Nguyễn Minh Hưng

tập làm văn tả cây cối lớp 5 ngắn gọn. hạn hôm nay

Nguyễn Ngọc Khánh
14 tháng 5 2022 lúc 19:08

Phía sau nhà em có một cái giếng nhỏ dùng để rửa rau. Điều đặc biệt là phía trên là một cái mái che tự nhiên, đó chính là một giàn mướp xanh rì.

Gốc của giàn mướp, nằm ở góc phải cạnh giếng, to khoảng chừng cổ tay của em, rất cứng cáp. Nó có màu xanh xám, đôi chỗ có đốm trắng như bị mốc. Cách mặt đất khoảng một gang tay, gốc cây bắt đầu tách thành nhiều nhánh khác nhau, mỗi nhánh to chừng một ngón tay, màu xanh sẫm. Điều đặc biệt là các nhánh này không cứng như gốc mà rất dẻo dai. Chúng không thể dựng thẳng như cành của những cây khác, mà phải bám vào bề mặt mới đứng vững được. Vì thế bố đã dựng nên một giàn che bằng tre, có vài que gỗ chống từ gốc lên tạo thành cầu thang. Những nhánh mướp cứ thế bò lên, quấn vào các thanh tre, nhánh này cuộn lên nhánh kia, đan xen vào nhau tạo thành một cái mái che tự nhiên màu xanh. Lá mướp có hình như lá phong, với ba đầu nhọn, to chừng bàn tay trẻ em. Bề mặt lá nhám vì có những gai nhỏ trồi lên. Khi chạm vào không cẩn thận thì sẽ thấy đau. Cây mướp có hoa màu vàng tươi, rất xinh xắn. Khi hoa nở, sẽ có rất nhiều ong bướm ghé thăm, nhộn nhịp vô cùng. Đến khi kết quả, hoa sẽ tàn dần. Quả mướp thon dài, màu xanh, lúc còn bé thì chỉ to như trái dưa leo. Sau lớn lên ngày càng to và nặng, nên trĩu xuống dưới dàn, lủng lẳng như cái đèn lồng. Quả mướp to nhất có thể như cái bắp tay của người lớn. Trái mướp ăn rất ngon và mát. Có thể luộc, nấu canh, xào đều rất ngon.

Đỗ Tuấn Phong
14 tháng 5 2022 lúc 19:24

Vào những ngày tháng ba trung tâm mùa khô ở miền đất Nam Bộ này, nắng như thiêu như đốt. Tan học trở về nhà, tụi học trò chúng em thường tụm năm tụm bảy nghỉ lại dưới gốc cây me tây để tránh cái nắng chói chang ấy. Chính gốc cây có bóng mát này đã ghi lại không biết bao nhiêu những kỉ niệm đẹp của tuổi học trò.

Có lẽ ai đó trước đây khi trồng cây me này đã tính toán khá chu đáo cho tụi trẻ chúng em có chỗ dừng chân nghỉ lại trên một đoạn đường bốn cây số cuốc bộ khi gặp cái nắng gay gắt của mùa khô. Nhìn từ xa, cây mẹ tây đứng sừng sững bên vệ đường như một cây cổ thụ xòe tán lá sum suê che mát cả một khoảng đất rộng. Đến gần em, càng thấy dáng vóc đồ sộ và vĩ đại của nó. So với những cây phi lao, bạch đàn, xà cừ… dọc theo vệ đường gần đó thì nó vượt hẳn cả kích thước lẫn bóng che. Mọi người đi qua đây, dù vội vã đến đâu cùng muốn dừng lại mươi lăm phút để tận hưởng cái không khí dìu dịu từ cái phòng “điều hòa nhiệt độ” ngoài trời này và tránh cái nắng tháng ba như đổ lửa của mùa khô.

Gốc cây ước chừng hai vòng tay người lớn ôm không xuể. Những chiếc rễ to, nhỏ đủ cỡ bò lan trên mặt đất dùng làm ghế ngồi cho khách đi đường, nay đã nhẵn bóng lên nằm phơi mình như những con rắn khổng lồ trong bóng râm mát. Thân cây thẳng đứng từ mặt đất lên chừng bốn mét mới đâm chĩa thành ba nhánh lớn đều nhau, tạo nên một cái vòm tròn như cái dù phi công màu xanh lục. vỏ cây xù xì, màu nâu xám. Một vài khách đi đường, có lẽ muốn lưu giữ lại đây một kỉ niệm nào đó ở gốc cây này nên đã dùng dao khắc trên vỏ cây ngày, tháng, năm và chữ kí loằng ngoằng họ tên của mình.

