Nguyễn Đình Vũ

 "Thanh Mai Trúc Mã" Là gì vậy các bạn ?? Giải thích rõ vào nhé.

❤  Hoa ❤
23 tháng 6 2018 lúc 16:14

Chi tiết :

Câu “Thanh mai trúc mã” lấy lời và ý từ bài Trường Can hành của Lý Bạch (701 – 762) đời Đường. Đây là một thiên diễm tình mini bằng thơ ngũ ngôn dài 30 câu. 

Thuở nhỏ, cùng ngụ xóm Trường Can, chàng và nàng thường nô đùa bên nhau một cách vô tư. Năm mười bốn tuổi, nàng về làm vợ chàng, lúc nào cũng e thẹn, nghìn lần gọi cũng không một lần dám quay đầu lại. Năm mười lăm tuổi mới bắt đầu dám đưa mắt nhìn nhau mà hứa suốt đời gắn bó với nhau. Chàng nguyện sẽ làm như gã Vỹ Sinh, thà để cho nước thủy triều dâng ngập ở chân cầu (là nơi hẹn hò) chứ nhất định không rời nếu nàng chưa đến. 

Nàng thề sẽ làm hòn vọng phu chờ cho đến khi chàng trở về, nếu một mai chàng phải ra đi. Năm nàng mười sáu thì chàng phải đi xa thật. Nàng trông chờ mỏi mòn, nhìn ra trước cửa thì dấu chân chàng rêu đã in đầy. Tháng tám, nàng nhìn bướm vàng bay từng đôi mà sinh lòng thương cảm, làm cho dáng người tiều tụy. Nàng mong chàng gửi thư cho biết khi nào trở về để nàng đi đón, dù có xa bảy trăm dặm đường đến Trường Phong Sa cũng không nản lòng. 

Bài thơ bắt đầu bằng bốn câu: 

Thiếp phát sơ phú ngạch, 
Chiết hoa môn tiền kịch 
Lang kỵ trúc mã lai(1) 
Nhiễu sàng lộng thanh mai(2) 

Tạm dịch: 

Em tóc vừa xõa trán, 
Ngắt hoa chơi trước nhà. 
Chàng vờ cưỡi ngựa đến, 
Đuổi nhau quanh ghế ngồi. 

Và kết thúc bằng tám câu: 

Bát nguyệt hồ điệp hoàng 
Song phi Tây viên thảo 
Cảm thử thương thiếp tâm, 
Tọa sầu hồng nhan lão. 
Tảo vãn hạ Tam Ba(3) 
Dự tương thư báo gia 
Tương nghênh bất đạo viễn 
Trực chí Trường Phong Sa(4) 

Tạm dịch: 

Tháng tám bướm vàng bay 
Từng đôi vườn phía Tây 
Cám cảnh lòng thiếp đau 
Những lo già mà sầu 
Bao giờ rời Tam Ba 
Nhớ gửi thơ về nhà 
Đón chàng đâu ngại xa 
Thẳng đến Trường Phong Sa 

Lời nàng thì như thế nhưng bao giờ chàng về hoặc chàng có về hay không thì nhà thơ đã bỏ ngỏ. Nếu chỉ hiểu mấy tiếng thanh mai trúc mã trong phạm vi mấy câu đầu thì đó quả là sự quấn quýt vô tư giữa con trai và con gái lúc còn thơ nhưng toàn bài thì lại là cả một mối tình lâm ly và thống thiết.

ngắn gọn :

Mai là tượng trưng cho người con gái: Thanh mai là người con gái đẹp> nguyễn Du có viết về vẻ đẹp của Thúy Kiều bằng một câu : "Nét buồn như cúc, điệu gầy như mai." 
Trúc là trúc quân tử tượng trưng cho người con trai, "trúc mã" là người đàn ông tài giỏi, là chỗ dựa vững chắc cho người con gái cra cuộc đời.

Bình luận (0)
‏
23 tháng 6 2018 lúc 16:12

là một cặp đôi hoàn hảo 

mk nghĩ thế

Bình luận (0)
Hoàng Việt Hưng
23 tháng 6 2018 lúc 16:14

Thành ngữ “thanh mai trúc mã” xuất xứ từ một bài thơ của Lý Bạch. Bài thơ này tả cảnh một đôi trai gái quen biết nhau từ nhỏ, vẫn chơi đùa với nhau từ tuổi lên chín, lên 10 và có cảm tình với nhau từ thuở đó. Trẻ con Trung Hoa thường bẻ cành trúc giả làm ngựa cỡi, do đó mới có danh từ “trúc mã”; bẻ cành mai xanh làm roi ngựa nên có danh từ “thanh mai”.

Bình luận (0)
Lãng Quân
23 tháng 6 2018 lúc 16:15

Hầu hết các quyển từ điển hiện nay đều giải thích “trúc mai” là cây trúc và cây mai. Hai loại cây này biểu hiện cho hai loại người tốt (cây trúc không rụng lá vào mùa thu; cây mai vẫn nở hoa vào mùa đông). Học giả Đào Duy Anh dựa theo đặc tính ấy của cây trúc và cây mai mà giải thích rằng: “Người ta ví trúc mai với tiết tháo của người quân tử "

Từ ý nghĩa này, sách Điển cố văn học, Đinh Gia Khánh chủ biên cùng nhiều tác giả đã giải thích: “Cây trúc, cây mai và cây tùng là ba thứ cây tượng trưng cho đức tính cao thượng, trong sạch, giữ tròn khí tiết của người quân tử; bởi vì trong ngày đông tháng giá, các loại cây khác đều rụng lá khô cằn, riêng tùng vẫn xanh, trúc vẫn tươi và mai thì lại nở hoa”.

