Những từ mượn như săm, lốp, ga, xăng, phanh là những từ mượn đã được Việt hóa. Còn những từ như a-xít, ra-đi-ô, vi-ta-min là những từ mượn theo hình thức phiên âm.
Những từ mượn như săm, lốp, ga, xăng, phanh là những từ mượn đã được Việt hóa. Còn những từ như a-xít, ra-đi-ô, vi-ta-min là những từ mượn theo hình thức phiên âm.
Dựa vào những kiến thức đã học ở lớp 6 (bài Từ mượn, trong Ngữ văn 6, tập một, tr. 24) và lớp 7 (bài Từ Hán Việt, trong Ngữ văn 7, tập một, tr. 69 và 81), hãy chỉ rõ trong những từ sau đây, từ nào mượn của tiếng Hán, từ nào mượn của các ngôn ngữ châu Âu: mãng xà, xà phòng, biên phòng, ô tô, tham ô, tô thuế, ra-đi-ô, ô xi, cà phê, phê bình, phê phán, ca nô, ca sĩ, nô lệ.
Chọn nhận định đúng trong những nhận định sau:
a) Chỉ một số ít ngôn ngữ trên thế giới phải vay mượn từ ngữ.
b) Tiếng Việt vay mượn nhiều từ ngữ của các ngôn ngữ khác là do sự ép buộc của nước ngoài.
c) Tiếng Việt vay mượn nhiều từ ngữ của các ngôn ngữ khác là để đáp ứng nhu cầu giao tiếp của người Việt.
d) Ngày nay, vốn từ tiếng Việt rất dồi dào và phong phú, vì vậy không cần vay mượn từ ngữ tiếng nước ngoài nữa
Các từ như xà phòng, ô tô, ôxi, rađiô, cà phê, canô... là từ mượn có nguồn gốc từ đâu?
A. Tiếng Hán
B. Ấn Độ
C. Châu Âu
D. Châu Á
Đọc các đề bài sau và trả lời câu hỏi:
Đề 1. Phân tích các tầng nghĩa trong đoạn thơ sau:
Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?
Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn
Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới?
Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,
Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?
- Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?
Đề 2. Cảm nhận và suy nghĩ của em về đoạn kết trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu:
Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo.
Đề 3. Cảm nhận của em về tâm trạng Tản Đà qua bài thơ Muốn làm thằng Cuội.
Đề 4. Hình tượng người chiến sĩ lái xe trong bài thơ Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật.
Đề 5. Bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy gọi cho em những suy nghĩ gì?
Đề 6. Phân tích khổ thơ đầu trong bài Sang thu của Hữu Thỉnh.
Đề 7. Những đặc sắc trong bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương.
Đề 8. Cảm nhận và suy nghĩ của em về tình cảm cha con trong bài Nói với con của Y Phương
b) Các từ trong đề bài như phân tích, cảm nhận và suy nghĩ (hoặc có khi đề bài không có lệnh) biểu thị những yêu cầu gì đối với bài làm? (Gợi ý: Từ phân tích chỉ định về phương pháp, từ cảm nhận lưu ý đến ấn tượng, cảm thụ của người viết, từ suy nghĩ nhấn mạnh tới nhận định, phân tích của người làms bài. Trường hợp không có lệnh, người viết bày tỏ ý kiến của mình về vấn đề được nêu ra trong đề bài. Sự khác biệt trên chỉ ở sắc thái, không phải là các "kiểu bài" khác nhau.)
Trong bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác của Phan Bội Châu (Ngữ văn 8, tập 1) có câu Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế. Cho biết từ kinh tế trong bài thơ này có ý nghĩa gì? Ngày nay chúng ta có hiểu từ này theo nghĩa như Phan Bội Châu đã dùng hay không? Qua đó em rút ra nhận xét gì về nghĩa của từ?
*Xác định các từ mượn có trong câu sau:
Khi ngồi trên ghế nhà trường, tôi cứ nhìn những người lấy xê dịch làm lẽ sống trên khắp thế giới này và tự nhủ rằng cuộc sống của họ không dành cho những người rụt rè như mình.
Em đã học và đọc nhiều tác phẩm văn học và những bài học lịch sử nói về các phẩm chất truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, con người Việt Nam. Những nhận xét của tác giả có gì giống và có điểm gì khác với những điều mà em đã đọc được trong cách sách vở nói trên? Thái độ của tác giả như thế nào khi nêu những nhận xét này?
Cho câu thơ: "Ôi kì lạ và thiêng liêng - bếp lửa!"
a) Câu thơ thuộc kiểu câu nào xét theo mục đích nói? Dấu hiệu nhận biết kiểu câu đó là gì?
b) Trong câu thơ này, tác giả đã sắp xếp từ ngữ khác với trật tự thông thường như thế nào? Nêu tác dụng?
c) Vì sao tác giả lại viết "kì lạ và thiêng liêng - bếp lửa"? Thành phần được gạch chân là thành phần gì trong câu và được ngăn cách với các thành phần khác như thế nào?