TỪ GHÉP:Khái niệm: Từ ghép là từ phức tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ về nghĩa với nhau.
Từ ghép được chia làm 2 loại đó là từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập.
Ví dụ: bàn ghế, sách vở, thầy cô, ông nội, ba mẹ, bà ngoại…
TỪ LÁY:
– Là từ được tạo thành bởi các tiếng giồng nhau về vần, thường từ trước là tiếng gốc và từ sau sẽ láy âm hoặc vần của tiếng gốc.
– Các tiếng đó có thể là một tiếng hoặc cả hai tiếng đều không có nghĩa nhưng khi ghép lại tạo thành một từ có nghĩa.
– Từ ghép chính phụ: đỏ lòe, xanh um, mát mẻ, tàu hoả, sân bay,…
– Từ ghép đẳng lập: quần áo, bàn ghế, nhà cửa, cỏ cây, ông bà,…
TỪ ĐƠN:
Khi nói về từ phức, từ ghép, sẽ là thiếu sót nếu không nhắc đến từ đơn. Vậy từ đơn là gì? Hiểu đơn giản nhất từ đơn là từ có một âm tiết/một tiếng tạo thành. Thành phần cấu tạo ra từ đơn có nghĩa cụ thể.
Ví dụ về từ đơn: xa, nhớ, yêu, đường, xe, nhà…
Cấu tạo đơn giản dẫn đến nghĩa của từ đơn cũng đơn giản.
Từ đơn là từ do một tiếng có nghĩa tạo thành.
(VD: bàn, ghế, nhà, cửa, sân,...)
Từ ghép là từ gồm hai, ba, bốn tiếng có nghĩa ghép lại.
(VD: Trường hoc, sách vở, bàn ghế, thầy cô, tình bạn,...)
Từ láy là từ gồm hai hoặc ba, bốn tiếng láy lại nhau, nghĩa là cả tiếng hay một bộ phận của tiếng được lặp lại.
(VD: xanh xanh, bối rối, lúng túng, đẹp đẽ, giỏi giang,...)