Lưỡng Hà (Mesopotamia) có nghĩa đen là "giữa hai dòng sông" trong tiếng Hy Lạp cổ đại. Cái tên Mesopotamia được nhắc đến sớm nhất từ thế kỷ thứ 4 TCN, dùng để chỉ vùng đất phía đông sông Euphrates ở phía bắc Syria.[1] Sau đó, nó được áp dụng chung cho tất cả các vùng đất nằm giữa sông Euphrates và sông Tigris, bao gồm không chỉ một số phần của Syria mà còn gần như toàn bộ Iraq và đông nam Thổ Nhĩ Kỳ.[2] Các thảo nguyên lân cận ở phía tây của Euphrates và phần phía tây của dãy núi Zagros cũng thường được bao gồm trong nghĩa rộng của Mesopotamia.[3][4][5] Có sự phân biệt giữa Thượng/Bắc Lưỡng Hà và Hạ/Nam Lưỡng Hà.[6]
Lưỡng Hà Thượng, còn được gọi là Jezirah, là khu vực nằm giữa sông Euphrates và Tigris tính từ đầu nguồn cho tới Baghdad.[3] Lưỡng Hà Hạ là khu vực từ Baghdad đến Vịnh Ba Tư.[6] Trong cách sử dụng hiện đại, thuật ngữ Lưỡng Hà/Mesopotamia bao gồm cả khía cạnh thời kỳ lịch sử. Nó thường được sử dụng để chỉ khu vực này cho đến khi các cuộc chinh phục Hồi giáo của người Ả Rập vào thế kỷ thứ 7 CN, từ đó tên để chỉ khu vực được thay bằng các tên tiếng Ả Rập như Syria, Jezirah và Iraq.[2][7][nb 1] Cũng có tranh cãi cho rằng những uyển ngữ này là những cái tên mang tính Âu châu trung tâm chủ nghĩa được gán cho khu vực ở thời kỳ phương Tây xâm lấn thế kỷ 19.[8][9]
Niên đại và xác định thời kỳ[sửa | sửa mã nguồn]
Khu vực Lưỡi liềm Màu mỡ, vào khoảng năm 7500 TCN, với các địa điểm khảo cổ chính của thời kỳ đồ đá-Tiền đồ gốm. Vào thời điểm đó, khu vực Lưỡng Hà vẫn chưa có con người định cư.
Có hai loại niên đại được áp dụng: niên đại tương đối và niên đại tuyệt đối. Niên đại tương đối thiết lập thứ tự của các giai đoạn, thời kỳ, nền văn hóa và triều đại, trong khi niên đại tuyệt đối thiết lập tuổi tuyệt đối của chúng được biểu thị bằng năm. Trong khảo cổ học, các niên đại tương đối được thiết lập bằng cách khai quật cẩn thận các địa điểm khảo cổ và tái cấu trúc địa tầng của chúng. Các niên đại tuyệt đối được thiết lập bằng cách xác định niên đại hoặc các lớp mà chúng được tìm thấy, thông qua các phương pháp xác định niên đại tuyệt đối, bao gồm niên đại carbon phóng xạ và các ghi chép bằng văn bản có thể cung cấp niên hiệu hoặc thời gian theo lịch.
Bằng cách kết hợp các phương pháp xác định niên đại tuyệt đối và tương đối, một khung thời gian đã được xây dựng cho Lưỡng Hà, tuy vẫn bao gồm nhiều sự kiện không chắc chắn nhưng đang tiếp tục được cải tiến.[5][10] Trong khuôn khổ này, nhiều giai đoạn tiền sử và lịch sử sơ kì đã được xác định dựa trên cơ sở văn hóa vật chất được cho là đại diện cho từng thời kỳ. Các giai đoạn này thường được đặt tên theo khu vực mà tại đó các di chỉ được phát hiện và xác nhận đầu tiên, ví dụ như trường hợp của các giai đoạn Halaf, Ubaid và Jemdet Nasr. Khi các tài liệu lịch sử xuất hiện nhiều hơn, các thời kỳ có xu hướng được đặt tên theo triều đại hoặc nhà nước thống trị; ví dụ như thời kỳ Ur III và Cổ Babylon.[10] Trong khi triều đại của các vị vua có thể được xác định tương đối chính xác trong thiên niên kỷ thứ 1 TCN, có một biên độ sai lệch tăng dần đối với thiên niên kỷ thứ 2 và thứ 3 TCN.
