Nguyen The Duy

tai sao dom dom lai phat sang

tôn nữ mai phương
9 tháng 1 2018 lúc 19:59

Ánh sáng của đom đóm được phát ra từ một vài đốt cuối bụng. Ban ngày, các đốt này chỉ có màu trắng xám, về đêm mới phát ra ánh sáng huyền ảo qua lớp da trong suốt. Bên trong lớp da bụng là dãy các tế bào phát quang, trong cùng là lớp tế bào phản quang, có chức năng như mặt gương giúp phản chiếu ánh sáng ra ngoài. 
Các tế bào phát quang có chứa hai loại chất là luciferin và luciferase. Khi tách rời nhau, chúng chỉ là những hoá chất bình thường, không có khả năng phát sáng. Nhưng khi ở cạnh nhau, men luciferase sẽ xúc tác, thúc đẩy quá trình oxy hoá luciferin (quá trình dùng ôxy đốt cháy luciferin). Quá trình oxy hoá này tạo ra quang năng. 
FMNH 2 + O 2 + RCHO → FMN + RCOOH + H 2 O + ánh sáng

TK MIK NHA

rồng trắng mắt xanh
9 tháng 1 2018 lúc 19:58

ì ở dduoi cómột chất rất nóng tạo nồng đọ cao và cao đến mức phát sáng lên

rồng trắng mắt xanh
9 tháng 1 2018 lúc 19:59

vì ở dduoi nóng nhè cho minh 13 k nhanh

Nguyễn Thị Hải Yến
9 tháng 1 2018 lúc 20:00

 Vào những ngày đầu mùa hạ chúng ta dạo bước đi trên những con đường dẫn tới cánh đồng lúa bát ngát lúc trời tối, chúng ta thường hay bắt gặp và được chiêm ngưỡng những cảnh đẹp lung linh huyền ảo như bước vào xứ sở thần tiên đó là hình ảnh những tập đoàn đom đóm phát ra những ánh sáng nhấp nháy, lung linh, phản chiếu rợp cả dòng sông. Cảnh tượng thật là đẹp làm sao!

 Trong lịch sử trạng nguyên nước Việt Nam ta, có vị "trạng non" Nguyễn Hiền là vị trạng nguyên trẻ tuổi nhất lịch sử, đến 11 tuổi ông đã đọc hết pho sách của nhà chùa, 13 tuổi ông đỗ trạng nguyên. Lúc nhỏ do nhà nghèo không có tiền mua dầu, khi đêm đến, chú tiểu Nguyễn Hiền đã bắt đom đóm, bỏ vào vỏ trứng làm đèn, nấu sử sôi kinh. Ánh sáng đom đóm thật là kỳ diệu làm sao!     

 Vậy vì sao mà đom đóm lại có thể phát ra được ánh sáng đẹp như vậy mà chúng ta lại không thể? Nếu chúng ta nghiên cứu và tìm hiểu được hiện tượng thú vị này, thì có lẽ loài người sẽ có trong tay câu trả lời cho bí mật mà thiên nhiên cố tình không trao cho chúng ta, mà lại đưa cho loài đom đóm may măn kia! Với kiến thức vật lý và hóa học chúng ta cùng nhau đi tìm câu trả lời cho bí mật này nhé !

 Theo Wikipedia Đom đóm hay bọ phát sáng là những loài côn trùng cánh cứng nhỏ được gọi chung là họ Đom đóm (Lampyridae) có khả năng phát quang. Đom đóm là động vật tiêu biểu cho vùng ôn đới mặc dù phần lớn các loài sống ở vùng nhiệt và cận nhiệt đới (khoảng 2000 loài). Chúng là những sinh vật có tập tính hoạt động về ban đêm, con đực thường có cánh và bay vào những đêm đầu mùa hạ. Nhiều loài, con cái không có cánh. Con đực, con cái và ấu trùng phát ra ánh sáng lạnh và thường có màu đỏ cam hay vàng xanh (bước sóng 510 - 670 nm); một số loài thậm chí trứng cũng phát quang. Người ta cho rằng, ánh sáng giữ vai trò quan trọng trong tập tính sinh sản của chúng với mục đích hấp dẫn con khác giới. Tuy nhiên, ở ấu trùng thì sự phát sáng nhằm mục đích cảnh báo các động vật ăn thịt là chủ yếu, do ấu trùng đom đóm chứa các hóa chất có mùi vị khó chịu và có thể là độc đối với các động vật ăn thịt khác.

Ta nhận thấy rằng khi di nát trên đất một con đom đóm phát sáng, bạn sẽ thấy để lại trên mặt đất là một vệt dài, vẫn tiếp tục nhấp nháy, sau đó mới mờ dần rồi mất hẳn. Như vậy, ánh sáng do đom đóm phát ra là sản phẩm của một quá trình hoá học, chứ không phải là quá trình sinh học. Bởi vì, sau khi côn trùng đãchếtmà ánh sáng vẫn còn, thì rõ ràng con vật chỉ làm nhiệm vụ liên tục sinh ra loại chất phát sáng mà thôi.

  Đom đóm có hai nhóm là đom đóm bay và đom đóm bò dưới đất. Cả hai nhóm này đều có thể phát ra cùng một thứ ánh sáng lạnh đặc biệt, không toả nhiệt như ánh sáng nhân tạo. Đó là vì trong quá trình phát sáng, hầu như toàn bộ năng lượng được sinh vật chuyển thành quang năng, chứ không tiêu hao thành nhiệt như ở những nguồn sáng nhân tạo khác.

