Cải cách hành chính dưới thời Minh Mạng chia cả nước thành bao nhiêu tỉnh?
A. 30 tỉnh và một phủ Thừa thiên.
B. 31 tỉnh và một phủ Thừa thiên.
C. 33 tỉnh và một phủ Thừa thiên.
D. 34 tỉnh và một phủ Thừa thiên.
Hãy cho biết văn hoá Campuchia, Lào, Việt Nam chịu ảnh hưởng từ văn hoá nước nào? Tìm dẫn chứng cụ thể.
Tại sao cả 3 nước không bị đồng hoá về văn hoá?
Vương triều nào là vương triều phong kiến cuối cùng trong lịch sử Việt Nam?
A. Tây Sơn.
B. Lê sơ.
C. Mạc.
D. Nguyễn.
Nhà Nguyễn cai trị đất nước trong bối cảnh nào?
A. Đất nước bị chia cắt thành hai khu vực đàng Trong , đàng Ngoài.
B. Đất nước thống nhất với cương vực lãnh thổ rộng lớn.
C. Nội chiến liên miên giữa các tập đoàn phong kiến.
D. Kinh tế phát triển, xã hội ổn định.
Vì sao nhà Nguyễn thực hiện chính sách ngoại giao “đóng cửa” với các nước phương Tây?
A. Không hiểu rõ các nước phương Tây.
B. Sợ bị các nước phương Tây xâm lược.
C. Không thích quan hệ với phương Tây.
D. Do tư tưởng thủ cựu phong kiến.
Kết nối tên quốc gia hiện nay ở cột bên trái với tên quốc gia phong kiến ở cột bên phải cho phù hợp về các nước Đông Nam Á
1. Việt Nam 2. Lào 3. Campuchia 4. Thái Lan 5. Inđônêxia… |
a) Môgiôpahít, Srivigiaya b) Đại Việt, Champa c) Ăngco d) Lan Xang e) Sukhôthay, Aútư tưởnghaya |
A. 1 – b, 2 – d, 3 – c, 4 – e, 5 – a
B. 1 – c, 2 – b, 3 – a, 4 – d, 5 – e
C. 1 – a, 2 – b, 3 – c, 4 – d, 5 – e
D. 1 – c, 2 – a, 3 – b, 4 – d, 5 – e
Hạn chế của kinh tế công thương nghiệp nhà Nguyễn là gì?
A. Công thương nghiệp không phải là nghành kinh tế chính.
B. Qui mô của công thương nghiệp không lớn.
C. Nhà nước kìm hãm sự phát triển công thương nghiệp.
D. Kinh tế thủ công nghiệp kém phát triển.
Tên của một bộ luật được ban hành của nhà Nguyễn?
A. Luật Hồng Đức.
B. Quốc triều hình luật.
C. Hoàng Việt luật lệ.
D. Luật hình thư.
Câu 13. Ý nghĩa quan trọng nhất của cuộc cách mạng khoa học công nghệ là gì?
A. Thay đổi cơ cấu dân cư. B. Đem lại sự tăng trưởng cao về kinh tế.
C. Sự giao lưu quốc tế được mở rộng. D. Tăng năng suất lao động.
Câu 14. Điểm khác nhau cơ bản nhất giữa cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại so với cuộc cách mạng công nghiệp ở TK XVIII là gì?
A. Mọi phát minh kĩ thuật đều bắt nguồn từ thực tiễn cuộc sống.
B. Mọi phát minh kĩ thuật điều bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học.
C. Mọi phát minh kĩ thuật đều bắt nguồn từ thực tiễn sản xuất.
D. Mọi phát minh kĩ thuật đều dựa vào các ngành khoa học cơ bản.
Câu 15: Biểu hiện nào dưới đây phản ánh đúng xu thế toàn cầu hóa hiện nay?
A. Sự phát triển và xã hội hóa lực lượng sản xuất.
B. Sự tăng trưởng cao của các nền kinh tế.
C. Sự chuyển biến về cơ cấu kinh tế các nước trên thế giới.
D. Sự phát triển nhanh chóng của các quan hệ thương mại quốc tế.
Câu 16. Do đâu mức sống, chất lượng cuộc sống của con người được nâng cao?
A. Do áp dụng thành tựu khoa học kĩ thuật.
B. Do năng suất lao động tăng.
C. Do tác động của tiến bộ kĩ thuật.
D. Do tác động tích cực của cuộc cách mạng khoa học công nghệ.
Câu 17. Xu thế toàn cầu hóa đã đặt ra vấn đề có ý nghĩa sống còn đối với Đảng và nhân dân ta là gì?
A. Nắm bắt thời cơ hội nhập quốc tế.
B. Tận dụng nguồn vốn từ bên ngoài.
C. Áp dụng thành tựu khoa học kĩ thuật.
D. Nắm bắt thời cơ vượt qua thách thức phát triển mạnh mẽ trong thời kì mới.
Câu 18. Do đâu mọi mặt hoạt động và đời sống của con người kém an toàn?
A. Do sự chủ quan của con người.
B. Do trình độ khoa học kĩ thuật kém.
C. Do tác động tiêu cực của xu thế toàn cầu hóa.
D. Do không bắt kịp nhịp phát triển của quốc tế.