Lời giải:
Nội dung câu chuyện nhắc nhở chúng ta lời nói phải đi đôi với việc làm
Lời giải:
Nội dung câu chuyện nhắc nhở chúng ta lời nói phải đi đôi với việc làm
Đọc truyện sau và trả lời các câu hỏi:
Bài tập làm văn
1. Có lần, cô giáo cho chúng tôi một đề văn ở lớp : "Em đã làm gì để giúp đỡ mẹ ?" Tôi loay hoay mất một lúc, rồi cầm bút và bắt đầu viết : "Em đã nhiều lần giúp đỡ mẹ. Em quét nhà và rửa bát đĩa. Đôi khi, em giặt khăn mùi soa."
2. Đến đây, tôi bỗng thấy bí. Quả thật, ở nhà, mẹ thường làm mọi việc. Thỉnh thoảng, mẹ bận, định gọi tôi giúp việc này, việc kia, nhưng thấy tôi đang học, mẹ lại thôi." Tôi nhìn sang Liu-xi-a, thấy bạn ấy đang viết lia lịa. Thế là tôi bỗng nhớ có lần tôi nhặt thêm cả bít tất của mình, bèn viết thêm : "Em còn giặt bít tất."
3. Nhưng chẳng lẽ lại nộp bài văn ngắn ngủn như thế này ? Tôi nhìn xung quanh, mọi người vẫn viết. Lạ thật, các bạn viết gì mà nhiều thế ? Tôi cố nghĩ, rồi viết tiếp :"Em giặt cả áo lót, áo sơ mi và quần." Cuối cùng, tôi kết thúc bài văn của mình :"Em muốn giúp mẹ nhiều việc hơn, để mẹ đỡ vất vả."
4. Mấy hôm sau, sáng chủ nhật, mẹ bảo tôi: - Cô-li-a này ! Hôm nay con giặt áo sơ mi và quần áo lót đi nhé ! Tôi tròn xoe mắt. Nhưng rồi tôi vui vẻ nhận lời, vì đó là việc làm mà tôi đã nói trong bài tập làm văn. - Khăn mùi soa: loại khăn mỏng, nhỏ, bỏ túi để lau mặt, lau tay. - Viết lia lịa: viết rất nhanh và liên tục.
Cô-li-a cảm nhận như thế nào trước đề văn cô giáo giao ?
A. Cậu ấy loay hoay và cảm thấy bí
B. Cậu bé rất thích đề văn cô giao
C. Cậu ấy nghĩ ra được rất nhiều ý tưởng cho bài
Dựa theo truyện Kéo cây lúa lên, trả lời các câu hỏi ở dưới đây:
a, Khi thấy lúa ở ruộng nhà mình xấu , chàng ngốc đã làm gì?
b, Về nhà , anh chàng nói gì với vợ?
c, Vì sao lúa nhà chàng ngốc bị héo?
Nội dung của truyện Ở lại với chiến khu nói lên điều gì ?
A. Ca ngợi tinh thần yêu nước, không quản ngại khó khăn, gian khổ của các chiến sĩ nhỏ tuổi trong cuộc kháng chiến chống Pháp
B. Hoàn cảnh khó khăn, gian khổ của chiến khu
C. Sự ngây thơ, hồn nhiên của các bạn nhỏ
Vì sao khi mẹ bảo Cô-li-a đi giặt quần áo :
a) Lúc đầu, Cô-li-a ngạc nhiên ?
b) Sau đó, bạn ấy vui vẻ làm theo lời mẹ.
Ba bố con trong bài: mẹ vắng nhà ngày bão đã làm gì ?
a) Bố quét nhà, giặt quần áo, chị mua rau về để ăn, bạn nhỏ nấu ăn, chạy bộ.
b) Chị hái lá để thỏ mẹ, thỏ con ăn, bạn nhỏ chăm đàn ngan ăn, bố đội nón đi chợ mua cá về để nấu chua.
c) Bạn nhỏ đi học, làm bài tập về nhà, bố tưới rau, giặt quần áo, chị chạy bộ ra công viên chơi.
Đọc truyện sau và trả lời câu hỏi:
Cuộc họp của chữ viết
Vừa tan học, các chữ cái và dấu câu đã ngồi lại họp. Bác chữ A dõng dạc mở đầu. Thưa các bạn ! Hôm nay, chúng ta họp để tìm cách giúp đỡ em Hoàng. Hoàng hoàn toàn không biết chấm câu. Có đoạn văn bạn viết thế này: “Chú lính bước vào đầu chú. Đội chiếc mũ sắt dưới chân. Đi đôi giày da trên trán lấm tấm mồ hôi”.
Có tiếng xì xào :
-Thế nghĩa là gì nhỉ ?
- Nghĩa là thế này : "Chú lính bước vào. Đầu chú đội chiếc mũ. Dưới chân đi đôi giày da. Trên chán lấm tấm mồ hôi."
Tiếng cười rộ lên. Dấu Chấm nói :
- Theo tôi, tất cả là do cậu này chẳng bao giờ để ý đến dấu câu. Mỏi tay chỗ nào, cậu ta chấm chỗ ấy. Cả mấy dấu câu đều lắc đầu :
- Ẩu thế nhỉ ! Bác chữ A đề nghị :
-Từ nay, mỗi khi em Hoàng định chấm câu, anh Dấu Chấm cần yêu cầu Hoàng đọc lại nội dung câu văn một lần nữa đã. Được không nào ?
Các chữ cái và dấu câu họp bàn việc gì ?
