Có bao nhiêu phát biểu sai khi nói về mối quan hệ kí sinh và mối quan hệ con mồi – sinh vật ăn thịt?
(1) Sinh vật kí sinh có kích thước cơ thể nhỏ hơn sinh vật chủ.
(2) Mối quan hệ kí sinh và mối quan hệ con mồi – sinh vật ăn thịt là nhân tố duy nhất gây ra hiện tượng khống chế sinh học.
(3) Sinh vật ăn thịt bao giờ cũng có số lượng cá thể nhiều hơn con mồi.
(4) Sinh vật kí sinh bao giờ cũng có số lượng cá thể ít hơn vật chủ.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Ở hệ sinh thái dưới nước, quần thể thực vật phù du dư thừa để cung cấp thức ăn cho quần thể giáp xác. Cho các nhận xét dưới đây:
1. Tốc độ sinh sản của giáp xác nhanh hơn so với thực vật phù du.
2. Sinh khối của giáp xác lớn hơn thực vật phù du.
3. Tháp năng lượng của hệ sinh thái này có dạng đáy lớn đỉnh nhỏ.
4. Hệ sinh thái này là hệ sinh thái kém ổn định.
5. Số lượng cá thể của quần thể thực vật phù du lớn hơn so với quần thể giáp xác.
6. Tháp sinh khối của hệ sinh thái này có dạng đáy lớn đỉnh nhỏ.
7. Tháp số lượng của hệ sinh thái này có dạng chuẩn.
8. Tháp năng lượng của hệ sinh thái này có dạng đáy lớn đỉnh nhỏ còn tháp số lượng và sinh khối có dạng ngược lại.
Nhận xét đúng là:
A. 1, 2, 3, 8
B. 2, 3, 4, 6
C. 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8
D. 2, 3, 5, 7
Khi nói về mối quan hệ sinh vật chủ - sinh vật kí sinh và mối quan hệ con mồi - sinh vật ăn thịt:
(1) Mối quan hệ sinh vật chủ - sinh vật kí sinh là nhân tố duy nhất gây ra hiện tượng khống chế sinh học.
(2) Sinh vật kí sinh có kích thước cơ thể nhỏ hơn sinh vật chủ.
(3) Loài bị hại luôn có số lượng cá thể nhiều hơn loài có lợi.
(4) Đều là mối quan hệ đối kháng giữa hai loài.
(5) Đều làm chết các cá thể của loài bị hại.
(6) Trong một chuỗi thức ăn, sinh vật ăn thịt và con mồi không cùng một bậc dinh dưỡng.
(7) Theo thời gian con mồi sẽ dần dần bị sinh vật ăn thịt tiêu diệt hoàn toàn.
(8) Mỗi loài sinh vật ăn thịt chỉ sử dụng một loại con mồi nhất định làm thức ăn.
(9) Tất cả các sinh vật kí sinh không có khả năng tự dưỡng.
Có bao nhiêu phát biểu đúng?
A. 3
B. 4
C. 1
D. 2
Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng khi nói về mối quan hệ giữa vật ăn thịt – con mồi và vật kí sinh – sinh vật chủ?
I. Kích thước vật ăn thịt thường lớn hơn còn mồi, kích thước vật kí sinh thường bé hơn vật chủ.
II. Vật ăn thịt giết chết con mồi, vật kí sinh thường giết chết vật chủ.
III. Số lượng vật ăn thịt thường ít hơn con mồi, số lượng vật kí sinh thường ít hơn vật chủ.
IV. Trong cả hai mối quan hệ này một loài có lợi và một loài bị hại.
A. 4
B. 2
C. 3
D. 1
Xét các mối quan hệ sinh thái
1. Cộng sinh
2. Vật kí sinh – vật chủ
3. Hội sinh
4. Hợp tác
5. Vật ăn thịt và con mồi
Từ những mối quan hệ sinh thái này, xếp theo thứ tự tăng cường tính đối kháng ta có:
A. 1, 4, 5, 3, 2
B. 1, 4, 3, 2, 5
C. 5, 1, 4, 3, 2
D. 1, 4, 2, 3, 5
Xét các mối quan hệ sinh thái
1- Cộng sinh
2- Vật kí sinh – vật chủ
3- Hội sinh
4- Hợp tác
5- Vật ăn thịt và con mồi
Từ những mối quan hệ sinh thái này, xếp theo thứ tự tăng cường tính đối kháng ta có:
A. 1, 4, 5, 3, 2
B. 1, 4, 3, 2, 5
C. 5, 1, 4, 3, 2
D. 1, 4, 2, 3, 5
Giả sử một chuỗi thức ăn ở một hệ sinh thái vùng biển khơi được mô tả
Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về chuỗi thức ăn này?.
I. Chỉ có động vật phù du và cá trích là sinh vật tiêu thụ.
II. Cá ngừ thuộc bậc dinh dưỡng cấp 3.
III. Mối quan hệ giữa cá ngừ và cá trích là quan hệ giữa sinh vật ăn thịt và con mồi.
IV. Sự tăng, giảm kích thước của quần thể cá trích có ảnh hưởng đến kích thước của quần thể cá ngừ.
A. 3
B. 2
C. 4
D. 1
Giả sử một chuỗi thức ăn ở một hệ sinh thái vùng biển khơi được mô tả như sau
Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về chuỗi thức ăn này?.
I. Chỉ có động vật phù du và cá trích là sinh vật tiêu thụ.
II. Cá ngừ thuộc bậc dinh dưỡng cấp 3.
III. Mối quan hệ giữa cá ngừ và cá trích là quan hệ giữa sinh vật ăn thịt và con mồi.
IV. Sự tăng, giảm kích thước của quần thể cá trích có ảnh hưởng đến kích thước của quần thể cá ngừ
A. 3.
B. 2
C. 4
D. 1
Giả sử một chuỗi thức ăn ở một hệ sinh thái vùng biển khơi được mô tả như sau:
Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về chuỗi thức ăn này?
1. Chuỗi thức ăn này có 4 bậc dinh dưỡng.
2. Chỉ có động vật phù du và cá trích là sinh vật tiêu thụ.
3. Cá ngừ thuộc bậc dinh dưỡng cấp 3.
4. Mối quan hệ giữa cá ngừ và cá trích là quan hệ giữa sinh vật ăn thịt và con mồi.
5. Sự tăng, giảm kích thước của quần thể cá trích có ảnh hưởng đến kích thước của quần thể cá ngừ.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4