Chọn C.
Thông tin thêm: Các yếu tố ngẫu nhiên có thể loại bỏ hoàn toàn một alen trội có lợi ra khỏi quần thể.
Chọn C.
Thông tin thêm: Các yếu tố ngẫu nhiên có thể loại bỏ hoàn toàn một alen trội có lợi ra khỏi quần thể.
Tần số các alen của một gen ở một quần thể giao phối là 0,4A và 0,6a đột ngột biến đổi thành 0,8A và 0,2a. Quần thể này có thể đã chịu tác động của nhân tố tiến hoá nào sau đây?
A. Đột biến.
B. Giao phối không ngẫu nhiên.
C. Chọn lọc tự nhiên
D. Các yếu tố ngẫu nhiên.
Giả sử dưới tác động của một nhân tố, tần số tương đối của các alen ở một quần thể từ 0,5A : 0,5a đột ngột biến đổi thành 0,7A : 0,3a. Nhân tố nào sau đây có khả năng đã tác động vào quần thể này?
(1) Đột biến.
(2) Giao phối ngẫu nhiên.
(3) Di - nhập gen.
(4) Giao phối không ngẫu nhiên.
(5) Các yếu tố ngẫu nhiên.
(6) Các cơ chế cách li.
(7) Chọn lọc tự nhiên.
A. (1) hoặc (3) hoặc (6).
B. (5) hoặc (6) hoặc (7).
C. (3) hoặc (5) hoặc (7).
D. (1) hoặc (2) hoặc (6).
Cho các nhận xét sau, có bao nhiêu nhận xét đúng về các nhân tố tiến hóa?
(1) Tác động chủ yếu của chọn lọc tự nhiên là sự phân hóa khả năng sinh sản của những kiểu gen khác nhau trong quần thể, làm cho tần số tương đối của các alen trong mỗi gen biến đổi theo hướng xác định.
(2) Các quần thể sinh vật chỉ chịu tác động của chọn lọc tự nhiên khi điều kiện sống thay đổi.
(3) Tần số tương đối của các alen trong một quần thể có thể thay đổi đột ngột do một yếu tố ngẫu nhiên nào đó, hiện tượng này thường xảy ra trong những quần thể nhỏ.
(4) Giao phối không ngẫu nhiên là nhân tố tiến hóa làm thay đổi tần số alen của quần thể.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Cho các nhân tố sau, có bao nhiêu nhân tố có thể làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể?
(1) Chọn lọc tự nhiên.
(2) Giao phối ngẫu nhiên.
(3) Giao phối không ngẫu nhiên.
(4) Các yếu tố ngẫu nhiên.
(5) Đột biến.
(6) Di - nhập gen.
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Trong các nhân tố tiến hóa sau, có bao nhiêu nhân tố làm thay đổi tần số alen của quần thể?
I. Đột biến.
II. Giao phối không ngẫu nhiên.
III. Di - nhập gen.
IV. Các yếu tố ngẫu nhiên.
V. Chọn lọc tự nhiên.
A. 4.
B. 1.
C. 2.
D. 3.
Trong các nhân tố tiến hóa dưới đây, có bao nhiêu nhân tố tiến hóa vừa làm thay đổi tần số alen vừa làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể ?
(1) Chọn lọc tự nhiên. (2) Đột biến.
(3) Giao phối không ngẫu nhiên. (4) Các yếu tố ngẫu nhiên.
(5) Di-nhập gen.
A. 1
B. 2
C. 4
D. 3
Khi nói về các nhân tố tiến hóa, xét các kết luận sau:
I. Nhân tố tiến hóa là những nhân tố có khả năng làm biến đổi tần số kiểu gen của quần thể
II. Không phải nhân tố tiến hóa nào cũng có khả năng làm biến đổi tần số alen của quần thể
III. Yếu tố ngẫu nhiên không phải lúc nào cũng loại bỏ hoàn toàn các alen lặn có hại ra khỏi quần thể
IV. Đột biến, giao phối ngẫu niên, di – nhập gen, các yếu tố ngẫu nhiên, chọn lọc tự nhiên là các nhân tố tiến hóa cơ bản
A. 1
B. 2
C. 4
D. 3
Cho các nhân tố sau:
(1) Chọn lọc tự nhiên. (2) Giao phối ngẫu nhiên. (3) Giao phối không ngẫu nhiên.
(4) Các yếu tố ngẫu nhiên. (5) Đột biến. (6) Di - nhập gen.
Các nhân tố có thể vừa làm thay đổi tần số alen vừa làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể là:
A. (1), (2), (4), (5)
B. (1), (3), (4), (5)
C. (1), (4), (5), (6)
D. (2), (4), (5), (6)
Cho những phát biểu sau về nhân tố tiến hóa:
1. Đột biến tạo ra alen mới và làm thay đổi tần số alen của quần thể rất chậm.
2. Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu gen làm thay đổi tần số alen theo một hướng xác định.
3. Di nhập gen có thể làm phong phú thêm hoặc làm nghèo vốn gen của quần thể.
4. Các yếu tố ngẫu nhiên có thể làm tăng tần số của một alen có hại trong quần thể.
5. Giao phối không ngẫu nhiên làm biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.
Các phát biểu đúng là:
A. 1, 2, 4, 5
B. 1, 3, 4
C. 1, 2, 3, 4
D. 1, 2, 3, 4, 5