A. Bàn về việc giúp đỡ bạn Hoàng trong học tập
B. Bàn về việc Hoàng viết chữ rất ẩu
C. Bàn về việc giúp đỡ bạn Hoàng biết cách chấm câu
Con hãy đọc câu sau :
Vầng trán cô bé tái đi nhưng gò má ửng hồng, đôi mắt sẫm màu hơn, làn mi rậm cong dài khẽ rung động.
Nét mặt của Thủy nói lên điều gì ?
A. Thủy rất tập trung vào việc chơi đàn
B. Thủy rất rung động với nội dung bản nhạc
C. Thủy cố gắng thể hiện sự rung động của mình qua việc chơi đàn
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng
Đọc truyện và trả lời các câu hỏi sau:
Ai có lỗi ?
Tôi đang nắn nót viết thì Cô-rét-ti chạm khuỷu tay vào tôi làm cho cây bút nguệch ra một đường rất xấu. Tôi nổi giận. Cô-rét-ti cười, đáp : "Mình không cố ý đâu !" Cái cười của cậu làm tôi càng tức. Tôi nghĩ cậu vừa được phần thưởng nên kiêu căng.
Lát sau, để trả thù, tôi đẩy Cô-rét-ti một cái đến nỗi hỏng hết trang tập viết của cậu. Cậu ta giận đỏ mặt, giơ tay dọa tôi, nói :"Cậu cố ý đấy nhé !"
Thấy thầy giáo nhìn, cậu hạ tay xuống, nhưng lại nói thêm : "Lát nữa ta gặp nhau ở cổng."
Cơn giận lắng xuống. Tôi bắt đầu hối hận. Chắc là Cô-rét-ti không cố ý chạm vào khuỷu tay tôi thật. Tôi nhìn cậu, thấy vai áo cậu sứt chỉ, chắc vì cậu đã vác củi giúp mẹ. Bỗng nhiên tôi muốn xin lỗi Cô-rét-ti, nhưng không đủ can đảm.
Tan học, tôi thấy Cô-rét-ti đi theo mình. Tôi đứng lại, rút cây thước kẻ cầm tay. Cậu ta đi tới, tôi giơ thước lên.
- Ấy đừng ! - Cô-rét-ti cười hiền hậu
- Ta lại thân nhau như trước đi !
Tôi ngạc nhiên, ngây ra một lúc, rồi ôm chầm lấy bạn. Cô-rét-ti nói :
- Chúng ta sẽ không bao giờ giận nhau nữa, phải không En-ri-cô ?
- Không bao giờ! không bao giờ ! - Tôi trả lời.
Về nhà, tôi kể chuyện cho bố mẹ nghe, tưởng bố sẽ vui lòng. Nào ngờ bố mắng: “Đáng lẽ chính con phải xin lỗi bạn vì con có lỗi. Thế mà con lại giơ thước dọa đánh bạn”.
- Kiêu căng : cho rằng mình hơn người khác, coi thường người khác.
- Hối hận : buồn, tiếc vì lỗi lầm của mình.
- Can đảm : không sợ đau, không sợ xấu hổ hay nguy hiểm.
- Ngây: đờ người ra, không biết nói gì, làm gì.
Cô- rét- ti làm gì khiến cho En-ri- cô nổi giận ?
A. Cô-rét-ti nói xấu En-ri-cô
B. Cô-rét-ti vẽ lên vở En-ri-cô
C. Cô-rét-ti chạm vào khuỷu tay En-ri-cô khiến nguệch ra một đường xấu trên vở
Đọc truyện sau và trả lời các câu hỏi:
Chiếc áo len
Năm nay, mùa đông đến sớm. Gió thổi từng cơn lạnh buốt. Đã hơn một tuần nay, Lan thấy Hòa có chiếc áo len màu vàng thật đẹp. Áo có dây kéo ở giữa, lại có cả mũ để đội khi gió lạnh hoặc mưa lất phất. Lan đã mặt thử, ấm ơi là ấm. Đêm ấy, em nói với mẹ là em muốn có một chiếc áo len như bạn Hòa.
Mẹ đang định mua áo ấm cho hai anh em Tuấn, Lan. Thấy con gái nói vậy, mẹ bối rối :
- Cái áo của Hòa đắt tiền bằng cả hai áo của hai anh em con đấy. Lan phụng phịu : - Nhưng con chỉ muốn một chiếc áo như thế thôi.
Dỗi mẹ, Lan đi nằm ngay. Em vờ ngủ. Một lúc lâu, bỗng em nghe tiếng anh Tuấn thì thào với mẹ :
- Mẹ ơi, mẹ dành hết tiền mua áo đấy cho em Lan đi. Con không cần thêm áo đâu. Giọng mẹ trầm xuống :
- Năm nay trời lạnh lắm. Không có áo ấm, con sẽ ốm mất.
- Con khỏe lắm, mẹ ạ. Con sẽ mặc thêm nhiều áo cũ ở bên trong. Tiếng mẹ âu yếm :
- Để mẹ nghĩ đã. Con đi ngủ đi.
Nằm cuộn tròn trong chiếc chăn bông ấm áp, Lan ân hận quá. Em muốn ngồi dậy xin lỗi mẹ và anh, nhưng lại xấu hổ vì mình đã vờ ngủ. Áp mặt xuống gối, em mong trời mau sáng để nói với mẹ : "Con không thích chiếc áo đấy nữa. Mẹ hãy để tiền mua áo ấm cho cả hai anh em."
- Bối rối : lúng túng, không biết làm thế nào
- Thì thào : nói rất nhỏ
Sau khi mặc thử chiếc áo len của bạn Hòa, Lan đã làm gì ?
A. Lan để dành tiền để mua được chiếc áo giống như vậy
B. Lan nói với mẹ là em muốn có chiếc áo giống như Hòa
C. Lan kể với mẹ về chiếc áo của bạn Hòa