BÀI TẬP 1:
THẮC MẮC KIẾN THỨC LỊCH SỬ
Hiền tài là nguyên khí của quốc gia là đoạn trích từ Bài kí đề danh tiến sĩ khoa Nhâm Tuất niên hiệu Đại Bảo thứ ba do Thân Nhân Trung soạn năm 1484 đời Hồng Đức (ghi tên 33 vị đỗ tiến sĩ khoa Nhâm Tuất, năm 1442). Tại sao lại có chuyện mãi đến năm 1484, tức 42 năm sau khoa thi mới có bia đá?
Bài kí đề danh tiến sĩ khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo thứ ba (1442) được xem là bài văn bia quan trọng nhất trong số 82 bài văn bia ở Văn Miếu (Hà Nội), chủ yếu vì?
A. Đây là bài văn bia hay nhất trong số 82 bài văn bia.
B. Đây là bài văn bia viết công phu nhất trong số 82 bài văn bia.
C. Đây là bài có ý nghĩa như một lời tựa chung cho cả 82 bài văn bia.
D. Đây là bài được nhiều người biết đến nhất trong 82 bài văn bia.
Dòng nào dưới đây nêu thông tin không đúng về tiểu sử, thân thế của Thân Nhân Trung?
A. Tự là Hậu Phủ, sinh năm 1418, mất năm 1499.
B. Người làng Yên Ninh, huyện Yên Dũng (Bắc Giang)
C. Đỗ tiến sĩ năm 1469.
D. Được vua Lê Thái Tông phong chức danh Tao đàn phó nguyên súy.
Nội dung chính của văn bản sau là gì?
Năm qua thắng lợi vẻ vang,
Năm nay tiền tuyến chắc càng thắng to.
Vì độc lập, vì tự do,
Đánh cho Mĩ cút, đánh cho Ngụy nhào.
Tiến lên! Chiến sĩ, đồng bào,
Bắc - Nam sum họp xuân nào vui hơn!
(Mừng xuân 1969, Hồ Chí Minh)
A. Tổng kết đánh giá năm 1968, dự báo thắng lợi năm 1969.
B. Kêu gọi quyết tâm đánh giặc.
C. Nêu cao tinh thần yêu nước của Bác Hồ.
D. Kêu gọi mọi người tiến lên, nỗ lực giành độc lập, tự do, thống nhất tổ quốc.
Nguyễn Trãi đỗ Thái học sinh năm nào?
A. 1385
B. 1390
C. 1395
D. 1400
Nguyễn Du thi đỗ Tam trường (tú tài) vào năm nào?
A. 1781
B. 1783
C. 1785
D. 1789
Dòng nào dưới đây chưa sát đúng mục đích của việc dựng bia tiến sĩ?
A. Lưu danh các bậc hiền tài vào sử sách.
B. Làm gương tốt cho tất cả mọi người soi chung.
C. Biểu dương những trung thần nghĩa sĩ có công với nước.
D. Hướng kẻ sĩ và hiền tài dành nhiều tâm huyết phụng sự quốc gia.
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
“Hiền tài là nguyên khí quốc gia”, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp. Vì vậy các đấng thánh đế minh vương chẳng ai không lấy việc bồi dưỡng nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí làm việc đầu tiên. Kẻ sĩ quan hệ quốc gia trọng đại như thế, cho nên quý chuộng kẻ sĩ không biết thế nào là cùng. Đã yêu mến cho khoa danh, lại đề cao bằng tước trật. Ban ân rất lớn mà vẫn cho là chưa đủ. Lại nêu tên ở Tháp Nhạn, ban cho danh hiệu Long Hổ, bày tiệc Văn hỉ. Triều đình mừng được người tài, không có việc gì không làm đến mức cao nhất.
( Trích Hiền tài là nguyên khí của quốc gia – Thân Nhân Trung, Trang 31, Ngữ văn 10 Tập II,NXBGD, 2006)
Nêu nội dung chính của văn bản?