Sự tan rã của Liên bang Xô viết hay Liên Xô tan rã là quá trình tan rã nội bộ của Liên bang Xô viết bắt đầu trong những năm đầu của thập niên 1980 với sự gia tăng tình trạng bất ổn trong các quốc gia cộng hòa thành viên và kết thúc vào ngày 26 tháng 12 năm 1991, khi nhà nước Liên Xô chính thức kết thúc sự tồn tại bởi ...
Sự tan rã của Liên bang Xô viết hay Liên Xô tan rã là quá trình tan rã nội bộ của Liên bang Xô viết bắt đầu trong những năm đầu của thập niên 1980 với sự gia tăng tình trạng bất ổn trong các quốc gia cộng hòa thành viên và kết thúc vào ngày 26 tháng 12 năm 1991, khi nhà nước Liên Xô chính thức kết thúc sự tồn tại bởi quyết định của Hội đồng tối cao Xô viết sau Hòa ước Belavezha. Tuyên bố số 142-H bởi Hội đồng tối cao Xô viết dẫn tới việc những nước cộng hòa thành viên hoàn toàn độc lập, đánh dấu sự tan rã của Liên Xô. Tuyên bố đã thừa nhận quyền độc lập của các quốc gia cộng hòa cựu Xô viết và tạo ra Cộng đồng các quốc gia độc lập. Tổng thống Liên Xô Mikhail Gorbachev, lãnh đạo thứ 8 và cuối cùng của Liên Xô đã từ chức và tuyên bố chức vụ của ông không còn được kế nhiệm nữa, sau đó bàn giao vali chứa Mật mã kích hoạt tên lửa hạt nhân chiến lược tới Tổng thống đầu tiên của Nga Boris Yeltsin. Vào lúc 7:32 tối ngày 25 tháng 12, quốc kỳ Liên Xô được hạ xuống từ nóc điện Kremlin và thay thế bởi quốc kỳ Nga, lá cờ được dùng từ đế quốc Nga trước cách mạng 1917.[1]
Trước đó, từ tháng 8 tới tháng 10, tất cả các nước cộng hòa, bao gồm bản thân Nga đã ly khai khỏi Liên Xô hoặc ít nhất là tuyên bố bãi ước Hiệp ước thành lập Liên bang Xô viết. Một tuần trước khi tan rã chính thức, 11 nước cộng hòa đã kí Nghị định thư Alma-Ata chính thức thành lập CIS và tuyên bố rằng Liên Xô đã chấm dứt sự tồn tại. Cách mạng 1989 và sự tan rã của Liên Xô cũng đánh dấu sự kết thúc của Chiến tranh Lạnh với phần thắng thuộc về các quốc gia phương Tây theo chủ nghĩa tư bản do Hoa Kỳ dẫn đầu.
Một số cựu quốc gia cộng hòa Xô viết vẫn giữ quan hệ gần gũi với Nga và đã thành lập những tổ chức đa phương như CIS, Cộng đồng kinh tế Á Âu, Liên bang quốc gia (Union State), Eurasian Customs Union và Eurasian Economic Union để nâng cao kinh tế và hợp tác an ninh. Còn những quốc gia cộng hòa Xô viết ở vùng Baltic đã gia nhập Liên minh châu Âu và NATO.
Sự tan rã của Liên bang Xô viết hay Liên Xô tan rã là quá trình tan rã nội bộ của Liên bang Xô viết bắt đầu trong những năm đầu của thập niên 1980 với sự gia tăng tình trạng bất ổn trong các quốc gia cộng hòa thành viên và kết thúc vào ngày 26 tháng 12 năm 1991, khi nhà nước Liên Xô chính thức kết thúc sự tồn tại bởi quyết định của Hội đồng tối cao Xô viết sau Hòa ước Belavezha. Tuyên bố số 142-H bởi Hội đồng tối cao Xô viết dẫn tới việc những nước cộng hòa thành viên hoàn toàn độc lập, đánh dấu sự tan rã của Liên Xô. Tuyên bố đã thừa nhận quyền độc lập của các quốc gia cộng hòa cựu Xô viết và tạo ra Cộng đồng các quốc gia độc lập. Tổng thống Liên Xô Mikhail Gorbachev, lãnh đạo thứ 8 và cuối cùng của Liên Xô đã từ chức và tuyên bố chức vụ của ông không còn được kế nhiệm nữa, sau đó bàn giao vali chứa Mật mã kích hoạt tên lửa hạt nhân chiến lược tới Tổng thống đầu tiên của Nga Boris Yeltsin. Vào lúc 7:32 tối ngày 25 tháng 12, quốc kỳ Liên Xô được hạ xuống từ nóc điện Kremlin và thay thế bởi quốc kỳ Nga, lá cờ được dùng từ đế quốc Nga trước cách mạng 1917.[1]
Trước đó, từ tháng 8 tới tháng 10, tất cả các nước cộng hòa, bao gồm bản thân Nga đã ly khai khỏi Liên Xô hoặc ít nhất là tuyên bố bãi ước Hiệp ước thành lập Liên bang Xô viết. Một tuần trước khi tan rã chính thức, 11 nước cộng hòa đã kí Nghị định thư Alma-Ata chính thức thành lập CIS và tuyên bố rằng Liên Xô đã chấm dứt sự tồn tại. Cách mạng 1989 và sự tan rã của Liên Xô cũng đánh dấu sự kết thúc của Chiến tranh Lạnh với phần thắng thuộc về các quốc gia phương Tây theo chủ nghĩa tư bản do Hoa Kỳ dẫn đầu.
Một số cựu quốc gia cộng hòa Xô viết vẫn giữ quan hệ gần gũi với Nga và đã thành lập những tổ chức đa phương như CIS, Cộng đồng kinh tế Á Âu, Liên bang quốc gia (Union State), Eurasian Customs Union và Eurasian Economic Union để nâng cao kinh tế và hợp tác an ninh. Còn những quốc gia cộng hòa Xô viết ở vùng Baltic đã gia nhập Liên minh châu Âu và NATO.