Minh Huyền

Tam giác nhọn ABC, có AB<AC. Các đường cao BE và CF cắt nhau tại O. Trên tia đối của tia BE lấy điểm G sao cho BG=AC; trến tia đối của tia CF lấy điểm H sao cho CH=AB. Trên tia đối của tia tia CF lấy điểm H sao cho CH=AB

a) CMR: \(\Delta AGB=\Delta HAC\)

b) CM \(AG⊥AH\)

c) Gọi M là trung điểm của GH, N là giao điểm của BC và GH

- Cm: \(\widehat{OAM}=\widehat{BNG}\)

- So sánh số đo 2 góc ^BAM=^MAC

Mk làm ok câu a và b rùi. Giúp mk câu c nha. Thanks nhìu !!!!!!!!!! ^^

Maths is My Life
27 tháng 7 2017 lúc 19:47

Ta có AB < AC, mà AC = BG nên AB < BG. Do đó ^AGB < ^GAB, mà ^AGB = ^HAC (câu a) nên ^HAC < ^GAB (1).

Tam giác AGH cân tại A, đường trung tuyến AM => ^GAM = ^HAM (2).

Từ (1) và (2) => ^BAM = ^GAM - ^GAB < ^HAM - ^HAC = ^MAC.

Maths is My Life
27 tháng 7 2017 lúc 19:35

c) Từ câu a => tam giác AGH cân tại A, đường trung tuyến AM đồng thời là đường cao nên AM vuông góc GH.

Hai đường cao BE, CF cắt nhau tại O nên O là trực tâm của tam giác ABC. Do đó AO vuông góc BC.

AM cắt BC tại K, ta thấy ^OAM = 90 độ - ^AKB; ^BNG = 90 độ - ^MKN; hai góc AKB và MIN đối đỉnh với nhau nên ^OAM = ^BNG.

Ý sau đợi mình suy nghĩ ^^^

Maths is My Life
27 tháng 7 2017 lúc 19:36

Hai góc AKB và MKN đối đỉnh với nhau, nhầm :v

Minh Huyền
27 tháng 7 2017 lúc 19:52

okie . Thanks bạn nhìu nha ^_^ 

Vũ Ngọc Thảo Nguyên
14 tháng 2 2022 lúc 19:04

a) Xét tam giác ABE vuông tại E và tam giác ACF vuông tại F có:

\(\hept{\begin{cases}BAC+ABE=90\\BAC+ACF=90\end{cases}}\)  => ABE=ACF

 => 180-ABE=180-ACF    =>ABG=HCA

Xét tam giác AGB và tam giác HAC có:

AB=HC (gt)

ABG=HCA (CMT)

GB=AC (gt)

=> Tam giác AGB= Tam giác HAC (c.g.c) (ĐPCM)

b)Theo a, có: Tam giác AGB= Tam giác HAC

=> GAB=AHC (hai góc tương ứng)

Xét tam giác AFH vuông tại F có :

FAH+AHC=90 (định lí tổng 3 goác 1 tam giác )

=> FAH+GAB=90 (vì GAB=AHC cmt)

=>GAH=90   =>AG vuông góc với AH (ĐPCM)

c) Theo a, có: Tam giác AGB= Tam giác HAC

=> AG=HA ( hai cạnh tương ứng)

=> Tam giác AGH cân tại A

Mà M là trung điểm của GH   => AM là trung tuyến đồng thời là đường cao 

=> AM vuông góc với GH 

=> AMN=90    =>Tam giác MIN vuông tại M

=>MIN+IMN+MNI=180 (định lí tổng ba góc 1 tam giác)

=>MNI=180-90-MIN=90-MIN (1)

Gọi giao điểm của AO và BC là K, giao điểm của AM và BC là I

Vì O là giao điểm hai đường vuông góc BE và CF của tam giác ABC nên AO là đường vuông góc thứ ba của tam giác này

=> AKN=90   => Tam giác AKI vuông tại K

=> IAK+AKI+AIK=180

=>IAK=180-90-AIK=90-AIK (2)

Từ (1) và (2) có: MNI=90-MIN, IAK=90-AIK

Mà MIN và AIK đối đỉnh => MNI=IAK   =>BNG=OAM (ĐPCM)

d) 

Ta có AB < AC mà AC = BG                             

=> AB < BG                                                           

=>AGB < GAB mà AGB = HAC (câu a)                     

=>HAC < GAB (1)

Tam giác AGH cân tại A, đường trung tuyến AM       

=> GAM = HAM (2).

Từ (1) và (2) => BAM = GAM - GAB < HAM - HAC = MAC (ĐPCM)

Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Phan Thị Ngọc Quyên
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Minh Thảo
Xem chi tiết
Bảo Lê Duy
Xem chi tiết
Như Ngày Hôm Qua
Xem chi tiết
Nguyễn Bùi Khánh Linh
Xem chi tiết
Lưu Tiến Long
Xem chi tiết
Nguyễn Bùi Khánh Linh
Xem chi tiết
BHQV
Xem chi tiết
Trúc Hoàng Thị Thanh
Xem chi tiết