 Ánh sáng của đom đóm được phát ra từ một vài đốt cuối bụng. Ban ngày, các đốt này chỉ có màu trắng xám, về đêm mới phát ra ánh sáng huyền ảo qua lớp da trong suốt. Bên trong lớp da bụng là dãy các tế bào phát quang, trong cùng là lớp tế bào phản quang, có chức năng như mặt gương giúp phản chiếu ánh sáng ra ngoài.

 Các tế bào phát quang có chứa hai loại chất là luciferin và luciferase. Khi tách rời nhau, chúng chỉ là những hoá chất bình thường, không có khả năng phát sáng. Nhưng khi ở cạnh nhau, men luciferase sẽ xúc tác, thúc đẩy quá trình oxy hoá luciferin (quá trình dùng ôxy đốt cháy luciferin). Quá trình oxy hoá này tạo ra quang năng.

FMNH 2 + O 2 + RCHO → FMN + RCOOH + H 2 O + ánh sáng

 Đom đóm chỉ có thể phát sáng lập loè mà không liên tục, bởi vì chúng tự khống chế việc cung cấp ôxy, sao cho phản ứng phát sáng thực hiện được lâu dài.

 Thông thường, đom đóm trưởng thành chọn các vùng đất ẩm ướt, rồi đẻ trứng lên mình các loại ốc và giun đất bằng cách tiêm lên con mồi dung dịch thủy phân. Ấu trùng nở từ trứng sẽ sử dụng trên dinh dưỡng trực tiếp từ các cơ thể con mồi sống. Ấu trùng hóa nhộng sau khoảng 1 - 2 năm. Cả ấu trùng và con cái không cánh đều được gọi là giun phát sáng (glowworms). Loài giun phát sáng phổ biến ở châu Âu là Lampyris noctiluca. Những loài này được coi là có lợi vì chúng tiêu diệt những tác nhân phá hoại mùa màng như ốc. Trong bộ cánh cứng, ngoài đom đóm còn có nhiều loài côn trùng có khả năng phát sáng khác.

nguyễn diễm kiều
9 tháng 1 2018 lúc 20:00

bên trong lớp da bụng là dãy các tế bào phát quang,trong cùng là lớp tế bào phản quang,co chức năng như mặt gương giúp phản chiếu ánh sáng ra ngoài

nguyen nhu thang
9 tháng 1 2018 lúc 20:01

ánh sáng của đom đóm phát ra từ một vài đốt cuối bụng , ban ngày các đóm này chỉ có màu xám , về đêm mới phát ra ánh sáng huyền ảo qua lớp da trong suốt . Bên trong da bụng là dãy các tế bào phát quang , trong cùng là lớp tế bào phản quang , có chức năng như mặt gương giúp phản chiếu ánh sáng ra ngoài

Nguyễn Thị Hải Yến
9 tháng 1 2018 lúc 20:01

Giới khoa học từ lâu đã biết đom đóm phát sáng khi hợp chất luciferin trong cơ thể bị phá vỡ và phản ứng này cần oxy. Tuy nhiên các nhà khoa học vẫn chưa hiểu rõ phương thức chúng cung cấp oxy cho các tế bào phát quang.

Bộ phận đom đóm phát sáng gọi là "đèn lồng", nằm ở bụng con côn trùng. "Đèn lồng" giống một chuỗi ống thông nhau nối liền với những ống nhỏ hơn, tương tự cành cây phát triển thành vô số nhánh con. Ống này cung cấp oxy cho các tế bào trong "đèn lồng", nơi chứa enzyme luciferase và có thể phát ra ánh sáng. 

Science World Report dẫn phát hiện đăng trên tạp chíPhysical Review Letters cho hay, các nhà khoa học sử dụng kỹ thuật hình ảnh mới (chụp vi cắt lớp tương phản và kính hiển vi tia X), khám phá toàn bộ cấu trúc của "đèn lồng", qua đó đánh giá định lượng về quá trình phân phối oxy.

Hình ảnh thu được cho thấy, đom đóm làm lệch hướng oxy dùng cho các chức năng khác của tế bào, lôi kéo khí oxy vào phản ứng phá vỡ luciferin. Trong thời gian này, mức tiêu thụ oxy trong tế bào giảm xuống, quá trình sản xuất năng lượng chậm lại.

Phát hiện này không chỉ hé lộ nhiều điều về đom đóm, mà còn cho thấy cách các kỹ thuật đang thay đổi cách con người nhìn nhận thế giới. Nhiều khả năng những kỹ thuật hình ảnh mới sẽ được dùng cho các nghiên cứu khác trong tương lai. 

pham_duc_lam
9 tháng 1 2018 lúc 20:02

tớ giống rồng trắng mắt xanh

phuong thao
9 tháng 1 2018 lúc 20:02

vì ánh sáng của đom đóm đc phát ra từ vài đốt ở cuối bụng . Bn ngày , các đốt này chỉ có màu trắng xám , về đêm mới phát ra ánh sáng huyền ảo qua lớp da trong suốt . Bên trong lớp da bụng là dãy các tế bào phát quang , trong cùng là lớp tế bào phản quang , có chức năng như mặt gương giúp phản chiếu ánh sáng ra ngoài.

hok tốt nha

Nguyễn Thế Duy
14 tháng 2 2018 lúc 9:18

njknmolk


Các câu hỏi tương tự
mimi
Xem chi tiết
trần thị hằng
Xem chi tiết
๖ۣۜN.๖ۣۜÝ
Xem chi tiết
Nguyễn Đức Anh(team sinh...
Xem chi tiết
nguyen thuy linh
Xem chi tiết
nguyen trong
Xem chi tiết
phuong phamthi
Xem chi tiết
Mac Duy Thang
Xem chi tiết
Hoàng Viết Gia Bảo
Xem chi tiết