Tham khảo
Lưỡng Hà hay Mesopotamia (tiếng Hy Lạp cổ: Μεσοποταμία[1]), là một khu vực lịch sử của Tây Á thuộc hệ thống châu thổ sông Tigris và Euphrates, nằm ở phía bắc vùng Lưỡi liềm Màu mỡ, ngày nay tương ứng với phần lớn Iraq, Kuwait, phía đông Syria, Đông Nam Thổ Nhĩ Kỳ và các vùng dọc biên giới Thổ Nhĩ Kỳ-Syria và biên giới Iran-Iraq.[2]
nè có gì mờ thì hỏi mình bên đến theo cơ số 10 là người Ai Cập còn biết đếm theo cơ số 60 là Lưỡng Hà
Chữ viết
Chữ viết xuất hiện ở Lưỡng Hà khá sớm, vào khoảng thiên niên kỉ IV TCN và là một trong những thành tựu văn hóa quan trọng nhất của Lưỡng Hà.
Văn học
Cơ sở của nền văn học Lưỡng Hà cũng chính là nền văn học do người Sumer sáng tạo, bao gồm nhiều thể loại: văn học truyền miệng, văn học dân gian, thơ, ca và nhất là thể loại anh hùng ca.
Tôn giáo
Người Lưỡng Hà theo đa thần giáo. Mỗi quốc gia đều có thần chủ của mình. Người Urúc thờ thần Anu, Eriđu thờ thần Eaua.
Khoa học tự nhiên
Toán học của người Lưỡng Hà phát triển khá sớm. Người Lưỡng Hà sử dụng nhiều phương pháp đếm khác nhau. Từ hệ thống đếm lấy số 5 làm cơ sở, đến hệ thống đếm lấy 60 làm đơn vị. Ngoài ra, người Lưỡng Hà cũng còn sử dụng hệ thống đếm lấy số 10 làm cơ sở (phương pháp Thập tiến vị).
Kiến trúc, điêu khắc
Mặc dù thiếu đá, gỗ và gạch là vật liệu xây dựng chủ yếu ở Lưỡng Hà, nhưng cư dân Lưỡng Hà đã có những đóng góp lớn lao trong lĩnh vực kiến trúc, điêu khắc.