Tuyển Cộng tác viên Hoc24 nhiệm kì 26 tại đây: https://forms.gle/dK3zGK3LHFrgvTkJ6
Về bộ phận văn học dân gian, có các trọng tâm kiến thức:
– Những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian. – Hệ thống thể loại văn học dân gian Việt Nam. – Những giá trị của văn học dân gian Việt Nam. Để nắm được những trọng tâm kiến thức nói trên, có thể ôn tập theo các gợi ý sau: a) Những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian. Văn học dân gian bao gồm những thể loại nào? Chỉ ra những đặc trưng chủ yếu nhất của từng thể loại. b) Chọn phân tích một số tác phẩm (hoặc trích đoạn tác phẩm) văn học dân gian đã học (hoặc đã đọc) để làm nổi bật đặc điểm nội dung và nghệ thuật của sử thi, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện thơ, truyện cười, ca dao, tục ngữ. c) Kể lại một số truyện dân gian, đọc thuộc một số câu ca dao, tục ngữ mà anh (chị) thích.Đặc trưng nào sau đây không phải của văn học dân gian?
A. Tính truyền miệng
B. Tính tập thể
C. Tính thực hành
D. Tính địa phương
Cho đoạn văn sau:
Văn học dân gian cho chúng tôi những lời ru ngọt ngào từ thủa còn nằm nôi. Đó là ca dao, một bộ phận quan trọng làm nên nền vănhọc và văn hoá dân gian của dân tộc. Ca dao không chỉ là khúc hát du dương đưa em thơ và giấc ngủ mà đó còn là những câu nói hàm súc chứa đựng bao lời khuyên dạy về đạo lí làm người, những bài học nhân sinh. Ví dụ:
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Đoạn văn trên nói về điều gì?
A. Giới thiệu về ca dao.
B. Nêu khái niệm về ca dao.
C. Đưa ra ví dụ về ca dao.
D. Tổng kết về ca dao.
Dòng nào sau đây không phải là đặc trưng tiêu biểu của văn học dân gian?
A. Văn học dân gian là sáng tác tập thể.
B. Văn học dân gian là sáng tác truyền miệng.
C. Văn học dân gian gắn bó mật thiết với đời sống cộng đồng.
D. Khi người trí thức tham gia sáng tác văn học dân gian thì sáng tác ấy trở thành tiếng nói riêng của cá nhân.
Dòng nào dưới đây không phải là biểu hiện của quá trình dân tộc hóa hình thức văn học?
A. Sử dụng thi liệu, điển cố Hán học.
B. Sáng tạo ra chữ Nôm trên cơ sở những thành tố chữ Hán, để ghi âm, biểu đạt nghĩa tiếng Việt và dùng chữ Nôm trong sáng tác.
C. Việt hóa thể thơ Đường luật.
D. Lấy đề tài, tài liệu trực tiếp từ Việt Nam, từ đời sống nhân dân, dân tộc làm thi liệu.
Câu nào dưới đây không nói đúng nội dung ca dao?
A. Ca dao là những tiếng hát tình nghĩa, thể hiện đời sống tình cảm đẹp đẽ của người lao động.
B. Ca dao là những tiếng hát than thân, nói lên nỗi nhọc nhằn, tủi nhục của người bình dân trong cuộc đời vất vả.
C. Ca dao hài hước thể hiện tâm hồn lạc quan của người lao động.
D. Ca dao đúc kết kinh nghiệm sống của người lao động.
Hãy viết 1 đoạn văn ngắn(2/3 trang giấy) trình bày về giá trị của văn học dân gian theo câu nói “ TÔI LỚN LÊN BẰNG CA DAO VÀ SỮA MẸ” Tế Hanh giúp mình với ạ
Đặc trưng nào không phải của văn học dân gian?
A. Tính truyền miệng
B. Tính cá thể
C. Tính tập thể
D. Tính dị bản