Tham khảo:
Trong thực tiễn cho thấy, chủ thể thực hiện việc tố cáo rất đa dạng, nhưng chủ thể là cơ quan, tổ chức tuy có nhưng rất ít, nội dung tố cáo này thường thiên về phản ánh, kiến nghị. Việc xác định tố cáo có thực sự thể hiện ý chí của pháp nhân hay chỉ là nhóm cá nhân mượn danh nghĩa cơ quan, tổ chức cũng là công việc phức tạp, mất nhiều thời gian, khó quy trách nhiệm cá nhân (nhất là khi xác định trách nhiệm của người tố cáo trong trường hợp cố tình tố cáo sai, tố cáo trái pháp luật)…. , về loại hình cơ quan, tổ chức cũng đa dạng, do đó việc quy định phương thức, thủ tục, trình tự tố cáo và giải quyết tố cáo chung cho mọi loại cơ quan, tổ chức là hết sức khó khăn.
Vì :
Để tạo cơ sở pháp lí cho công dân bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp khi bị xâm phạm; công dân giám sát các hoạt động của cơ quan và cán bộ công chức Nhà nước, ngăn chặn và đấu tranh phòng, chống tội phạm.
Tố cáo là lĩnh vực phức tạp, được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm, đồng thời xác định giải quyết tố cáo là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của các cơ quan nhà nước và là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị; nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác giải quyết tố cáo là nội dung quan trọng trong việc đổi mới tổ chức bộ máy nhà nước và cải cách hành chính nhà nước.
Trong thực tiễn cho thấy, chủ thể thực hiện việc tố cáo rất đa dạng, nhưng chủ thể là cơ quan, tổ chức tuy có nhưng rất ít, nội dung tố cáo này thường thiên về phản ánh, kiến nghị. Việc xác định tố cáo có thực sự thể hiện ý chí của pháp nhân hay chỉ là nhóm cá nhân mượn danh nghĩa cơ quan, tổ chức cũng là công việc phức tạp, mất nhiều thời gian, khó quy trách nhiệm cá nhân (nhất là khi xác định trách nhiệm của người tố cáo trong trường hợp cố tình tố cáo sai, tố cáo trái pháp luật)…. , về loại hình cơ quan, tổ chức cũng đa dạng, do đó việc quy định phương thức, thủ tục, trình tự tố cáo và giải quyết tố cáo chung cho mọi loại cơ quan, tổ chức là hết sức khó khăn.
Việc thực hiện quyền tố cáo của một chủ thể sẽ làm phát sinh những hậu quả pháp lý và trách nhiệm gắn với cá nhân (nghĩa vụ phải đi đôi với quyền hạn). Nên quy định công dân (cá nhân) có quyền tố cáo là phù hợp với Hiến pháp và chính sách hình sự của nước ta - cá thế hoá trách nhiệm hình sự. Người tố cáo phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi tố cáo của mình, nếu tố cáo sai sự thật thì phải bị xử lý về hành chính hoặc hình sự tùy theo tính chất và mức độ vi phạm.
Vì vậy, nếu quy định cơ quan, tổ chức có quyền tố cáo thì có thể làm phát sinh những vấn đề phức tạp, chưa lường hết được những tác động liên quan đến cách thức để các chủ thể này thực hiện quyền tố cáo. Do vậy, Luật tố cáo quy định chỉ công dân có quyền tố cáo.
Điểm a Khoản 2 Điều 9, Khoản 2, Khoản 3 Điều 19 Luật tố cáo quy định: người tố cáo có nghĩa vụ nên rõ họ, tên, địa chỉ của mình, trường hợp nếu tố cáo trực tiếp thì người tiếp nhận ghi lại việc tố cáo bằng văn bản và yêu cầu người tố cáo ký tên hoặc điểm chỉ xác nhận vào văn bản. Quy định này nhằm mục đích nâng cao ý thức trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện quyền tố cáo. Bên cạnh những trường hợp tố cáo mang tính xây dựng, tích cực thì cũng có không ít người lợi dụng quyền tố cáo để tố cáo sai sự thật, tố cáo tràn lan, không có căn cứ, gây phức tạp, mất đoàn kết nội bộ, làm tốn kém cả thời gian và công sức cho các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm trong việc xem xét, giải quyết. Bên cạnh đó, Điều 20 Luật tố cáo cũng đã quy định nếu tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết thì phải kiểm tra, xác minh họ, tên, địa chỉ của người tố cáo và quyết dịnh việc thụ lý hay không thụ lý giải quyết tố cáo. Như vậy, từ quy định về nghĩa vụ của người tố cáo tại Điều 9 Luật tố cáo, hình thức tố cáo tại Điều 19 Luật tố cáo, tiếp nhận và xử lý thông tin tố cáo tại Điều 20 Luật tố cáo thì chỉ những tố cáo rõ họ, tên, địa chỉ của người tố cáo mới được cơ quan, người có thẩm quyền xem xét, giải quyết.