Có 4 loài động vật cùng bậc phân loại, gần nhau về nguồn gốc, phân bố tại các vị trí xác định như sau: Loài I sống ở vùng trung lưu sông. Loài II sống ở cửa sông. Loài III sống ở vùng nước khơi ở độ sâu 50m. Loài IV sống ở vùng nước khơi ở độ sâu 5000m. Trong 4 loài trên, loài nào là loài hẹp muối nhất
A. I.
B. II.
C. III.
D. IV
Một loài giun dẹp sống trong cát ở vùng ngập thủy triều ven biển. Trong mô của giun dẹp có các tảo lục đơn bào sống. Khi thủy triều xuống, giun dẹp phơi mình trên cát và khi đó tảo lục có khả năng quang hợp. Giun dẹp sống bằng tinh bột do tảo lục quang hợp tổng nên. Quan hệ giữa tảo lục đơn bào và giun dẹp là
A. quan hệ cộng sinh
B. quan hệ hội sinh
C. quan hệ kí sinh
D. quan hệ hợp tác.
Loài giun dẹp Convolvuta roscoffensin sống trong cát vùng ngập thuỷ triều ven biển. Trong mô của giun dẹp có các tảo lục đơn bào sống. Khi thuỷ triều hạ xuống, giun dẹp phơi mình trên cát và khi đó tảo lục có khả năng quang hợp. Giun dẹp sống bằng chất tinh bột do tảo lục quang hợp tổng hợp nên. Quan hệ nào trong số các quan hệ sau đây là quan hệ giữa tảo lục và giun dẹp.
A. Cộng sinh.
B. Hợp tác.
C. Kí sinh.
D. Vật ăn thịt – con mồi.
Loài giun dẹp Convolvuta roscoffensin sống trong cát vùng ngập thuỷ triều ven biển. Trong mô của giun dẹp có các tảo lục đơn bào sống. Khi thuỷ triều hạ xuống, giun dẹp phơi mình trên cát và khi đó tảo lục có khả năng quang hợp. Giun dẹp sống bằng chất tinh bột do tảo lục quang hợp tổng hợp nên. Quan hệ nào trong số các quan hệ sau đây là quan hệ giữa tảo lục và giun dẹp
A. Cộng sinh
B. Hợp tác.
C. Kí sinh
D. Vật ăn thịt – con mồi
Quan sát hình 44.5, hãy nhận xét sự phân bố vùng theo vĩ độ và mức độ khô hạn của các khu sinh học trên cạn.
Cho các dữ kiện sau:
(1) Một đầm nước mới xây dựng
(2) Các vùng đất quanh đầm bị xói mòn, làm đáy đầm bị nông dần. Các sinh vật nổi ít dần, các loài động vật di chuyển vào đầm ngày một nhiều.
(3) Trong đầm nước có nhiều loài thủy sinh ở các tầng nước khác nhau, các loài rong rêu và cây cỏ mọc ven bờ đầm.
(4) Đầm nước nông biến thành vùng đất trũng. Cỏ và cây bụi dần đến sống trong đầm.
(5) Hình thành cây bụi và cây gỗ.
Sơ đồ nào sau đây thể hiện diễn thế ở đầm nước nông?
A. (1) →(3) →(2) →(5) →(4)
B. (1) →(2) →(3) →(5) →(4)
C. (1) →(2) →(3) →(4) →(5)
D. (1) →(3) →(2) →(4) →(5)
Xét vùng mã hóa của một gen ở vi khuẩn, thực hiện quá trình tổng hợp 1 phân tử mARN, môi trường nội bào cung cấp 350 Uraxin. Khi nghiên cứu cấu trúc vùng đó, người ta xác định được trên một mạch đơn có số lượng Ađenin là 250. Biết rằng số nucleotit loại Guanin của vùng đó chiếm 30% tổng số nucleotit.
Cho các nhận định sau:
(1) Từ các dữ liệu trên có thể xác định được thành phần các loại nucleotit trên phân tử mARN được tổng hợp từ gen.
(2) Vùng mã hóa trên sẽ mã hóa một chuỗi hoàn chỉnh có 498 axitmain.
(3) Vùng mã hóa trên có tổng số 3900 liên kết hiđro giữa hai mạch đơn.
(4) Số liên kết hóa trị giữa đường đeoxiribozo và nhóm photphat trong vùng mã hóa là 5998.
Có bao nhiêu nhận định trên là đúng?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Xét hai tế bào sinh dục sơ khai A và B của cùng một loài, trong đó A là tế bào sinh dục đực, B là tế bào sinh dục cái. Cả hai tế bào này đều trải qua vùng sinh sản, vùng sinh trưởng và vùng chín. Biết tại vùng sinh sản tổng số lần nguyên phân của tế bào A và B là 9 lần, số giao tử tạo ra do tế bào A gấp 8 lần số giao tử do tế bào B tạo ra biết hiệu suất thụ tinh của giao tử đực là 6,25% và có 50% số hợp tử tạo thành phát triển thành cá thể con. Số lần nguyên phân của mỗi tế bào và số cá thể con sinh ra là:
A. Tế bào A nguyên phân 5 lần, tế bào B nguyên phân 4 lần, có 4 cá thể con sinh ra.
B. Tế bào A nguyên phân 4 lần, tế bào B nguyên phân 5 lần, có 4 cá thể con sinh ra.
C. Tế bào A nguyên phân 6 lần, tế bào B nguyên phân 3 lần, có 4 cá thể con sinh ra.
D. Tế bào A nguyên phân 5 lần, tế bào B nguyên phân 4 lần, có 8 cá thể con sinh ra.
Trong hệ sinh thái nước mặn, trong số các vùng nước chỉ ra dưới đây vùng nào có năng suất sinh học cao nhất?
A. Thềm lục địa (độ sâu nhỏ hơn 200m)
B. Vùng khơi
C. Vùng biển có độ sâu 200-400m
D. Đáy đại dương
Cho các phát biểu sau:
(1) Trên mạch mã gốc của gen, tính từ đầu 5’ – 3’ của gen có thứ tự các vùng là: vùng điều hòa, vùng mã hóa, vùng kết thúc.
(2) Bộ ba đối mã khớp với bộ ba mã sao 5’GXU3’ trên mARN là 5’XGA3’.
(3) Chiều tổng hợp của ARN polimeraza và chiều của ARN lần lượt là 5’- 3’ và 5’- 3’
(4) mARN không được tổng hợp theo nguyên tắc bán bảo toàn.
Số phát biểu đúng là:
A. 2
B. 4
C. 1
D. 3