn kiên trì đứng ngoài cửa lớp để học lỏm.Dù làm bất kể có việc gì vẫn dành thời gian học bài, viết chữ cả trên đất, trên cát, trên tàu lá chuối. Nhớ sự cố gắng không ngừng nghỉ, cậu bé nghèo ấy sau này đã đỗ đạt trạng nguyên, giúp đời, giúp nước.
Hay như nhà bác học Thomas Edison cũng khiến người ta phải khâm phục về ý chí của mình. Ông là người đã sáng tạo ra bóng đèn điện qua hai ngàn lần thử nghiệm. Mỗi lần thử nghiệm thất bại, ông đều tự nhủ lần sau sẽ là thành công. Cứ như vậy tới hơn hai ngàn lần thì ông đã thành công thực sự. Nếu không có ước mơ thắp sáng nhân loại đủ to lớn và mạnh mẽ cùng với sự kiên trì vượt qua khó khăn, vượt qua thất bại thì có lẽ ông đã không thể thành công sau nhiều lần thất bại như vậy. Ngoài ra, còn có các danh nhân mà có thể ai cũng biết đến như: Newton, Albert Einstein… Từ đó, ta thấy được rằng những nhân vật, danh nhân nổi tiếng đều có ý chí quyết tâm rất cao và nghị lực bền bỉ.Những con người tài năng ấy là những tấm gương sáng để chúng ta học tập theo.
Vậy nên, ý chí, nghị lực luôn có mặt và ở xung quanh ta, nó rất cần thiết.Nếu chỉ một lần thất bại mà đã vội nản lòng, nhụt chí thì sẽ không bao giờ ta đạt được mục đích, và ta sẽ chẳng bao giờ nếm được cái mùi vị tuyệt vời của sự thành công đâu! Nếu Edison nhụt chí ngay từ lần đầu chế tạo bóng đèn điện thì sẽ chẳng bao giờ ông làm ra được nó cả. Hãy nghĩ thử xem, nếu ai cũng nản lòng, thất bại như vậy thì có lẽ nhân loại sẽ không bao giờ được sống trong xã hội văn minh, hiện đại này với tivi, máy tính, hay các trang thiết bị thông minh. Thế thì sao? Con người sẽ mãi mãi sống trong thời cổ đại mà thôi! “Có chí thì nên”, câu châm ngôn “như đinh đóng cột” ấy đặt chúng ta trước một phương châm, một kim chỉ nam định hướng cho cuộc đời mình. Đó là một chân lý chắc chắn. Nó khẳng định giá trị, ý nghĩ của ý chí và cả sự kiên trì lẫn bên trong.
Thật đáng thương cho những người dễ nản chí, nhụt chí, thấy khó khăn đã vội chùn bước mà không nghĩ đến cách giải quyết nó. Họ sẽ dễ có những cái nhìn bi quan về cuộc sống, cảm thấy áp lực với mọi việc xung quanh. Họ sống không mục đích, không lý tưởng mà dễ trở nên oán trách xã hội, quay lại hại những người khác. Điều đó thật đáng sợ biết bao! Tự họ lại biến thành gánh nặng của người khác, làm chậm lại quá trình phát triển của xã hội.
Câu tục ngữ: “Có chí thì nên” đã trở thành một chân lí. Bạn đừng nên nản chí, chính những khó khăn, thử thách khiến bạn như phải bỏ cuộc đó sẽ rèn luyện cho bạn thêm nhiều kinh nghiệm, sắt đá. Những người sống có mục tiêu cụ thể, chí hướng rõ ràng, đồng thời họ có ý chí, nghị lực để vượt qua khó khăn, gian khó kia thì chắc chắn họ sẽ đạt thành công.
Mọi người giúp mình với ạh!
Sự khác biệt giữa văn miêu tả,tự sự với biểu cảm là gì?
Mình chưa phân biệt được rõ ràng giữa 2 thể loại văn này,mn cho mình biết thêm 1 số từ sử dụng trong văn biểu cảm nữa.Giúp mình với!
mọi người giúp mk bài làm văn này với ạ
VIẾT ĐOẠN VĂN ( 7-10 CÂU) CHỨNG MINH RẰNG NHÂN DÂN TA " NGÀY XƯA" LUÔN SỐNG THEO ĐẠO LÍ UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN
có bạn nào viết văn ổn thì giúp mình bài này cần gấp trước 4 giờ nếu được thì cảm ơn nhiều
- Hãy đọc đoạn văn sau:
Trước mặt cô giáo, con đã thiếu lễ độ với mẹ. Bố nhớ, cách đây mấy năm, mẹ đã phải thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con, quằn quại vì nỗi lo sợ, khóc nức nở khi nghĩ rằng có thể mất con! Hãy nghĩ xem, En-ri-cô à! Người mẹ sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn, người mẹ có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con! Thôi, trong một thời gian con đừng hôn bố.
a) Theo em, nếu bố En-ri-cô chỉ viết như vậy thì En-ri-cô có thể hiểu được điều bố muốn nói chưa?
b) Nếu En-ri-cô chưa hiểu được điều bố muốn nói thì tại sao? Hãy xem xét các lí do sau:
+ Vì có câu văn viết chưa đúng ngữ pháp;
+ Vì có câu văn nội dung chưa thật rõ ràng;
+ Vì các câu văn chưa gắn bó với nhau, liên kết lỏng lẻo.c) Vậy, muốn cho đoạn văn có thể hiểu được thì nó phải có phẩm chất gì?
Đây là bài 1 người hok cùng lớp mik viết:
Tôi biết bạn đang hợp tác cùng vài đứa bên lớp B để cắt chức tôi nhưng bạn chú ý nó ko liên quan đến tôi.đừng để 1 con nai hiền lành chuyển thành 1 con hổ dữ thì đừng có mà quỳ gối xuống cầu xin .Nếu muốn cắt chức tôi thì bạn cứ làm.toi muốn xem bạn bắt lỗi tôi ở những điểm nào. Đừng nghĩ rằng tôi đã quên chuyện lớp 6.Nhờ chuyện đó mà tôi đã rút ra kinh nghiệm để xem bạn bắt lỗi tôi ở điểm nào. Đừng bao giờ khinh thường người khác. Đừng cho rằng mình giỏi hơn người. Có câu rằng:"người giỏi thì còn có người giỏi hơn".Tôi muốn sau này khi bạn đọc những dòng chữ này,bạn hãy suy nghĩ về việc mình làm trước khi phê phán người khác. Làm lớp phó văn thể ko chỉ cần nhảy giỏi mà mọi phần đều phải giỏi nữa. Nếu bạn muốn làm lớp phó văn thể thì bạn phải giỏi về hát và múa nữa. Bạn chỉ nhảy giỏi thì chưa chắc có thể làm lớp phó văn thể đc đâu. Đừng nghĩ tôi tôi ko biết nhảy . Chỉ là tôi to muốn mà thôi.
Theo nhận xét của mình:còn gái là thế đấy.con các bạn,các bạn nghĩ sao
bn nào lm bài này hộ mình với ạ.
hãy viêt bài văn biểu cảm về tình cảm cha con trong bài thơ những cánh buồm của hoàng trung thông
Mọi người cho mình hỏi câu này nhé:
- VD: Sgk Ngữ Văn 7 tập II trang 28:
Đoàn người nhốn nháo lên. Tiếng reo. Tiếng vỗ tay. (Nam Cao)
a) Tại sao câu này lại là câu đặc biệt?
b)Nếu ta thêm như sau:" Tiếng reo ẦM Ĩ VANG LÊN" thì tại sao nó không phải là câu rút gọn?