Tít trên cao, tán lá sum suê xòe rộng ra ấy là nơi những chú chích bông, chào mào, sáo sậu… thỉnh thoảng thường tụ tập về đây dự “hội diễn ca múa nhạc”. Đến mùa ra hoa, cái vòm xanh lục khổng lồ này được điểm tô vô vàn những chấm nhỏ li ti màu hồng tím, trông mới tuyệt diệu làm sao! Cứ tưởng vòm lá như một tấm vải hoa sặc sỡ đủ màu, căng phồng lên giữa khoảng trời trong xanh vời vợi. Cây me tây là điểm tụ hội của lũ học trò chúng em sau buổi tan học. Ngồi dưới gốc me tây, giữa cái nắng chói chang của mùa hạ mới cảm thấy mát mẻ và dễ chịu đến nhường nào! Những trò chơi đá cầu, đánh bi, kéo co, banh đũa… đều diễn ra sôi động ở đây. Cứ thế, cây me tây gắn bó với chúng em suốt những ngày đi học với biết bao kỉ niệm vui buồn của tuổi ấu thơ.

Đỗ Tuấn Phong
14 tháng 5 2022 lúc 19:24

Nhà ông bà nội em có một vườn cây ăn quả, gồm nhiều loại cây, trong đó em rất thích những cây bưởi. Đây là giống bưởi Diễn nổi tiếng thơm ngon. Vườn bưởi này được trồng khá lâu rồi, vì ông bà em sinh sống ở đất Diễn đã lâu đời.

Cây bưởi cao khoảng hơn một mét, chia thành nhiều cành nhỏ tỏa ra xung quanh. Thân cây to bằng cổ chân, màu rêu xám. Vỏ cây mốc thếch. Rễ cây đâm sâu xuống lòng đất, hút chất dinh dưỡng nuôi cây. Cành cây như những cánh tay to khỏe, rắn chắc, nâng đỡ tán lá và quả. Lá bưởi to như bàn tay người lớn, hơi dài, thắt lại ở giữa như cái nậm rượu. Vào mùa Xuân, từng chùm hoa trắng muốt, hương thơm thoang thoảng theo gió, lấp ló trong những tán lá xanh mơn mởn. Khi có cơn gió thoảng qua, những cánh hoa trắng rơi lả tả quanh gốc cây. Chúng em thường nhặt hoa bưởi để chơi đồ hàng, hoặc để đầu giường cho thơm. Cuối mùa Xuân, hoa kết thành những quả bưởi con. Quả bưởi lớn nhanh như thổi. Lúc đầu, chúng bé bằng hòn bi, sau đó, to bằng quả chanh, rồi bằng nắm tay người lớn, và bằng quả bóng lúc nào không biết. Mỗi cây bưởi có từ hàng chục, đến hàng trăm quả, lúc lỉu trông rất đẹp mắt. Mùa Thu, là mùa bưởi chín.

Lúc đó, từng quả bưởi nặng trĩu cành, màu vàng ươm, có mùi thơm ngọt. Gọt lớp vỏ mỏng bên ngoài, ta thấy xuất hiện lớp cùi trắng ngà, rồi đến múi bưởi tròn căng, mọng nước, nhưng bóc rất dóc vỏ. Tép bưởi không bị nát và chảy nước. Cây bưởi không chỉ cho ta quả ăn, mà còn có nhiều công dụng khác. Cây bưởi làm cây cảnh ngày Tết, quả bưởi để bày mâm ngũ quả, làm quà cho họ hàng, bạn bè. Lá và vỏ bưởi dùng để gội đầu, làm lá xông giải cảm, hoặc luộc ốc rất thơm. Hoa bưởi để ướp bột sắn, cho ta mùi thơm thoang thoảng, dịu mát. Giống bưởi Diễn rất đặc biệt. Phải đến gần Tết mới được ăn, không như các giống bưởi khác, khoảng tháng 8 đã chín. Nên vào dịp Trung Thu, người ta thường ăn các loại bưởi khác. Bưởi Diễn, là đặc sản nổi tiếng của đất Diễn. Trước Tết Nguyên Đán khoảng 1 tháng, bà nội em thường trẩy bưởi xuống, bôi vôi vào cuống quả bưởi, để dưới gầm giường, hoặc dưới đất cho bưởi xuống đường. Đến Tết là thời điểm ăn bưởi Diễn ngon nhất. Trông quả bưởi Diễn héo nhăn nheo, xấu xí, nhưng ăn ngọt lịm, thanh mát. Điều đặc biệt nữa là, bưởi Diễn rất thơm, mùi thơm dễ chịu. Khi trẩy hết bưởi, ông nội thường rủ em ra vườn quét vôi cho từng gốc cây. Ông bảo, để năm sau bưởi ra nhiều quả hơn, và không bị sâu gốc.

   
Đỗ Tuấn Phong
14 tháng 5 2022 lúc 19:24

tham khảo  2 bài này nhe


Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Thị Thanh Mai
Xem chi tiết
Trần Anh Quân 2012
Xem chi tiết
linh ngọc
Xem chi tiết
Con kẹt
Xem chi tiết
???
Xem chi tiết
Trương Thị Thu Hường
Xem chi tiết
Hoàng Lộc
Xem chi tiết
ngọc anh lê
Xem chi tiết
Nguyễn Huỳnh Minh Thư
Xem chi tiết