Đổ nước vào một bình có hai nhánh thông nhau (bình thông nhau) . Hãy dự đoán: Khi nước trong bình đã đứng yên thì các mực nước sẽ ở trạng thái nào trong ba trạng thái được vẽ ở hình 16.8. Tại sao lại dự đoán như vậy?
Một cái bình có lỗ nhỏ O ở thành bên và đáy là một pittông A (H.8.4). Người ta đổ nước tới miệng bình. Có một tia nước phun ra từ O. Người ta kéo pittông tới vị trí A’ rồi lại đổ nước cho tới miệng bình. Tia nước phun từ O có gì thay đổi không? Vì sao?
Một cái bình có lỗ nhỏ O ở thành bên và đáy là một pittông A (H.8.4). Người ta đổ nước tới miệng bình. Có một tia nước phun ra từ O. Khi mực nước hạ dần từ miệng bình đến điểm O thì hình dạng của tia nước thay đổi như thế nào?
Đổ nước vào một bình có hai nhánh thông nhau (bình thông nhau). Hãy dựa vào công thức tính áp suất chất lỏng và đặc điểm của áp suất chất lỏng nêu ở trên để so sánh áp suất pA, pB và dự đoán xem nước trong bình đã đứng yên thì các mực nước sẽ ở trạng thái nào trong ba trạng thái vẽ ở hình 8.6a, b, c.
Sử dụng thí nghiệm như hình 8.6a, b, c, tìm từ thích hợp cho chỗ trống trong kết luận dưới đây:
Kết luận: Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên, các mực chất lỏng ở các nhánh luôn luôn ở………độ cao.
Để kiểm tra mối quan hệ giữa nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên và khối lượng của vật, người ta có thể làm thí nghiệm vẽ ở hình 24.1. Dùng đèn cồn lần lượt đun 2 khối lượng nước khác nhau, 50 và 100 g, đựng trong 2 cốc thủy tinh giống nhau, để nước ở trong các cốc đều nóng lên thêm 20oC. Tiến hành thí nghiệm và kết quả thu được ghi ở bảng 24.1:
Trong thí nghiệm trên, yếu tố nào ở 2 cốc được giữ giống nhau, yếu tố nào được thay đổi? Tại sao phải làm như thế? Hãy tìm số thích hợp cho các chỗ trống ở hai cột cuối bảng. Biết nhiệt lượng của ngọn lửa còn truyền cho nước tỷ lệ với thời gian đun.
Cách đây khoảng 300 năm, một nhà bác học I – ta – li – a đã làm thí nghiệm để kiểm tra xem có nén được nước hay không. Ông đổ đầy nước vào một bình cầu bạc hàn thật kín rồi lấy búa nện thật mạnh lên bình cầu. Nếu nước nén được thì bình phải bẹp. Nhưng ông đã thu được kết quả bất ngờ. Sau khi nện búa thật mạnh, ông thấy nước thấm qua bình ra ngoài trong khi bình vẫn nguyên vẹn. Hãy giải thích lí do tại sao.
Một bình trụ có đáy C và các lỗ A, B ở thành bình được bịt bằng một màng cao su mỏng (H.8.3a). Hãy quan sát hiện tượng xảy ra khi ta đổ nước vào bình và cho biết các màng cao su bị biến dạng (H.8.3b) chứng tỏ điều gì?
: ĐỔ MỘT THÌA ĐƯỜNG VÀO MỘT CỐC NƯỚC Ở NHIỆT ĐỘ THƯỜNG VÀ MỘT CỐC NƯỚC LẠNH (LƯỢNG NƯỚC VÀ ĐƯỜNG CHO VÀO 2 CỐC LÀ NHƯ NHAU) THÌ CỐC NÀO SẼ HÒA TAN ĐƯỜNG NHANH HƠN. HÃY LÀM THÍ NGHIỆM KIỂM CHỨNG ĐIỀU ĐÓ VÀ GIẢI THÍCH VÌ SAO?