Vì vậy, hai cây này thường được người ta trồng hay vẽ cạnh nhau. Hình ảnh này dùng để chỉ tình nghĩa gắn bó thủy chung, bền chặt, khắng khít giữa bạn bè, vợ chồng. Từ đó mới có cụm từ “trúc mai sum họp” nghĩa là đẹp đôi, nên vợ chồng xứng đáng (Từ điển tiếng Việt, NXB Văn hóa-Thông tin, 2005, trang 2004)... Thật ra, tôi chưa thấy sách nào nói rõ “trúc là người nam, mai là người nữ” nhưng từ ý nghĩa cụm từ “trúc mai” như nói trên mà bạn suy ra như vậy thì cũng tạm chấp nhận được.

Còn cụm từ “thanh mai trúc mã” thì tôi có đọc quyển Thành ngữ chuyện cũ, Điển tích cố sự, NXB Chiêu Dương, Sài Gòn 1972, có giải thích như vầy: Thành ngữ “thanh mai trúc mã” xuất xứ từ một bài thơ của Lý Bạch. Bài thơ này tả cảnh một đôi trai gái quen biết nhau từ nhỏ, vẫn chơi đùa với nhau từ tuổi lên chín, lên 10 và có cảm tình với nhau từ thuở đó. Trẻ con Trung Hoa thường bẻ cành trúc giả làm ngựa cỡi, do đó mới có danh từ “trúc mã”; bẻ cành mai xanh làm roi ngựa nên có danh từ “thanh mai”.

Hai câu thơ của Lý Bạch như sau:

“Lang kỵ trúc mã lai

Nhiễu sàng lộng thanh mai”

Dịch nghĩa là:

“Chàng cưỡi ngựa trúc đến

Chạy vòng quanh sân giơ cành mai xanh”

(Khi tra trong Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, lại thấy giải thích: “Từ ngữ “trúc mai” được dùng để chỉ tình yêu thắm thiết của đôi thanh niên nam nữ do thành ngữ: Thanh mai trúc mã (mai xanh ngựa trúc) rút ra từ bài thơ của Lý Bạch là bài Trường Can hành. Bài thơ này tả mối tình thơ ngây của chàng và nàng, cùng ngụ trong xóm Trường Can, thuở nhỏ luôn luôn nô đùa quấn quít cùng nhau bằng hai câu thơ: Lang kỵ trúc mã lai/ Nhiễu sàng lộng thanh mai (nghĩa là chàng cỡi ngựa trúc chạy đến/ chạy vòng quanh giường đùa với mai xanh). Do đó, nói “trúc mai” là chỉ tình yêu thắm thiết của đôi nam nữ”. Trong phần giải thích này, Bách khoa toàn thư mở còn nói rõ: “Đây không phải là cây mai mà người ta trồng cho trổ hoa trong dịp tết mà là loại cây cùng loại với cây táo, có hoa màu trắng hoặc hồng, kết trái có vị chua, trái chín thì màu vàng, dùng để làm xí muội hoặc ô mai” - Anh Phó).

Cho nên thành ngữ “thanh mai trúc mã” chỉ dùng để tả mối tình của đôi bạn trai gái quen biết nhau từ nhỏ, không phải là để tả tình của một đôi bạn trai. Trong truyện Kiều của Nguyễn Du, ta lại thấy có nhiều câu dùng đến thành ngữ này, như:

“Nát thân bồ liễu, đền nghì trúc mai”

hay:

“Làm thân trâu ngựa, đền nghì trúc mai”

Hai câu thơ trên đây là lời của Thúy Kiều khi sắp đi theo Mã Giám Sinh, nói về mối tình của mình với Kim Trọng. Kiều và Kim Trọng chỉ mới quen biết và yêu nhau chứ không phải là bạn từ thời thơ ấu như điển tích gốc. Thi hào Tố Như dùng thành ngữ “trúc mai” để tả mối tình của Kiều với Kim Trọng e không được sát đúng nghĩa lắm.

Bn bảo giải thik rõ thì mik giải thik rõ đây nek !

 Hơi dài dòng  !!!

​Thông cảm nhé !!!

Bình luận (0)
Trần yến nhi
23 tháng 6 2018 lúc 21:20

nghĩa là 

1 người con trai 1 người con gái hc cùng lp cùng trường  ngồi chung chỗ vs nhau 

suốt  những năm đi hc 

có thể ko chính xcs lắm nhưng cũng đúng xơ xơ

Bình luận (0)
✞Maiミ★Tiếnミ★Đạtミ࿐♫
30 tháng 8 2020 lúc 20:31

vợ trồng

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Bùi Ngọc Bích
30 tháng 8 2020 lúc 20:52

nghĩa là bạn là ny mình

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Tiểu Na
Xem chi tiết
phan thi linh
Xem chi tiết
phan thi linh
Xem chi tiết
iamnaruto
Xem chi tiết
Nguyễn Đỗ Quang Anh
Xem chi tiết
BANG BANG
Xem chi tiết
Trần Minh Hương
Xem chi tiết
Khổng Nguyễn Tố Mẫn
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Linh Giang
Xem chi tiết