Dựa trên các ước tính khác nhau về độ dài của các giai đoạn, với rất ít tài liệu lịch sử tìm được, các học giả khác nhau đã đề xuất các cách tính niên đại khác nhau như Niên đại Dài, Trung, Ngắn và Rất Ngắn, nhiều khi sai lệch tới 150 năm trong cách tính niên đại cho mỗi giai đoạn cụ thể.[11][12] Cách tính Niên đại trung tuy có nhiều vấn đề nhưng vẫn tiếp tục được sử dụng phổ biến trong các cuốn sách giáo khoa gần đây về khảo cổ học và lịch sử của Cận Đông cổ đại.[10][13][14][15][16] Một nghiên cứu từ năm 2001 đã đề xuất niên đại phóng xạ carbon có độ phân giải cao từ Thổ Nhĩ Kỳ cho thiên niên kỷ thứ 2 TCN rất gần với thời gian đề xuất trong Niên đại Trung.[17][nb 2]
Thời tiền sử[sửa | sửa mã nguồn]
Thời đồ đá mới tiền đồ gốm[sửa | sửa mã nguồn]
Toàn cảnh di chỉ Gotbekli Tepe với mái che hiện đại để bảo vệ di tích trước thời tiết
Sự định cư của con người tại Lưỡng Hà vào thời kỳ đồ đá mới giống như thời kỳ đồ đá cũ trước đây, bị giới hạn ở các khu vực chân đồi của dãy núi Taurus và Zagros và các thung lũng thượng lưu sông Tigris và Euphrates. Thời kỳ tiền đồ gốm A (PPNA) (10.000 - 8,700 TCN) chứng kiến sự ra đời của nông nghiệp, trong khi bằng chứng lâu đời nhất về thuần hóa động vật bắt đầu từ quá trình chuyển đổi từ PPNA sang thời kỳ tiền đồ gốm B (PPNB, 8700 - 6800 TCN) vào cuối thiên niên kỷ thứ 9 TCN. Quá trình chuyển đổi này đã được ghi nhận tại các địa điểm như Abu Hureyra và Mureybet, nơi tiếp tục được định cư từ thời Natufia sang đến thời PPNB.[15][18] Theo các nhà khai quật, các tác phẩm điêu khắc hoành tráng và các kiến trúc vòng tròn bằng đá tại Gotbekli Tepe ở phía đông nam Thổ Nhĩ Kỳ có từ thời PPNA/PPNB sớm và đại diện cho nỗ lực chung của một cộng đồng lớn của những người săn bắn hái lượm.[19][20]
Lưỡng Hà hay Mesopotamia (tiếng Hy Lạp cổ: Μεσοποταμία[1]), là một khu vực lịch sử của Tây Á thuộc hệ thống châu thổ sông Tigris và Euphrates, nằm ở phía bắc vùng Lưỡi liềm Màu mỡ, ngày nay tương ứng với phần lớn Iraq, Kuwait, phía đông Syria, Đông Nam Thổ Nhĩ Kỳ và các vùng dọc biên giới Thổ Nhĩ Kỳ-Syria và biên giới Iran-Iraq.[2]
Người Sumer và Akkad (bao gồm cả người Assyria và Babylon) đã thống trị Lưỡng Hà kể từ khi lịch sử được ghi lại (k. 3100 TCN) cho đến khi Babylon bị Đế quốc Achaemenes Ba Tư thôn tính vào năm 539 TCN. Khu vực bị Alexander Đại đế chinh phục vào năm 332 TCN, và trở thành một phần của Đế chế Seleukos của Hy Lạp sau khi ông qua đời.
Khoảng năm 150 TCN, Lưỡng Hà nằm dưới sự kiểm soát của Đế quốc Parthia. Lưỡng Hà trở thành chiến trường giữa người La Mã và Parthia, với phần phía tây bị người La Mã chiếm đóng. Vào năm 226 CN, phía đông Lưỡng Hà rơi vào tay đế chế Sassan Ba Tư. Lưỡng Hà bị chia cắt giữa La Mã (Byzantine từ năm 395 CN) và Sassan cho đến các cuộc xâm lược Hồi giáo ở thế kỷ thứ 7. Một số quốc gia Lưỡng Hà bản địa mới chủ yếu là người Assyria và Kitô giáo tồn tại từ giữa thế kỷ 1 TCN đến thế kỷ thứ 3 CN, bao gồm Adiabene, Osroene và Hatra.
Lưỡng Hà là nơi đầu tiên xuất hiện Cách mạng đồ đá mới từ khoảng 10.000 năm TCN. Khu vực này được xem là đã "truyền cảm hứng cho một số bước phát triển quan trọng nhất trong lịch sử nhân loại, bao gồm việc phát minh ra bánh xe, trồng trọt những giống ngũ cốc đầu tiên, cùng với sự ra đời của chữ viết, toán học, thiên văn học, và nền nông nghiệp".[3]